Hớp hồn – bì cá tai tượng ‘biết nói’!
Các món ngon từ cá tai tượng, đã bình dân hóa từ 3 – 4 năm trước. Thế mà, có người dám móc tiền mua “mảo” (trọn gói) 200.000 đồng/kg, tại ao. Hắn không hề chơi ngông, và là dân kinh doanh nhà hàng chuyên nghiệp, mới lạ.
“Lão” đệ tai tượng này nặng khoảng 15kg
Giá thị trường hiện nay khoảng 60.000 đồng /kg, size 1kg/con. Nhưng đàn cá may mắn vừa nói, nặng từ 15 – 17kg/con, tròn 17 tuổi, gần 100 con. Đồng thời, nếu không được mời ăn miễn phí một con tai voi “chà bá”, chắc ông chủ này không bao giờ nài nỉ mua cho bằng được nguyên ao cá.
“Đám cá hô nuôi, cỡ 10 – 15kg/con thịt vẫn còn bở và lạt. Còn thịt tai tượng lão chắc nụi, lại ngọt gấp đôi. Da nó – cực kỳ tê tái luôn!”, ông ta hí hửng khoe qua điện thọai.
Song, chưa thử thì không thể tin nổi! Thế là, đại tiệc tai tượng khủng được long trọng bày ra, trong một hầm rượu vang ấm cúng ở quận 4, TP.HCM. Tiếc đứt ruột, vì vắng mặt một đàn anh khoái ăn rong. Còn lại, vợ chồng một đồng nghiệp nổi tiếng kén ăn, ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cùng tham dự.
Bao tiếng cười nói râm rang của thực khách, vẫn không “ép – phê” bằng mùi hương rạo rực của nồi lẩu (cơm) mẻ: chua thanh lẫn cay nồng và ngát thơm tinh dầu ớt sừng, húng quế, đang “cháy” hết mình!
Nhạc lẩu bập bùng reo! Tức thì, những miếng thịt cá mỏng cỡ 2 li, khổ vừa gắp hối hả chao lượn.
Video đang HOT
“Ôi trời! Con cá này quá giỏi võ gồng!”, có người pha trò. Gặp nóng, từng sớ thịt cá cong vênh, trắng tươi tựa bông bưởi, những đường vân cũng nở to hơn. Chóng vánh cỡ vài ba phút, đã có thể “câu” ra – vừa thổi vừa ăn ngon lành.
Đặc biệt, cắn vào phần da nghe giòn rồn rột thật vui tai, không giống da cá nhám dùng làm quai dép chị xui, cũng khác hẳn da cá chìa vôi Nhà Bè – đã bị nhốt vào Sách đỏ, từ mấy năm nay.
Anh bạn cùng bàn ra vẻ ga – lăng, nhường miếng ngon cho vợ. Thật ra, trông lớp da xù xì khá giống da rắn rồng, anh đã cảm thấy “ghê nghê” làm sao. Với lại, ký ức tuổi thơ trong anh trổi dậy: vài cái chùa miệt Rạch Giá, Kiên Giang cũng có chục con “bành ky” cỡ này trồi – hụp. Chúng thích ăn bánh mì, rau cải. Có lần tinh nghịch, anh liệng nhúm ớt hiểm xuống, nhằm tập cho cá tráng miệng. Thử xem, có con nào lột lưỡi, rồi nói trọ trẹ như chim nhồng, sáo không. Nhưng không thành.
Nhúng là thượng sách!
Anh Quốc Việt, ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết, trong chùa cổ Vĩnh Tràng, cũng có một số cá tai tượng lớn, ước khoảng 5 – 7kg con. “Cá quá 1.8kg/con, thịt bị xảm nên lạt và cộm lưỡi hơn cá tầm 1 – 1.2kg/con”, anh kết luận.
Thế nhưng, ai diễm phúc ăn vụng được lát thịt tai tượng ba rọi trầm niên, nhúng mẻ như trên, sẽ thà chết không khai… một đứa trong phòng lạnh! Cũng như cá vồ đém, lượng mỡ khiêm tốn của nó nó ăn luồn vào từng sớ thịt gần bụng, điểm xuyết nên những hoa văn ánh vàng, mềm mại, như một tác phẩm sống động của danh họa Thiên Nhiên.
Đặc sắc nhất là, gần chục miếng thịt ba rọi, dày gấp đôi lát “thịt dao lam” trong tô hủ tíu gõ giá bèo. Đây là phần ức cá. Một con nặng cỡ 15 kg, mà chưa đầy 100g lượng thịt này. “Bán 100.000 đồng/miếng, dân sành ăn cũng dám mua!”, ông chủ “gia vị” thêm.
Xứng đáng thật! Mỡ cá thơm chứ không tanh như mỡ điêu hồng, ba sa và beo béo. Quyện cùng chất ngọt đậm của thịt, giòn rau ráu từ da thật sướng thần khẩu vô cùng! Nhờ được xắt mỏng, nên thịt cá không hề bị xảm.
Dù ăn chay, nhưng cá vẫn trữ được ít mỡ luồn quí giá
Theo một số tài liệu về kỹ thuật nuôi cá tai tượng, lúc nhỏ cá ăn tạp, đến lớn lại thích ăn chay: rau muống, rau lang, dưa leo… Thảo nào, con này bao tử chỉ to bằng lá mồng tơi, không hấp dẫn bằng bao tử cá chẻm, cá ngừ. Cá có thể sống ở nước ngọt và nước lợ nhẹ, thích nghi tốt với nước tù. Thế nhưng, khi thả cá vào bể nước ngọt, bơm oxy thường trực lại bị “nổ con mắt”. Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, cá có thể nặng tới 50kg/con. Sau 1 năm nuôi, cá đạt trọng lượng từ 0.6 – 1kg/con.
Và theo Wikipedia, có hai loại cá tai tượng: ta và Phi châu, dân chơi cá kiểng còn gọi cá phát tài hoặc cá hồng phát. Chúng có mặt ở đồng bằng Nam bộ, một số nơi ở: Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia. Ở nước ta, thường gặp cá nơi lưu vực sông La Ngà. Chúng “có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường”.
Tại một số khu du lịch sinh thái miền Tây như Bến Tre, Vĩnh Long… món tai tượng chiên xù vẫn còn thịnh. Riêng với Sài Gòn, nó đã cũ mèm! Các món nhúng đang lên ngôi, không tin bạn thử nghé lại hệ thống nhà hàng Hàng Dương ở TP.HCM nếm thử, giá 400.000 đồng/kg.
Tạ Tri (thực hiện)
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Đảo ngọc Phú Quốc "vươn mình" thành đô thị loại II
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là đô thị loại II. Như vậy, hiện nay Kiên Giang có 2 đô thị loại II là TP Rạch Giá, Phú Quốc; đô thị loại III là thị xã Hà Tiên.
Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất nước, rộng gần 600 km2, dân số gần 97.000 người với 10 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh và Thổ Châu.
Theo đề án phát triển, huyện đảo Phú Quốc là khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực. Phú Quốc cũng là đầu mối giao thông quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển. Huyện đảo còn có vị trí đặc biệt về an ninh - quốc phòng
Nhiều người đến với đảo ngọc Phú Quốc rất thích nét đẹp hoang sơ, tự nhiên của đảo
Như vậy, hiện nay tỉnh Kiên Giang có 2 đô thị loại II là thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và 1 đô thị loại III là Hà Tiên. Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Kiên Giang xin ý kiến Chính phủ thành lập thêm 2 huyện mới, nâng lên tổng số 17 huyện - thị - thành trực thuộc tỉnh.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Nghi án một chủ nhà trọ dâm ô với 7 bé gái Sáng nay 10/9, Thượng tá Phạm Chánh Cừ, Phó Công an thành phố Rạch Giá, cho biết, cơ quan điều tra Công an thành phố đang tiếp nhận và điều tra đơn thư của người dân tố cáo việc 7 bé gái bị một đối tượng dở trò dâm ô. Theo đơn thư của những người dân, các bé gái có độ tuổi...