Những loại mì “lạ hoắc” trên thế giới mà bạn có thể chưa nghe tên bao giờ
Ngoài ramen, udon, mì trứng hay các loại mì Ý ta biết, còn rất nhiều các món dạng sợi kém nổi tiếng nhưng cũng rất đặc sắc.
Thế giới các loại sợi là một thế giới đa dạng và khổng lồ, ngoài những món mì nổi tiếng ta biết như mì trứng, mì ramen, mì udon hay thậm chí là mì Ý của phương Tây, thì còn cực kì nhiều các loại mì lạ trên thế giới khác mà có thể bạn chưa nghe tên bao giờ đấy.
Saimin – Hawaii (Mỹ)
Saimin là một món mì đặc sản ở Hawaii với sự pha trộn từ cực kì nhiều các nền văn hoá trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Bồ Đào Nha và Polynesia. Trông nó có vẻ giống với ramen, thậm chí còn được gọi là “phiên bản ramen của Hawaii”, nhưng nó vẫn có những điểm rất khác. Sợi saimin dai và dày hơn, được nấu trong nước dùng trong suốt và ăn kèm cải thìa, nấm, gừng và đương nhiên là spam – món thịt hộp đặc sản Hawaii.
Sopa seca – Mexico
Sopa seca có nghĩa là “súp khô”, đây là một món mì kiểu Mexico rất đơn giản được người dân nơi đây yêu thích do dễ làm. Những sợi mì fideo (mì ăn liền kiểu Mexico) được xào trong một chiếc chảo trước khi được nấu chín trong súp cà chua. Món này ăn kèm với phô mai cojita, giúp có vị béo ngậy và hơi cay cay.
Kushari – Ai Cập
Được xem như là món ăn “quốc dân” của Ai Cập, kushari là một món ăn tương đối dễ làm với các nguyên liệu có sẵn trong bếp như cơm, macaroni, đậu lăng, cà chua và đậu gà (chickpea)… Người Ai Cập thường chiên sơ một ít hành tây để lên như một bước hoàn thành sau cùng. Dù không có tí thịt nào và là một món thuần chay, kushari vẫn được đông đảo người dân Ai Cập yêu thích.
Seviyan Kheer – Ấn Độ
Nếu như bạn đã từng ăn pudding gạo rồi, bạn có thể tưởng tượng được món seviyan kheer của Ấn Độ sẽ có vị như thế nào. Đó là những sợi mì (hoặc miến) được trụng trong sữa, bạch đậu khấu, hạnh nhân và đường, làm nên một món tráng miệng thơm lừng có thể ăn nóng hoặc lạnh.
Video đang HOT
Fideuà – Tây Ban Nha
Nếu bạn từng nghe đến paella (một món cơm hải sản nổi tiếng của Tây Ban Nha), có lẽ bạn sẽ thích “anh em họ” của nó, fideuà. Fideuà gần giống paella, nhưng nó dùng những sợi mì được cắt ra thay vì cơm. Bạn sẽ thấy những sợi mì này siêu ngắn, được hoà quyện cùng tôm tươi, mực, cà chua và bột ớt paprika, làm nên món ăn ngon khó cưỡng mà bạn sẽ muốn ăn thẳng ngay từ trên chảo.
Theo tri thức trẻ
Hướng dẫn "nhập môn" cách phân biệt các thể loại mì Nhật Bản mà không phải ai cũng biết hết
Nhật bản nào chỉ có ramen, thế giới mì của Nhật phong phú và đa dạng hơn rất nhiều đấy!
Khi nói đến cụm từ "mì Nhật Bản" chung chung, hẳn ai cũng nghĩ đến mì ramen, hoặc ai quen với các món Nhật hơn một chút sẽ biết thêm một loại ấy là udon. Rất ít người có thể nhìn món mì mà chỉ mặt gọi tên chính xác loại mì mình đang ăn. Tuy nhiên mì ở Nhật Bản có nhiều hơn chỉ hai loại trên, và cũng có thể được phân biệt bằng một số điểm rất rõ ràng. Để không bị "hố" khi đi ăn mì Nhật, hãy cùng chúng mình khám phá qua một số loại mì Nhật phổ biến và cách phân biệt chúng nhé!
Ramen
Ramen có lẽ là món mì nổi tiếng nhất đất nước mặt trời mọc cũng như trên toàn thế giới. Món mì này có một người "anh em song sinh" ở Hàn tên làm ramyeon. Hai loại này thì giống nhau và thường được xem là một bởi vì cùng được làm từ lúa mì. Một số điểm nhận dạng sợi ramen ấy là sợi mì vàng, khá mảnh và có độ xoăn, cong nhất định, khi nhai sẽ có cảm giác dai dai. Mì ramen thường được ăn kèm súp, nước lèo nóng.
Somen
Somen cũng được làm từ lúa mì giống ramen, nhưng là những sợi mảnh hơn. Somen có kết cấu gần như bún gạo Việt Nam vậy, tuy nhiên sợi có một chút dai hơn và ko dễ nát bằng. Somen thường được ăn như mì nóng hoặc mì lạnh. Mì somen dễ thấm gia vị nên các loại nước dùng ăn kèm đa phần đều khá nhạt để không làm mặn sợi mì.
Udon
Udon rất dễ nhận biết do sợi mì to, hơi vuông và khá đậm mùi bột lúa mì. Udon có kết cấu gần giống như sợi mì của món Cao Lầu Hội An (một số tài liệu còn cho rằng Cao Lầu có nguồn gốc từ udon thời người Nhật hay lui đến vùng này). Sợi mì udon thường có màu trắng, vị nhạt nên hay được ăn cùng các loại nước dùng đậm vị nấu từ các loại thịt.
Soba
Khác với những loại trên, mì soba được làm từ kiều mạch (lúa mạch đen), gần giống như các loại miến, mì làm từ gạo lức của Việt Nam. Sợi mì soba có thể mảnh như somen, có màu xám hoặc nâu sậm, sợi dai. Mì soba có thể được ăn lạnh hoặc nóng. Đặc biệt, mì soba là loại mì được dùng vào các lễ hội mì ống tre vào mùa Hè của Nhật, ăn kèm với nước tương Nhật.
Shirataki
Shirataki là loại mì được làm từ bột konjac (một loại củ gọi là khoai nưa). Người ta thường dùng khoai nưa làm nguyên liệu cho các loại thạch nên mì shirataki được làm từ khoai nưa cũng có ngoại hình gần như trong suốt và có kết cấu dai dai từ tựa như các loại thạch rau câu. Shirataki thường là món mì ăn kèm trong các loại lẩu như sukiyaki hoặc lẩu oden.
Harusame
Harusame giống với các loại miến làm từ đậu xanh của Việt Nam, với sợi gần như trong suốt và mảnh. Đây là một loại mì không phổ biến lắm, thường được dùng trong các món xào hoặc súp Nhật Bản.
Theo Trí Thức Trẻ
Pasta sốt cà chua thịt xông khói Không cầu kì trong cách chế biến, Pasta sốt cà chua thịt xông khói chắc chắn sẽ làm bạn yêu mến ngay từ lần thử đầu tiên với hương vì dẻo mềm của mì Ý, vị mằn mặn của thịt xông khói và chua chua chua của sốt cà chua chuẩn vị. Thực hiện ngay cho gia đình mình ăn sáng nhé! Nguyên...