Những thực phẩm ‘đại kỵ’ hạt dẻ, cần ghi nhớ để tránh rước bệnh vào thân
Bên cạnh những lợi ích đối với sức khoẻ, bạn cần ghi nhớ những thực phẩm “đại kỵ” với hạt dẻ để tránh rước bệnh vào thân.
Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Hạt dẻ cũng là thực phẩm giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì nó sẽ trở thành thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là những thực phẩm đại kỵ với hạt dẻ mà bạn cần ghi nhớ.
Những thực phẩm ‘đại kỵ’ hạt dẻ
Đậu phụ
Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, còn trong hạt dẻ chứa axit oxalic. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat.
Đây là hai chất kết tủa màu trắng này gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và có thể dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.
Thịt bò
Các loại vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng thịt bò làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Ăn thịt bò với hạt dẻ gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.
Hạt dẻ kỵ với gì? (Ảnh: Unplash)
Thịt cừu
Tuyệt đối không nên sử dụng hạt dẻ chung với thịt cừu bởi các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá huỷ giá trị dinh dưỡng có trong hạt dẻ.
Sự kết hợp này còn tạo ra chất lắng cặn khiến cơ thể con người khó tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
Hạnh nhân
Trong hạt hạnh nhân có hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ.
Ăn nhiều hạt hạnh nhân gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già.
Nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ dẫn tới hiện tượng đau bụng, nguy hiểm hơn là gây đau và tái phát bệnh dạ dày.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Không ăn quá nhiều
Hạt dẻ chứa lượng tinh bột lớn lại gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.
Hạt dẻ còn có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. 5 hạt dẻ tương đương với 1 bát cơm trắng nên tiêu thụ nhiều loại sản phẩm này sẽ gây tăng cân.
Thời gian ăn hạt dẻ
Hạt dẻ là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên tốt nhất bạn không sử dụng nó ngay sau các bữa chính hoặc ăn quá khuya vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Hãy sử dụng hạt dẻ như một bữa ăn phụ và ăn nó trong khoảng từ 9h đến 15h.
Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ
Hạt dẻ ở trạng thái ngon và tốt cho sức khoẻ nhất là luộc hoặc hầm hoặc rang khô. Nếu chế biến hạt dẻ rang/nướng ở nhiệt độ cao lại kết hợp với đường nữa sẽ khiến món ăn mau bị cháy khét, phát sinh ra nhiều chất không tốt cho sức khoẻ.
Những người không nên sử dụng hạt dẻ
Người cao tuổi/trẻ nhỏ: Không nên ăn quá nhiều hạt dẻ bởi nó có thể gây hóc, nghẹn, đau bụng, khó tiêu. Những người này chỉ nên tiêu thụ khoảng 50 – 70 gram mỗi tuần để có thể hấp thụ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.
Người bị đau dạ dày: Ăn quá nhiều hạt dẻ có thể là nguyên nhân sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho dạ dày, từ đó tái phát các cơn đau dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày.
Người bị tiểu đường: Hạt dẻ có hàm lượng tinh bột cao nên tránh sử dụng hạt dẻ để không làm tăng lượng đường huyết, bảo vệ sức khoẻ của bạn.
Những người đang bị cảm, sốt rét, phụ nữ sau sinh cũng không được khuyến khích ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đầy bụng, táo bón.
Trên đây là những thực phẩm ‘đại kỵ’ hạt dẻ, bạn nên ghi nhớ để từ đó biết cách sử dụng sao cho đúng nhằm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.
Những vị thuốc Đông y giúp làm chậm lão hóa
Con người dần già đi, đó là quy luật tự nhiên, nhưng có thể áp dụng một số biện pháp giữ gìn sức khỏe, bao gồm cả việc dùng thuốc có thể làm chậm lão hóa, dự phòng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
Một số vị thuốc điển hình làm chậm lão hóa có thể phân ra 4 nhóm sau đây:
1. Nhóm chống oxy hóa giúp làm chậm lão hóa của cơ thể
Chậm lão hóa là mong ước của con người vì lão hóa là điều không thể tránh khỏi nên việc làm chậm lão hóa luôn được con người quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu và dần cải thiện nó.
Quá trình oxy hóa của cơ thể tạo ra các gốc tự do, đẩy mạnh quá trình lão hóa và làm phát sinh các bệnh lý ở tuổi trung niên và người cao tuổi cụ thể như các bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch hay quá mẫn miễn dịch...
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng các vị thuốc đông y như hà thủ ô, nhân sâm, linh chi, đan sâm, bổ cốt toái, hoàng tinh, kỷ tử, hoài sơn, đương quy... có tác dụng chống lại gốc tự do, làm chậm lão hóa.
Nhân sâm vị thuốc làm chậm lão hóa.
2. Nhóm cải thiện công năng nội tiết giúp làm chậm lão hóa
Trong quá trình già hóa, hệ thống nội tiết của cơ thể cũng trở nên suy thoái về cấu trúc và chức năng. Sự biến đổi này không diễn ra đồng thời và đồng tốc. Bắt đầu sớm nhất là thoái triển tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục rồi tuyến giáp, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận.
Dễ thấy nhất là biến đổi ở thời kì mãn kinh, mãn dục. Nếu thời kì này diễn ra không bình thường thì rối loạn thần kinh nội tiết sẽ tạo điều kiện cho sự phát sinh và phát triển một số bệnh như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loãng xương...
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiều vị thuốc đông y như nhân sâm, "> nhân sâm, hoàng kỳ, ngũ gia bì, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, bổ cốt toái, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, đặc biệt là hệ trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Bản thân một số hoạt chất có trong các vị thuốc này có tác dụng tương tự như nội tiết tố vỏ thượng thận. Nhờ đó mà chúng có tác dụng điều tiết sự rối loạn hoặc suy thoái của các tuyến nội tiết, góp phần phòng làm chậm lão hóa.
3. Nhóm điều tiết công năng miễn dịch giúp làm chậm lão hóa
Quá trình lão hóa và tình trạng rối loạn miễn dịch có quan hệ với nhau rất mật thiết. Biểu hiện của sự rối loạn này là miễn dịch tế bào suy giảm, miễn dịch dịch thể sút kém và phát sinh tình trạng tự miễn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn và ung thư.
Các vị thuốc đông y tác động lên hệ miễn dịch theo ba hướng: Tăng cường miễn dịch (như nhân sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, hoàng tinh, linh chi, ngân nhĩ - mộc nhĩ trắng, kỷ tử, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo...); ức chế đáp ứng miễn dịch (như thanh cao, xuyên khung, đại táo... ) và điều tiết miễn dịch (như đại hoàng, đương quy, tam thất, đỗ trọng...).
Vị thuốc đỗ trọng điều tiết hệ miễn dịch giúp làm chậm lão hóa.
4. Nhóm tác dụng toàn thân (công năng của các tạng phủ) giúp làm chậm lão hóa
Có thể nói lão hóa là một quá trình diễn ra ở nhiều nơi và ở nhiều mức độ khác nhau từ mức phân tử, tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, các tạng phủ không già cùng một lúc và với tốc độ khác nhau. Bởi vậy, vấn đề lựa chọn hợp lý và cải thiện công năng các tạng phủ một cách đầy đủ, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hay nói cách khác là làm chậm lão hóa.
Đi bộ nhanh giúp chống lão hóa và phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm
Tùy theo đặc tính của từng vị thuốc mà tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng các tạng phủ cũng có những điểm khác nhau. Ví như nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh... có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, làm tăng khả năng ghi nhớ và lập lại trạng thái thăng bằng giữa hưng phấn và ức chế... giúp làm chậm lão hóa.
Đan sâm và ">tam thất lại có sở trường trong việc nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, làm tăng sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy cải thiện cung lượng tim, làm giảm sức cản ngoại vi và ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch.
9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe Vừng được coi là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện. Hạt vừng có lẽ là một trong những loại hạt có dầu đầu tiên được nhân loại biết đến. Vừng từ lâu trong ẩm thực phương Đông đã được coi là thực phẩm có công dụng kéo dài tuổi thọ...