Những món ăn vặt nhìn là “ứa nước miếng”
Chỉ mới nhìn những món ăn vặt này thôi, nhiều người đã thấy “ứa nước miếng” và muốn ăn ngay rồi.
Sấu là thứ quả của mùa hè với vị chua mà mới chỉ nghĩ đến thôi ai cũng phải nhăn mặt. Thế nhưng sang thu, sấu chín lại mang một sắc vàng đầy hấp dẫn. Và những quả sấu ấy đem gọt vỏ, cắt khoanh vòng tròn rồi dầm đường, ớt sau đó thưởng thức thì thực sự bạn đang “nếm” cả một mùa thu rồi đấy.
Sấu chín dầm ngon đúng điệu
Xoài xanh được chọn để dầm phải là những quả dày cùi, già đanh. Nếu chẳng may chọn phải quả non, món dầm có vị chua mà không giòn.
Ảnh minh hoạ xoài dầm
Khỏi phải nói, cóc luôn là thứ quà vặt được các chị em ưa chuộng bởi vị chua chua pha lẫn vị ngọt và một mùi thơm riêng biệt. Vào những buổi chiều cuối thu, trong những câu chuyện đùa, chuyện phiếm rôm rả, thật ít khi thiếu những trái cóc vàng ươm thơm thơm mùi nắng. Cóc còn ngon hơn khi được dầm với gừng, muối, đường và ớt.
Ứa nước miếng với cóc dầm
Cốm
Cốm là món ăn đặc trưng nhất của mùa thu Hà Nội. Bạn có thể ăn chè cốm, xôi cốm dừa, bánh cốm… với vô vàn màu sắc và hương vị pha trộn nhưng nhiều người lại thích thứ cốm nguyên sơ nhất, thứ cốm xanh non với mùi thơm dịu nhẹ nao nức cả lòng.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, dưới những con phố dài xao xác lá trong lòng Hà Nội, người ta đón chờ những mẹt cốm hàng rong dẻo dẻo, thơm thơm từ lúa mới như đón chờ một mùa thu của riêng mình.
Cốm xanh non với mùi thơm dịu nhẹ nao nức cả lòng
Cốm bán thường được gói trong những chiếc lá sen xanh của cuối mùa hạ trước, nhưng nếu mùa sen hết, người bán còn gói với cả lá bàng, lá ráy… cốt sao để giữ cho cốm được tươi.
Video đang HOT
Cốm ngon nhất phải nói đến là cốm Làng Vòng, một thứ cốm mà ai nếm một lần sẽ nhớ mãi. Và vì thế, tự bao giờ, cốm đã trở thành một thứ quà đãi khách hoặc mang theo mỗi dịp đi xa.
Hồng
Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch trở đi, những trái hồng bắt đầu chín và căng mọng, đỏ chót. Cũng có những giống hồng không hạt, quả nhỏ xíu ăn rất ngon. Hay giống hồng mòng vị rất chát nên người ta đem ngâm tạo vị giòn ngọt rất lạ thường.
Người Hà Nội còn tinh tế khi thưởng thức cốm với những trái hồng. Vì thế, mùa thu, với nhiều người Hà Nội gốc, thú thưởng thức cốm và hồng vẫn còn được lưu giữ. Sự kết hợp hoàn hảo ấy khiến cho những câu chuyện thêm vui thêm rôm rả, khiến những chút chống chếnh mùa bớt xao xác heo may.
Ổi găng
Mùa thu, ổi được bày bán rất nhiều đặc biệt là những trái ổi găng nhỏ nhỏ, tròn xoe, mà khi cắn vào một miếng cứ giòn tan như tiếng cười người thiếu nữ. Những trái ổi ương cứ căng mịn hút hồn bao người thưởng thức. Ổi găng có thể chấm muối ớt hoặc thưởng thức mà chẳng cần bất cứ thứ gia vị nào cũng hấp dẫn.
Ổi găng
Theo Huyền Na (Đời sống & Pháp luật)
3 món quả dầm chua chua, ngọt ngọt
Cóc dầm, cóc ngâm đường, xoài dầm chắc chắn sẽ làm hài lòng chị em thích ăn vặt.
Cóc ngâm đường
Cóc ngâm đường ngòn ngọt lại có chút cay cay, mằn mặn sẽ là món ăn vặt tuyệt vời cho chị em. Cóc ngâm đường là món ăn vặt yêu thích ở Sài Gòn nhưng nó phù hợp để chị em ở nhiều nơi khác chế biến và thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 1 kg cóc
- 150g đường thốt nốt (hoặc 100g đường cát vàng)
- 1 muỗng nước mắm
- 1 nhúm muối
- 300 ml nước
- Một ít ớt trái hoặc cắt lát (nếu thích ăn cay).
Cách làm:
- Cóc gọt vỏ, khía chữ thập theo chiều dọc trái nếu cóc non trái nhỏ.
- Nếu cóc già hoặc trái to thì chẻ đôi. Rửa với nước muối pha loãng, để ráo.
- Nấu tan đường với nước, để thật nguội, pha muối, nước mắm vào.
- Cho cóc vào ngâm, thỉnh thoảng đảo đều cho ngấm. Nếu thích ăn cay thì cho thêm ớt vào.
- Cóc ngâm đường khoảng 1 ngày là ăn ngon. Nếu muốn giữ cóc được lâu thì cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín, cất vào tủ lạnh ăn dần.
Chấm cóc ngâm đường với muối ớt cho đậm đà.
Cóc dầm
Cóc dầm là món khoái khẩu của hầu hết các chị em phụ nữ. Chỉ cần nhấm nháp những miễng cóc giòn tan, chua chua, cay cay, ngọt ngọt thơm mùi gừng là không thể cưỡng lại được.
Nguyên liệu:
- Cóc: 3 quả
- Đường: 5 thìa cà phê
- Muối tinh và ớt bột khô hoặc có thể thay bằng muối ớt trộn sẵn đóng lọ: 2 thìa
Cách làm:
- Quả cóc gọt bỏ vỏ, dùng dao khía đều dọc quả cóc rồi lách mũi dao tách thành từng miếng nhỏ.
- Đầu tiên rắc đường vào các miếng cóc, xóc cho đường ngấm đều. Ngâm cóc với đường trước rồi mới đến ngâm với muối chính là bí quyết để miếng cóc dầm trở nên giòn ngon như ngoài hàng vì nếu xóc với muối trước thì miếng cóc sẽ bị nhũn, chảy nước và kém giòn. Mẹo này áp dụng cho tất cả các món hoa quả dầm.
- Đợi đến khi đường tan hết và ngấm vào cóc thì các bạn mới rắc muối ớt vào trộn đều. Tùy khẩu vị ăn cay mà bạn quyết định có nên cho thêm ớt bột vào cóc dầm nữa hay không nhé.
Rất đơn giản phải không nào?
Xoài dầm
Vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay của xoài dầm chị em nào cũng mê.
Nguyên liệu:
- Xoài xanh: 1 kg
- Đường: 6 - 7 thìa ăn cơm
- Muối tinh: 1 thìa cà phê đầy
- Ớt bột
Thực hiện:
- Chuẩn bị một bát tô nước đun sôi để nguội pha với khoảng 1 thìa cà phê muối. Gọt bỏ vỏ xoài rồi ngâm ngay vào bát nước muối.
- Xoài đem thái miếng nhỏ, bỏ hạt rồi cho trở lại bát nước muối ngâm khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Xóc đều xoài với đường, để ngâm cho đến khi đường tan và thấm vào xoài.
- Khi xoài đã ngấm đường thì trộn tiếp đến muối tinh, sau đó là ớt bột.
Tùy vào khẩu vị thích ăn cay hay không của bạn mà cho lượng ớt bột cho phù hợp. Nếu thích, bạn có thể cho thêm một chút gừng tươi bằm nhỏ tạo hương vị cũng rất tuyệt! Cho xoài dầm ra đĩa và thưởng thức nhé!
Theo Eva
Nhớ lắm mùa lượm ốc quắn Nhớ ngày còn nhỏ, mỗi khi rảnh chuyện học hành, mấy chị em tôi lại lẽo đẽo theo má đi bắt ốc quắn. Xứ vườn đồi, sống chủ yếu nghề nông gần như là tự cung tự cấp, ruộng làm đủ gạo ăn; heo trong chuồng; rau trên rừng; ốc, cá dưới sông ngày ấy nhiều vô kể. Chịu khó lội dọc theo...