Nguy cơ bị phản ứng có hại của thuốc ở trẻ em Mỹ
Trẻ em được bác sĩ kê toa nhiều loại thuốc dùng cùng lúc có nguy cơ gánh chịu phản ứng có hại của thuốc (ADR).
Trẻ em được bác sĩ kê toa nhiều loại thuốc dùng cùng lúc có nguy cơ gánh chịu phản ứng có hại của thuốc – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH ABC
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Pediatrics (Nhi khoa), các chuyên gia thuộc Đại học Illinois (Mỹ) lưu ý cứ mỗi 13 trẻ thì có một em dùng trên một loại thuốc được bác sĩ kê toa, theo Reuters.
Nghiên cứu này cảnh báo trẻ em ở Mỹ được bác sĩ kê toa nhiều loại thuốc cùng lúc có nguy cơ gánh chịu phản ứng có hại của thuốc (ADR).
Trong số những trẻ dùng nhiều hơn một loại thuốc, cứ mỗi 12 em thì có một trẻ có nguy cơ bị ADR nguy hiểm, chẳng hạn như chứng bệnh về tim.
“Hiện tại, ADR là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh khác và thậm chí tử vong ở cả người trưởng thành lẫn trẻ em”, trưởng nhóm nghiên cứu Dima Qato, Trưởng khoa Dược Đại học Illinois, nói.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành phân tích việc sử dụng thuốc của 23.179 trẻ em và người trưởng thành ở Mỹ thông qua cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, cha mẹ cung cấp thông tin về việc sử dụng thuốc. Những người tham gia khảo sát từ 16 tuổi trở lên tự cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó, chuyên gia Qato còn cảnh báo cứ mỗi 5 trẻ em sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc thì có một em có nguy cơ chịu tác dụng trái ngược nhau của thuốc, đe dọa sức khỏe.
Tuy nhiên, nhóm chỉ xác định tỉ lệ nguy cơ, chứ không nghiên cứu cụ thể những trẻ tham gia khảo sát bị ADR gì, nghiêm trọng đến mức nào.
“Các bậc cha mẹ cần phải hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa về tác dụng phụ và cả ADR liên quan đến thuốc kê toa cho con em mình. Khi đưa con trẻ đến gặp bác sĩ, cha mẹ cũng phải lưu ý cung cấp thông tin đầy đủ về các loại thuốc kê toa hoặc tự mua từ hiệu thuốc cho trẻ sử dụng trước đó”, chuyên gia Qato lưu ý.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADR là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng. ADR khác với tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc là tác dụng không định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thường dùng và liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc.
Theo thanhnien.vn
Kem chống nắng có hiệu quả với mọi làn da?
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên bổ sung cách bảo vệ da ngoài kem chống nắng để tự bảo vệ mình, theo phát hiện mới.
Shutterstock
Trang Medical Daily dẫn nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí da liễu JAMA vào ngày 27.6.
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm người lớn tuổi, người bị mụn trứng cá, trẻ em, những người được chẩn đoán mắc các bệnh như viêm da dị ứng, người da trắng cũng thuộc nhóm này vì họ không có nhiều melanin như những người có các loại da sẫm màu hơn.
Người da trắng và nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn so với dân số nói chung, theo Viện Da liễu Mỹ.
Hơn 28.500 người Mỹ trưởng thành đã được kiểm tra trong một cuộc khảo sát quốc gia được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu. Trong số đó, gần 16.000 người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời - nhóm này cũng có tỷ lệ cháy nắng cao nhất.
Nghiên cứu tìm thấy rằng những người thuộc vào làn da nhạy cảm chỉ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ cháy nắng cao nhất.
Trong khi đó, những người tham gia vào các phương pháp bảo vệ bổ sung có nguy cơ cháy nắng thấp nhất. Phương pháp bổ sung bao gồm đội mũ, mặc quần áo bảo hộ và hạn chế phơi nắng khi ở dưới bóng râm, theo Medical Daily.
"Phát hiện đáng ngạc nhiên và phản tác dụng nhất là sử dụng kem chống nắng thường xuyên, trong trường hợp không có các hành vi bảo vệ khác, có liên quan đến khả năng bị cháy nắng cao nhất", nhà nghiên cứu Kasey Morris từ Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland (Mỹ) cho biết.
Nghiên cứu này nhấn mạnh các khuyến cáo rằng kem chống nắng không nên được sử dụng là biện pháp duy nhất.
Trong khi ánh sáng mặt trời là cần thiết để tăng nồng độ vitamin D, điều chỉnh giấc ngủ, và thậm chí cải thiện tâm trạng, nhưng phơi nhiễm kéo dài và không được bảo vệ có thể dẫn đến nhiều tác hại hơn là tốt.
Tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng, làm hỏng mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư da. Theo Tổ chức Ung thư da, 90% ung thư da không phải do tế bào sắc tố có liên quan đến việc tiếp xúc với tia UV từ mặt trời.
Alan Geller tại Trường Y tế Công cộng T.H Chan ở Boston, Massachusetts (Mỹ) cho biết bóng râm là phương pháp chống nắng phổ biến nhất, được sử dụng bởi 40% số người được hỏi. Phương pháp này vừa hiệu quả vừa rẻ tiền, ông nói.
Chúng ta không thể thay đổi loại da hoặc lịch sử gia đình, nhưng chúng ta có thể thận trọng cho bản thân và trẻ em để ngăn ngừa cháy nắng, có ảnh hưởng tiêu cực đến AND của chúng ta, theo Medical Daily.
Theo thanhnien.vn
Nuốt phải pin cúc áo nguy hiểm như thế nào Pin cúc áo làm thủng thực quản trong vòng hai giờ nếu em bé không may nuốt phải, hậu quả nặng nề dù bác sĩ nhanh chóng lấy ra. Năm 2013, Summer Steer (Australia) 4 tuổi qua đời vì mất máu nghiêm trọng sau vài ngày nuốt phải một cục pin cúc áo. Trước đó, cô bé giấu với gia đình nên không...