Phấn ong có nhiều công dụng
Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy phấn ong có tác dụng cải thiện làn da, tăng cường khả năng thụ thai, trợ giúp hệ tim mạch.
Các nhà khoa học giải thích rằng vì phấn ong được tạo ra để nuôi ong con nên chứa đựng nhiều thành phần dinh dưỡng và có đôi chút khác biệt tùy theo ong lấy phấn từ loại cây nào.
Theo chuyên gia về ong người Mỹ Royden Brown, phấn ong chứa hầu hết các loại axít amin chủ yếu, 28 khoáng chất, 12 loại vitamin, 11 enzyme và coenzyme, 14 axít béo có lợi. Trong số này có nhiều chất chống ôxy hóa, chứa những thành phần giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và kháng ung thư.
Phấn ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe
Video đang HOT
Trang tin Natural Health News dẫn nghiên cứu của BS da liễu Thụy Điển Lars-Erik Essen cho thấy phấn ong có thể trị chứng da khô, ngăn ngừa lão hóa tế bào da và kích thích tái tạo mô da mới. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại ĐH Damanhour – Ai Cập được công bố trên tờ The Journal of animal Physiology and Animal Nutrition cho thấy phấn ong giúp cải thiện chất lượng tinh trùng ở thỏ đực.
Ngoài ra, phân tích quang phổ cho thấy phấn ong chứa nhiều rutin – một dạng flavonoid sinh học giúp lưu thông máu tốt hơn; ổn định mức độ cholesterol trong máu và ngăn máu vón cục.
Theo TNO
Công dụng của đậu săng
Đậu săng thường mọc hoang, hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Loài cây này giúp những người ở vùng thôn quê chữa một số bệnh.
Cây đậu săng - Ảnh: T.X.Chi
Đậu săng còn gọi là đậu cọc rào, cây cao từ 1 - 3 m, lá kép mọc so le, cành có những đường nổi dọc. Hoa màu hơi vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài đầu nhọn, hơi có lông. Mùa hoa quả có từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Đậu săng thường mọc hoang dại hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà ở thôn quê, hay mọc ở ven triền núi. Loại cây này chịu đất xốp ẩm.
Theo đông y, đậu săng có vị đắng, tính mát, thông hô hấp, giúp tiêu hóa, lưu thông máu, chữa cảm mạo, ban sởi cho trẻ em, giải độc... Bộ phận dùng làm thuốc thường là rễ, lá, hạt và thân cây. Hạt cũng dùng như rễ, nhưng còn có tác dụng chữa ho, cảm, đau mỏi, nhức xương khớp, giảm phù ứ nước chưa rõ nguyên nhân.
Một số bài thuốc đậu săng kết hợp với các vị thuốc đông y khác dùng trong chữa bệnh như sau:
- Chữa ho, cảm sốt, mụn nhọt và sởi trẻ em, ta dùng rễ đậu săng 15 gr, cùng sài đất, kim ngân hoa (mỗi thứ 10 gr), đem nấu lấy nước uống.
- Chữa ban sởi có kèm theo rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy thì dùng lá đậu săng 100 gr, lá bạc hà 100 gr, hoa kinh giới 100 gr, trần bì lâu năm 100 gr, củ sả 100 gr, củ bồ bồ 100 gr, hương phụ sao 100 gr, lức cây 100 gr, hậu phác sao 100 gr. Tất cả các vị thuốc trộn chung tán thành bột thật nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng nhỏ (với trẻ em thì uống nửa liều), mỗi ngày uống 2-3 lần.
- Chữa ho, sốt cảm, vòm họng viêm đau, ta dùng hạt đậu săng sao vàng sắc nước uống. Hoặc dùng cách khác: rễ đậu săng tán bột, và bột rễ xạ can, thêm một ít phèn chua hòa nước sôi để nguội cho vào miệng ngậm, rà sát vùng họng (tuyệt đối không được nuốt).
- Để giải nhiệt, ta dùng lá đậu săng sao vàng sắc nước uống. Lá đậu săng còn dùng nấu nước tắm khi bị ghẻ ngứa và bệnh viêm da gây ngứa. Đậu săng được người dân ở vùng nông thôn trồng, bảo quản rất tốt và được xem như một cây thuốc rất quý trong gia đình, nhất là đối với những trẻ em nghèo.
Theo VNE
Công dụng tuyệt vời của củ sả Mùa đông, vợ tôi thường vào bếp với rất nhiều món liên quan đến củ sả. Mong chuyên mục cho biết ăn nhiều sả có tác dụng (hay hại) gì không? Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu...