Người cao tuổi đối mặt nguy cơ suy dinh dưỡng
Là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, dự báo đến năm 2050, người cao tuổi (NCT) sẽ chiếm 26% dân số, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già”.
Tuy nhiên, NCT ở nước ta đang là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ 10% trong cộng đồng và có thể đến 50% khi nằm viện. Các chuyên gia cảnh báo, điều này khiến chất lượng sống của NCT bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Ảnh: NAM PHƯƠNG
Gia tăng nhanh
Ước tính Việt Nam có 12,875 triệu người từ 60 tuổi trở lên, trong đó khoảng 8,425 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Mặc dù tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng khá nhanh nhưng tuổi thọ sống khỏe lại thấp hơn tuổi thọ sinh học 10 – 15 năm. Có đến 2/3 NCT mắc từ 1 đến 3 bệnh lý mãn tính khiến chất lượng cuộc sống NCT không cao.
Video đang HOT
TS- BS Trần Quốc Cường, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, cho biết, nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở NCT là do khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Sự lão hóa thường kèm theo thay đổi về sinh lý, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng.
Sự suy giảm các chức năng tri giác, khứu giác, vị giác ở NCT có thể làm giảm sự thèm ăn. Sức khỏe răng miệng kém và các vấn đề nha khoa ở NCT dẫn đến khó nhai, chế độ ăn kém chất lượng… đều làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở NCT.
Cùng với sự thay đổi về sinh lý, NCT có thể trải qua những thay đổi tâm lý xã hội và môi trường như bị cô lập, cô đơn, trầm cảm và thiếu tài chính dẫn đến ăn cho qua bữa, lâu dần trở nên suy dinh dưỡng. Hiện suy dinh dưỡng ở NCT là bệnh lý khá phổ biến, chưa được quan tâm đúng mức.
Suy dinh dưỡng ở NCT không chỉ gây ra các hiện tượng giảm cân, mệt mỏi, mất ngủ… mà còn làm suy yếu chức năng hoạt động của tim, phổi, tụy, giảm khả năng nhận thức. NCT bị suy dinh dưỡng còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cấp tính và mãn tính, phải điều trị dài ngày, nguy cơ xuất hiện các biến chứng khi điều trị như nhiễm trùng, bục vết mổ, chậm lành vết thương, loét da và tăng nguy cơ tử vong. Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở NCT nằm viện chiếm khoảng 35%-50% và có xu hướng gia tăng.
Cần nhiều sự quan tâm
Theo BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng giúp NCT duy trì sức khỏe; duy trì khối cơ, khối xương để hạn chế nguy cơ gãy xương, chấn thương do té ngã; giảm nguy cơ suy dinh dưỡng; giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ, loãng xương… Với NCT, nhu cầu một số chất dinh dưỡng giảm đi và một số chất dinh dưỡng thiết yếu tăng lên. Trong đó, năng lượng sử dụng hàng ngày giảm 10%-15% so với tuổi thanh niên. Vì khối lượng cơ bắp giảm, hoạt động ít và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản giảm, do đó càng lớn tuổi càng ăn ít hơn.
“Nhu cầu chất đạm cần cao hơn để đáp ứng quá trình tái tạo mô cơ thể ở tuổi già và nâng cao sức đề kháng. Nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao như cá, tôm, cua, thịt gà nạc, thịt heo, thịt bò nạc, đậu, đậu hũ, nấm. Đặc biệt, NCT nên ăn các loại cá có nhiều axit béo chưa no, Omega-3, Omega-6 giúp tăng cường bền vững mạch máu, hạn chế cholesterol xấu, phòng ngừa tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch khác”, BS Ngọc Diệp cho biết.
Cũng theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, nhu cầu chất béo ở NCT cần giảm và nên ăn khoảng 20%-25% tổng năng lượng khẩu phần. Nên ưu tiên dùng dầu ăn chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu trong chế biến món ăn. NCT nên hạn chế ăn da, phủ tạng động vật, thịt mỡ vì chứa nhiều chất béo bão hòa, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, NCT nên ăn đủ chất bột đường tỷ lệ 55%-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nhu cầu các vitamin và chất khoáng của NCT hầu hết cao hơn khi còn trẻ. Ở người suy dinh dưỡng, có nguy cơ suy dinh dưỡng, có bệnh lý tiêu hóa, ăn chay cần được bổ sung vitamin, chất khoáng. NCT cũng cần nhiều rau, trái cây và ngũ cốc để cung cấp đủ chất xơ. Chất xơ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng chống táo bón, hạn chế tăng đường huyết, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư đại tràng. Nếu không thể ăn đủ chất xơ từ thực phẩm tự nhiên nên bổ sung chất xơ hòa tan dạng chế biến.
Trong sinh hoạt, NCT nên ăn vừa đủ, không quá no, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, ăn đúng giờ, ăn đa dạng các loại thực phẩm, uống đủ nước và không ăn quá mặn. Ở NCT khó khăn trong nhai, nuốt, đường tiêu hóa khó hấp thu, cần thay đổi cấu trúc thực phẩm phù hợp. Có thể chế biến thực phẩm dạng lỏng, xay nhuyễn, tán nhỏ, cắt nhỏ. NCT ngoài dinh dưỡng cần chú ý đến vận động, hạn chế bia rượu, tăng cường giao lưu cộng đồng nhằm ngăn ngừa và giảm gánh nặng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim. Gần đây, bà hay bị mất ngủ và người cảm thấy bồn chồn. Vậy xin hỏi bác sĩ nguyên nhân nào dẫn tới mất ngủ và cách khắc phục.
hoaiphuong@yahoo.com
Ảnh minh họa
Người cao tuổi dễ bị mất ngủ với nhiều nguyên nhân như tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính và thậm chí là thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Mẹ bạn lại mắc bệnh về tim mạch nên bà bị mất ngủ do khi nằm gây khó thở, khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ. Mất ngủ còn do nhiều nguyên nhân như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn, tinh thần không ổn định...
Để ngủ được ngon giấc, người cao tuổi nên tránh những kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà, xem các phim hành động... trước khi đi ngủ.
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp, mát-xa... rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ. Phòng ngủ cho người cao tuổi phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Một lưu ý nữa là hãy lên giường chỉ khi thấy buồn ngủ. Nếu mẹ bạn mất ngủ thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn nên đưa cụ đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa, đừng tự ý dùng thuốc ngủ tùy tiện, không theo chỉ dẫn của bác sĩ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Đối phó với tăng acid uric máu ở người cao tuổi Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hóa purin, gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhưng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vậy đâu là nguyên nhân và cần làm gì khi người cao tuổi bị tăng acid uric máu? Đâu là nguyên nhân? Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các axit nhân...