Giá đỗ có tác dụng giải độc đa năng
Nhiều người quá lo lắng độc chất có trong giá đỗ nên đã tẩy chay luôn món ăn này.
Thông tin về lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện, bắt giữ 80.000 tuýp thuốc kích thích không rõ nguồn gốc có thể khiến giá đỗ lớn thêm từ 1-2cm chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ lại dấy lên nỗi lo về thị trường giá đỗ. Tẩy chay hay vẫn ăn? Tự làm hoặc mua thì cần lựa chọn giá như thế nào?
Độc chất trong giá đỗ là gì?
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), các loại hóa chất kích thích giá đỗ tăng trưởng nhanh thường bao gồm các chất p-chlorophenoxyacetic axit và 6-benzylaminopurine được hòa tan trong dung dịch Na2CO3. Hai hợp chất này đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và cũng không có trong danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng được phép sử dụng do Bộ NN&PTNT quy định.
Vitamin C trong giá đỗ xanh là chất chống ôxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng. (Ảnh minh họa).
Cùng với Hà Nội, Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, TPHCM cũng đã lấy mẫu phân tích, rà soát, hóa chất dùng để sản xuất giá đỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc do Công ty TNHH Phú Dung, ở Giang Tô sản xuất. Theo đó, các chất phát hiện gồm hoạt chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28. Công dụng của các loại hoạt chất trên là giúp giá đỗ chóng nảy mầm. Tuy nhiên, đây là những hoạt chất chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm và chưa được phép sử dụng ở Việt Nam.
Vì sao không nên tẩy chay?
Nhiều người quá lo lắng độc chất có trong giá đỗ nên đã tẩy chay luôn món ăn này. Tuy nhiên, giá đỗ (làm từ các loại đỗ) là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, giá đỗ xanh có tác dụng giải độc đa năng, kể cả thạch tín là một khoáng vật rất độc. Đỗ tương sau khi ngâm thành giá đỗ không những giữ nguyên được toàn bộ giá trị dinh dưỡng vốn có mà còn làm tăng thêm lượng vitamin C và amino axit, có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn bệnh tim mạch. Giá đỗ tương có những enzym có thể kháng lại carcinogens (các tác nhân gây ung thư). Nếu bổ sung giá đỗ tương trong khẩu phần ăn hằng ngày còn có tác dụng phòng chống hiệu quả bệnh ung thư trực tràng và một số bệnh ung thư khác do trong thành phần của giá đỗ tương có chứa lục diệp tố. Giá đỗ tương là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol trong máu cao…
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, trong quá trình nảy mầm hạt đỗ xanh, hàm lượng vitamin E tăng cao, protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin K, beta caroten, vitamin C, các vitamin nhóm B cũng tăng theo, gia tăng sự tổng hợp enzym SOD là chất chống ôxy hóa mạnh nhất hiện nay. Ngoài ra, giá đỗ xanh tốt với nam giới. Vitamin C trong giá đỗ xanh là chất chống ôxy hóa giúp tinh trùng không bị vón cục, dính kết, vì vậy làm tăng cơ hội thụ thai.
Cách chọn giá đỗ sạch
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, một mẻ giá đỗ làm theo đúng quy trình sẽ mất từ 4-5 ngày còn giá ngậm thuốc kích thích chỉ mất từ 1-2 ngày. Vì vậy, giá ngậm thuốc có rất ít rễ. Bạn chỉ cần nhìn vào rễ của giá là có thể phân biệt được giá sạch hay không. Cụ thể:
- Giá ngậm thuốc có thân dài, ít rễ hoặc không có rễ, màu trắng bắt mắt.
- Giá sạch có rất nhiều rễ, thân cong queo.
Ngoài ra, bạn không nên chọn những cọng giá dài vì càng dài, lượng protein và các khoáng chất càng ít. Lượng vitamin trong giá đạt cao nhất khi bắt đầu nảy mầm. Nếu cọng giá dài 10cm thì chất dinh dưỡng bị tổn thất đến 20%, trong đó có 74% lượng vitamin C bị mất. Vì vậy, bạn nên chọn cọng giá có độ dài khoảng 2-3cm.
Bạn có thể tự làm giá đỗ xanh bằng cách:
– Đỗ xanh: 300g (sẽ cho khoảng 3kg giá đỗ thành phẩm).
- Nồi đất (hoặc chõ đồ xôi bằng nhôm); Lá tre (hoặc vải màn), que gài.
Cách làm:
- Ngâm đỗ xanh trong nước chừng 2-3 giờ. Sau đó rửa sạch, cho đỗ xanh vào nồi đất, phủ lá tre hoặc vải lên trên, lấy que gài như đan phên trên miệng nồi sau đó úp nồi xuống đất, kênh một miệng nồi lên cho thoáng. Nên để nồi ủ giá ở nơi thoáng mát.
- Ngày đầu tiên ủ không cần phải ngậm nước. Những ngày sau, mỗi ngày cho nước vào nồi ủ giá 3 lần, mỗi lần từ 15-20 phút, sau đó lại úp nồi ủ giá xuống cho ráo nước, nhớ kênh miệng nồi để giá khỏi bị ủng.
- Cuối ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5 là bạn có thể dỡ giá.
Theo VNE
Tác dụng chữa bệnh của cam thảo dây
Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm thảo, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.
Ảnh minh họa.
Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận sử dụng thường là dây, mang lá, rễ. Dây, rễ, lá cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ...có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, chất độc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Hạt cam thảo dây chứa chất albumin độc (toxalbumin) khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể sẽ gây giãn hồng cầu dễ dàng, gây hại giác mạc một cách vĩnh viễn. Vì thế, hạt cam thảo dây chỉ được dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt bằng cách nghiền nát hạt để đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây, bạn nên dùng từ 50-60g cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Đông y thường dùng dây và lá cam thảo dây để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị.... Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để trị đánh trống ngực.
Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 - 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.
Bài thuốc
Chữa ho: Lá cam thảo dây 8 - 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.
Loét dạ dày: dùng cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
Huyết áp thấp: Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Lưy ý: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo.
Theo VNE
15 tác dụng bất ngờ của vỏ quýt Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần. 1. Trị say xe Trong vỏ quýt có...