Mỹ: Số người đi làm có sử dụng cần sa ngày càng gia tăng
Theo khảo sát mới nhất vừa được công bố, số người Mỹ đi làm có kết quả dương tính với cần sa ngày càng gia tăng.
Ảnh minh họa
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn kết quả khảo sát của Quest Diagnostics -một trong những trung tâm xét nghiệm lớn nhất nước Mỹ, cho thấy số người Mỹ hiện đang làm việc và những người đang nộp đơn xin việc có kết quả xét nghiệm dương tính với cần sa trong năm 2018 đã tăng 10% so với năm trước đó, lên mức 2,3%, dựa trên phân tích dữ liệu 10 triệu mẫu nước tiểu, nước bọt và tóc.
Phân tích của Quest Diagnostics cũng cho thấy 4,4% các mẫu xét nghiệm có chứa cả chất gây nghiện bị cấm và không bị cấm như cỏ, cần sa, thuốc giảm đau phải kê đơn và các loại thuốc khác, và đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2004 đến nay.
Video đang HOT
Trong vòng 14 năm, từ năm 2004-2018, kết quả nhiều đợt xét nghiệm cho thấy số người dùng cocaine, heroin, thuốc ngủ hay một số loại thuốc như moóc-phin đã giảm đáng kể, nhưng số người đi làm ở Mỹ dùng cần sa lại tăng, kể cả đối với người làm các công việc đòi hỏi mức độ an toàn cao như phi công, người vận hành nhà máy hạt nhân và lái tàu.
Giám đốc phụ trách khoa học công nghệ của Quest, bác sĩ Barry Sample, trong trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, cho rằng hầu hết các mẫu nước tiểu và nước bọt chỉ có thể cho biết có thành phần THC hay không (THC là thành phần tạo ra tác động tâm sinh lý chính trong cần sa), nhưng không chỉ ra được chất gây nghiện đó đã được dùng khi nào hay người đang sử dụng bị ảnh hưởng bởi chất đó như thế nào. Bên cạnh đó, việc chất THC còn lưu lại trong cơ thể người dùng trong nhiều tháng nên khi một người bị dương tính với cần sa thì kết quả đó không thể kết luận rằng người đó hiện vẫn đang dùng hay dùng thường xuyên cần sa.
Ở Mỹ, những người làm cho các cơ quan liên bang đã bị cấm sử dụng các chất gây nghiện kể cả trong và ngoài giờ làm việc. Từ năm 1986, cố Tổng thống Ronald Reagan yêu cầu những người có nguyện vọng làm việc cho chính phủ phải trải qua xét nghiệm về chất gây nghiện. Đến năm 1988, Mỹ đã thông qua một đạo luật không cho phép lưu trữ chất gây nghiện ở nơi làm việc.
Mới đây, các nhà khoa học vừa công bố kết quả dự án nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay về ảnh hưởng của cần sa đối với tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tâm thần. Theo đó, các nhà khoa học khẳng định người hút cần sa hằng ngày có khả năng bị rối loạn thần kinh nhiều gấp 3 lần so với những người không có thói quen này và những người dùng cần sa loại mạnh thì nguy cơ bị rối loạn tăng gấp 5 lần.
Hải Vân
Theo TTXVN
Rượu, thuốc lá - mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất hiện nay
Một đánh giá mới công bố trên tạp chí Addiction cho biết, rượu và thuốc lá vẫn là những mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Đánh giá này đã phân tích dữ liệu từ năm 2015 về vấn đề sử dụng thuốc lá và rượu trên toàn cầu nói chung và 21 quốc gia trên thế giới nói riêng. Các dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc, Viện Đo lường Sức khỏe và Đánh giá và một số nguồn khác.
Sau phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 18% dân số nghiện rượu nặng; 15% hút thuốc lá hàng ngày; 3,8% sử dụng cần sa trong năm qua; 0,77% sử dụng amphetamine, 0,37% sử dụng opioid và 0,35% sử dụng cocaine trong năm qua.
Rượu và thuốc lá vẫn là những mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Mức tiêu thụ rượu cao nhất ở Trung Đông và Tây Âu, với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 11-12 lít rượu tinh khiết mỗi năm, trong khi đó, bình quân trên toàn thế giới, một người uống khoảng 6 lít một năm. Những khu vực này cũng có số lượng người hút thuốc lá mỗi ngày cao nhất, với khoảng 21 đến 24% dân số hút thuốc hàng ngày.
Mặc dù các loại thuốc bất hợp pháp ở Mỹ nhiều hơn so với một số nước khác đặc biệt là cần sa, opioid và cocaine, các chuyên gia cho rằng rượu là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho người Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân đứng đầu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cảnh báo rằng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gấp từ 2 đến 4 lần và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn 25 lần. Các sản phẩm này cũng khiến người dùng có nguy cơ mắc các dạng ung thư khác cao hơn. Lạm dụng rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan, cao huyết áp và ung thư.
Huy Hoàng
Theo livescience
Thái Lan cho phép ứng dụng cần sa vào y tế Với 166 phiếu đồng ý của Quốc hội, Thái Lan trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á cho phép sử dụng cần sa vào mục đích y tế. "Đây là món quà năm mới từ Hội đồng Lập pháp Quốc gia tới người dân Thái Lan", CNN dẫn lời ông Somchai Sawangkarn, đại diện Quốc hội. Với việc sửa đổi Luật...