Phát hiện mới: Một muỗng giấm táo mỗi ngày cải thiện đường huyết, cholesterol và cân nặng
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học BMJ Nutrition đã phát hiện giấm táo có tác dụng cải thiện mức đường huyết, cholesterol, chất béo trung tính và giảm cân.
Nghiên cứu bao gồm 120 thanh thiếu niên và thanh niên bị béo phì hoặc thừa cân. Hầu hết không có thói quen tập thể dục.
Những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên uống giấm táo theo các liều lượng 5, 10, 15 ml hoặc axit lactic làm đối chứng – bằng cách pha trong 1 ly nước (240 ml) uống mỗi ngày trong 12 tuần, vào buổi sáng lúc bụng đói.
Những người tham gia được yêu cầu ghi lại những gì họ ăn và hoạt động thể chất của mình.
Họ được đo chiều cao, cân nặng, vòng eo và lượng mỡ trong cơ thể vào lúc bắt đầu nghiên cứu và sau 4, 8, 12 tuần.
Giấm táo có tác dụng cải thiện mức đường huyết. Ảnh Pexels
Họ cũng được thu thập mẫu máu để đo mức đường huyết, cholesterol và chất béo trung tính.
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người uống 1 muỗng canh giấm táo pha với nước mỗi ngày đã cải thiện mức đường huyết, chất béo trung tính và cholesterol trong máu.
Mức đường huyết của họ đã giảm ở tuần 4, 8 và 12 sau khi uống, còn cholesterol và chất béo trung tính đã giảm ở tuần 8 và 12. Đặc biệt, liều 15 ml giấm táo (1 muỗng canh) trong 12 tuần là hiệu quả nhất để giảm các chỉ số trên, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Đồng thời, họ cũng giảm cân, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo ở tuần 4, 8 và 12 sau khi uống.
Hiệu quả giảm cân cũng đạt được lớn nhất ở mức 10 – 15 ml giấm táo mỗi ngày, với mức giảm gần 7 kg trong 12 tuần.
Video đang HOT
Ngược lại, nhóm dùng giả dược chỉ giảm chưa đến 0,5 kg trong 12 tuần và không cải thiện nhiều về các chỉ số mỡ máu và đường huyết.
Không ai gặp tác dụng phụ tiêu cực nào khi uống giấm táo.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của nhóm dùng giấm táo và nhóm đối chứng không khác nhau. Điều này cho thấy những thay đổi về số đo cơ thể và thông số máu là do tiêu thụ giấm táo.
Giấm táo, được làm từ nước táo lên men, chứa axit axetic và các hợp chất polyphenol có thể có lợi cho sức khỏe.
Các tác giả nghiên cứu cho biết uống giấm táo trước bữa ăn cũng có thể có tác động tích cực đến độ nhạy insulin.
Uống 15 ml giấm táo (1 muỗng canh) trong 12 tuần có thể giúp cải thiện mức đường huyết, chất béo trung tính và cholesterol trong máu. Ảnh Pexels
Cách an toàn để sử dụng giấm táo
Tuyệt đối không được uống giấm táo nguyên chất. Cần phải pha loãng 1 muỗng canh giấm táo trong 1 ly nước (240 ml) trước khi uống.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo không nên uống giấm táo nếu đang dùng thuốc tim hoặc thận.
Người bệnh thận mạn tính có thể gặp khó khăn trong việc xử lý lượng axit dư thừa khi sử dụng giấm táo.
Uống nhiều giấm táo cũng có thể tương tác với các loại thuốc như digoxin, insulin, thuốc trị tiểu đường và thuốc lợi tiểu, theo Healthline.
Những người bị dị ứng với táo hoặc pectin – chất xơ trong táo, cũng không nên dùng giấm táo.
Nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào sau khi dùng giấm táo.
Những thói quen buổi tối giúp tăng cường sức khỏe
Ăn tối sớm và thanh đạm là một cách chăm sóc sức khỏe, giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết.
Thực phẩm trong bữa tối ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những người có cholesterol cao, bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường hoặc huyết áp cao, theo tờ Hindustan Times.
Bà Karthiyayini Mahadevan, bác sĩ và là chuyên gia y học tổng quát ở Ấn Độ, cho biết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể là ăn uống sai thời điểm.
Thực phẩm trong bữa tối ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ảnh Pexels
Gan là bộ phận trao đổi chất chủ yếu trong hệ thống sinh lý của con người. Nó hoạt động chặt chẽ với đồng hồ sinh học, giúp hình thành glucose hoặc dự trữ glycogen.
Gan hoạt động theo hai chu kỳ: Phân hủy các chất để tạo glucose và xây dựng các chất đã tiêu hóa thành kho dự trữ glycogen.
Ăn đúng giờ hỗ trợ gan hoạt động tối ưu. Cụ thể, ăn bữa tối sớm còn giúp cơ thể cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường chức năng giải độc của gan, cải thiện nhu động ruột và tạo điều kiện cho hệ vi sinh đường ruột phát triển.
Ăn trước 19 giờ tối
Cả kiến thức dân gian và khoa học hiện đại đều đồng ý rằng ăn tối sớm có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho hệ tiêu hóa và trao đổi chất. Nhờ đó, cơ thể không phải làm việc quá sức trong khi ngủ và có thời gian thư giãn, phục hồi.
Không tiêu thụ đồ chiên rán và nhiều dầu mỡ
Chất béo không được tiêu hóa tốt trong bữa tối do gan đang trong giai đoạn đồng hóa (xây dựng glycogen), sản xuất mật ít hơn.
Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Uống đủ nước
Uống nước ấm hoặc nước súp trong bữa tối giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kết hợp nước súp với rau xanh giàu chất xơ còn giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hạn chế tiêu thụ protein động vật
Quá trình tiêu hóa đạm động vật đòi hỏi nhiều năng lượng và sự hỗ trợ của gan. Tuy nhiên, vào buổi tối, gan đang trong giai đoạn xây dựng glycogen, do đó khả năng hỗ trợ tiêu hóa đạm bị hạn chế.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng đạm chưa được tiêu hóa hoàn toàn tích tụ trong đường ruột, ảnh hưởng đến hệ vi sinh có lợi.
Thư giãn
Một bữa tối nhẹ nhàng và giàu dinh dưỡng cũng là một cách thư giãn sau cả ngày làm việc bận rộn.
Ăn uống chánh niệm, đúng thời điểm, đúng lượng và chất lượng sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh lâu dài.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến việc sinh con? Tiểu đường loại 2 là bệnh mạn tính, có thể tác động lớn đến nhiều cơ quan trọng yếu của cơ thể. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc, bất kể giới tính. Đới với người bị bệnh tiểu đường loại 2, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và nồng độ cholesterol...