Nỗi ám ảnh bệnh trĩ khi về già
Đau khổ như những ai bị bệnh trĩ, câu nói này nói lên nỗi khổ của người bị bệnh trĩ hành hạ với “đau, ngứa rát, chảy máu, sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn”. Nỗi ám ảnh này càng dày vò người bệnh nhiều khi mùa hè nóng nực đến gần.
Nỗi niềm mang tên “Bệnh trĩ”
Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Như vậy trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.
Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ là:
- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Video đang HOT
Mắc trĩ cảm giác sẽ khó chịu như ngồi trên xương sống
Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Nỗi thống khổ của bệnh nhân trĩ khi hè về
Nói đến mùa hè là nóng bức, ra mồ hôi, cơ thể mệt mỏi. Với những bệnh nhân trĩ, cái nóng sẽ làm tăng giãn mạch, đau rát khó chịu nhiều hơn khi ra mồ hôi, nhất là khi đã bị sa búi trĩ. Khi đó, búi trĩ có nguy cơ sưng to hơn và đau hơn. Với bệnh trĩ nặng kèm rỉ nước, mùa hè sẽ gây mùi hôi nhiều hơn và dễ gây viêm nhiễm búi trĩ.
Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Mùa hè được đặc trưng bởi khí hậu oi bức, ngột ngạt. Sau một ngày làm việc, cơ thể mệt mỏi sinh ra chứng chán ăn, ăn uống qua loa, thất thường không đủ bữa. Điều này hay gặp ở phụ nữ và thường dẫn đến rối loạn đại tiện, táo bón rồi đến trĩ.
Còn cánh mày râu, sau ca làm việc thường rủ nhau đi làm 1 chầu bia “cho mát”, đi nhậu thường ăn các thức ăn cay nóng và thịt nhiều hơn rau. Do vậy tình huống hay gặp là: sau một bữa linh đình, về nhà các quý ông bị táo bón, đôi khi đi đại tiểu ra máu. Đó là triệu chứng đầu tiên của trĩ. Những người làm việc văn phòng, vốn dĩ cơ thể đã ít vận động. Khi thời tiết nắng nóng, ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ, tâm lý rất ngại ra ngoài khiến bệnh trĩ càng có cơ hội ghé thăm. Tóm lại mùa hè nguy cơ mắc trĩ hoặc tái phát bệnh là rất cao nên mọi người không nên lơ là với nó.
Giải cứu nỗi ám ảnh bệnh trĩ mùa hè
Để thoát khỏi bệnh trĩ mùa hè, cần chọn cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý tăng cường vận động, tránh táo bón như ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,…), thể thao đều đặn hàng ngày.
Áp dụng chế độ sinh hoạt như vậy, với những bệnh nhân đang có biểu hiện của bệnh trĩ nên chọn cho mình cách điều trị thích hợp và có thể lựa chọn thảo dược An Trĩ Vương như là trợ thủ đắc lực, giúp giải cứu nỗi ám ảnh của bệnh trĩ trong mùa hè này.
An Trĩ Vương được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như cao Diếp cá, Đương quy, Hoa hòe (rutin), Nghệ (Curcumin), an toàn cho người sử dụng, kể cả phụ nữ có thai và cho con bú, có thể dùng để hỗ trợ chữa bệnh trĩ mà không nhất thiết phải phẫu thuật. Đồng thời, dùng sau phẫu thuật để giúp nhanh hồi phục và dự phòng tái phát bệnh trĩ hoặc phòng bệnh khi có nguy cơ như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp,…
Sử dụng An Trĩ Vương để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Trĩ nội độ 1, 2: Uống An Trĩ Vương với liều 9v/ngày từ 2-4 tuần, sau đó giảm dần liều xuống 6v/ngày trong 2-4 tuần tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4v/ngày trong 4 tuần cuối.
- Trĩ nội độ 3, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp: Uống An Trĩ Vương với liều 9v/ngày trong 2 tháng, sau đó giảm dần liều xuống 6v/ngày trong 2 tháng tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4v/ngày trong 2 tháng cuối.
- Trĩ nội độ 4: Nên phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, sau đó dùng An Trĩ Vương với liều duy trì 6-9v/ngày trong 2-3 tháng để hồi phục chức năng hậu môn , giúp giảm đau sau phẫu thuật, củng cố và tránh tái phát.
An Trĩ Vương hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Theo TPO
Rau má chống lão hóa
Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K.
Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.
Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt
Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết, giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến...
Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là "vitamin X trẻ trung" có tác dụng bổ dưỡng cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi 200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Theo Nld
Dừa cạn - Vị thuốc quý Bộ phận của dừa cạn dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp. Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. - Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc...