Người cao tuổ.i bị loãng xương nên ăn gì?
Loãng xương ở người cao tuổ.i là một bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, góp phần vào quá trình điều trị và cải thiện triệu chứng của loãng xương. Việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cũng giúp ngăn ngừa loãng xương tiến triển nặng hơn. Vì vậy, loãng xương nên ăn gì ?
Những nhóm thực phẩm dưới đây người bệnh loãng xương nên ăn:
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là một trong các thành phần cơ bản cấu tạo nên xương, giúp xương chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ rất dễ mắc phải các vấn đề xương giòn dễ gãy, dễ đau nhức, kém linh hoạt trong vận động. Vì vây, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết giúp hạn chế được tình trạng loãng xương và ngăn ngừa loãng xương nặng hơn ở người cao tuổ.i..
Có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách: thông qua chế độ ăn hằng ngày, sữa hoặc thực phẩm chức năng. Ở người bị loãng xương, bổ sung canxi lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn.
Loãng xương ở người cao tuổ.i là một bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Nguồn thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: phô mai, sữa, sữa chua…
Các loại hạt là nhóm cung cấp nhiều canxi cho cơ thể. Các hạt chia, vừng, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh… đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu hà lan, đậu trắng, đậu lăng… đều là những loại giàu canxi.
Video đang HOT
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn hằng ngày ở mọi nhóm đối tượng, không chỉ riêng với bệnh nhân loãng xương. Thực phẩm giàu chất xơ góp phần phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, đường huyết… Đặc biệt, ở bệnh nhân loãng xương, tăng cường chất xơ sẽ kiểm soát được cân nặng, tránh tăng cân, từ đó giảm được áp lực lên hệ thống xương khớp. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, chuối, cà rốt… Rau có màu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, bông cải xanh, bông cải trắng, hoa atiso…yến mạch, hạt chia, hạt dẻ, hạt hướng dương…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi và phốt pho cũng như kích thích chuyển hóa hai dưỡng chất trên, góp phần rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của xương. Vitamin D có thể bổ sung bằng việc hấp thụ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng đúng cách. Tuy nhiên, chỉ như vậy là chưa đủ, đặc biệt với nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Để tăng cường vitamin D cho người già có thể sử dụng các thực phẩm: Trứng gà nên bổ sung 1 lượng trứng vừa đủ trong thực đơn, không nên ăn quá 4 trứng/tuần. Nấm không chỉ thích hợp với bệnh nhân loãng xương mà còn rất tốt cho người lớn tuổ.i có các bệnh nền về tim mạch, đái tháo đường.
Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi… đều là những thực phẩm chứa lượng vtamin D khá cao. Hoa quả luôn là nguồn Vitamin D dồi dào, không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Một số loại quả giàu Vitamin D như: cam, quýt, đu đủ, bơ, đào, táo, chuối, kiwi, bưởi…
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Người cao tuổ.i cần vận động đều đặn, vừa sức và tăng cường các hoạt động ngoài trời.
Protein (chất đạm) đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, chiếm khoảng 1/3 khối lượng xương. Tuy nhiên, việc bổ sung protein cần đảm bảo phù hợp, vừa đủ để hạn chế sự mất cân bằng canxi. Những thực phẩm giàu protein tốt cho cơ thể bao gồm: Mực, tôm, cá hồi, thịt nạc, gia cầm… các loại hạt cung cấp nguồn protein thực vật tốt cho sức khỏe của người loãng xương.
Tóm lại: Loãng xương là vấn đề thường gặp ở người cao tuổ.i, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu cơ thể, đặc biệt là bổ sung đủ khoáng chất canxi và protein thì người cao tuổ.i cần vận động đều đặn, vừa sức và tăng cường các hoạt động ngoài trời không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… mà còn có tác dụng tích cực lên hệ xương khớp. Tập luyện đều đặn giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi.
Khi bị loãng xương cần thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga… Người cao tuổ.i nên vận động từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng để không gây thêm tổn thương cho hệ xương khớp. Hạn chế uống rượu bia, nước có ga, hút thuố.c l.á và sử dụng các chất kích thích khác vì chúng sẽ cản trở việc điều trị, làm cho tình trạng loãng xương càng thêm nghiêm trọng.
Lầm tưởng về vitamin D dẫn tới bổ sung không đúng cách
Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, được sản xuất qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, qua thực phẩm và chất bổ sung.
Thiếu hoặc thừa vitamin D đều có hại...
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về vitamin D, dẫn tới tình trạng thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng này:
1. Cho rằng càng nhiều vitamin D thì càng tốt
Thông thường, liều dùng cho người lớn từ 19 đến 70 tuổ.i là 15 mcg (600 IU) và người lớn từ 71 tuổ.i trở lên là 20 mcg (hoặc 800 IU). Giới hạn tối đa hàng ngày là 4.000 IU đối với người từ 9 tuổ.i trở lên.
Nếu bổ sung vitamin D nhiều hơn liều thông thường có thể gây ngộ độc. Vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi, do đó dùng quá liều có thể gây tích tụ canxi trong cơ thể. Các triệu chứng ngộ độc vitamin D bao gồm: Buồn nôn, nôn, đi tiểu thường xuyên, yếu, đau xương và đau thận.
2. Phơi nắng giúp cơ thể sản xuất đủ vitamin D
Vitamin D được sản xuất khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số yếu tố như mùa, thời gian trong ngày, lượng mây che phủ, sắc tố da và kem chống nắng... có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D. Do đó, chỉ phơi nắng cũng chưa thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày mà cần bổ sung qua thực phẩm hoặc chất bổ sung để bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất.
3. Bổ sung qua thực phẩm là đủ
Việc bổ sung vitamin D chỉ thông qua thực phẩm thường khó khăn vì rất ít loại thực phẩm có chứa đủ vitamin D.
Thực phẩm phổ biến nhất chứa vitamin D là trứng, pho mát, thực phẩm tăng cường như sữa, ngũ cốc và nấm portobello. Những thực phẩm này chỉ cung cấp một phần nhỏ giá trị hàng ngày vitamin D. Ví dụ, một quả trứng lớn cung cấp 1,1 mcg (44 IU), cung cấp 6% giá trị hàng ngày. Ngũ cốc tăng cường vitamin D cung cấp 2 mcg (80 IU), khoảng 10% giá trị hàng ngày. Lượng vitamin này quá ít so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Do đó, cần kết hợp với việc hấp thụ vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời, dùng thực phẩm bổ sung mới có thể đảm bảo đủ lượng vitamin D cần thiết.
4. Thiếu vitamin D chỉ ảnh hưởng đến xương
Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xương, ngăn ngừa các bệnh như loãng xương, còi xương. Tuy nhiên, vitamin D còn đảm bảo hoạt động của cơ và hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh mạn tính và ung thư.
5. Nếu không có triệu chứng thì không có sự thiếu hụt
Thiếu hụt vitamin D thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện (mệt mỏi, ngủ không ngon, đau nhức xương, rụng tóc, yếu cơ...) thì tình trạng thiếu hụt vitamin D đã nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (rối loạn khoáng hóa xương, gãy xương, suy giảm miễn dịch...).
6. Nhu cầu vitamin D là như nhau
Nhu cầu vitamin D ở mỗi người là khác nhau, không những thế, liều điều trị và liều phòng ngừa cũng khác nhau.
Liều lượng vitamin D trung bình hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổ.i là 400 IU; người lớn là 400-800 IU. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai nhu cầu cao hơn, cần bổ sung 1.000 đến 2.000 IU vitamin D mỗi ngày.
Bất ngờ nguyên nhân gây bệnh xương khớp ở mọi lứa tuổ.i Nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổ.i... Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra ở cả người trẻ. Bất kỳ bệnh về xương nào cũng có thể dẫn đến những bất thường ở xương và khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương, gây đau mãn tính và tàn tật. (Ảnh:...