Muốn có một trái tim khỏe, hãy năng kiểm tra những dấu hiệu ở lưỡi
Muốn biết trái tim có khỏe hay không thật ra không quá khó. Chỉ với một số dấu hiệu ở lưỡi, bạn hoàn toàn có thể biết được trái tim của mình đang ốm hay đang khỏe mạnh.
Tất cả chúng ta đều mong muốn mình sẽ có một trái tim khỏe mạnh. Thế nhưng, để kiểm tra cơ quan này lại phải trải qua nhiều khâu xét nghiệm phức tạp. Có một cách đơn giản giúp bạn biết được tim mình có khỏe mạnh hay không, đó là thông qua một số dấu hiệu ở lưỡi. Lưỡi có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của tim ở một mức độ nhất định.
Trái tim có khỏe hay không hãy xem tình trạng của lưỡi
- Lưỡi có v ế t bầm tím, coi chừng máu ứ
Một người có tim khỏe mạnh thì lưỡi của họ hồng hào, mềm mại, cảm nhận được mùi vị tốt và nói năng lưu loát. Nếu lưỡi xuất hiện màu tím sẫm hoặc có vết bầm tím, trong y học Trung Quốc gọi đó là do máu ứ. Khi lưỡi xuất hiện tình trạng này, kèm theo đánh trống ngực, khó thở, mất ngủ, mơ màng… thì đó có thể là tim đang có vấn đề, cần kiểm tra kịp thời.
Một người có tim khỏe mạnh thì lưỡi của họ hồng hào, mềm mại, cảm nhận được mùi vị tốt và nói năng lưu loát.
- Lưỡi có màu đỏ, cảnh giác tim có vấn đề
Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng nhạt nhưng khi có bệnh về tim mạch thì lưỡi có thể chuyển sang màu đỏ. Lúc này, nếu thấy có những triệu chứng đi kèm như buồn bã, hoảng loạn, tim đập nhanh thì cần cẩn thận.
- Lưỡi có màu trắng, cảnh giác tim thiếu máu hoặc thiếu oxy
Một số triệu chứng đi kèm với lưỡi trắng như rối loạn nhịp tim hoặc mệt mỏi, bạn có thể nghĩ ngay đến tim đang thiếu máu. Nếu lưỡi trắng và nhờn, kèm theo tức ngực, khó chịu ở vùng ngực, bạn cần cảnh giác với bệnh tim mạch vành.
Muốn tim khỏe mạnh cần lưu ý “nguyên tắc vàng”
Để tim luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến nguyên tắc “giảm 2 thứ màu trắng, tăng 3 thứ màu đỏ, làm nhiều 4 việc” sau:
1. Giảm 2 thứ màu trắng
- Đường
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người lớn ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng đường dư thừa được chuyển thành chất béo trung tính trong cơ thể, sau đó lắng đọng trên thành động mạch khi xuất huyết. Theo thời gian, ăn đường sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể, có thể gây ra bệnh tim mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim.
Video đang HOT
- Muối
Ăn quá nhiều muối không tốt cho sức khỏe tim mạch, nó gây phù nề các tế bào cơ trơn của mạch máu, thu hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.
2. Tăng 3 thứ màu đỏ
- Đậu đỏ
Đậu đỏ rất giàu chất sắt, rất tốt cho việc cung cấp máu ở tim. Ngoài ra, nó còn có thể cải thiện hoạt động của tim, hạ huyết áp và mỡ máu.
- Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu kali, liên quan chặt chẽ đến việc duy trì chức năng bình thường của cơ tim.
- Táo tàu
Táo tàu có thể tăng cường khả năng co bóp của cơ tim, tăng lượng oxy trong máu và tim, khiến việc lưu thông máu ở tim diễn ra trơn tru hơn.
3. Làm nhiều 4 việc
- Chọn dầu ăn thông minh
Axit béo rất quan trọng đối với sức khỏe của tim, đặc biệt là nó có trong dầu ăn. Một số loại dầu tốt cho tim phải kể đến dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt lanh.
Nghiên cứu của Đại học bang New Jersey, Mỹ cho thấy 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu của Đại học bang New Jersey, Mỹ cho thấy 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim hiệu quả.
Một giấc ngủ ngon sẽ khiến tim khỏe mạnh hơn. Việc thức đêm thường xuyên sẽ dẫn tới rối loạn chức năng tự chủ ở tim, nhịp tim cũng trở nên bất thường.
Theo Y học Trung Quốc, buổi trưa là thời gian “vàng” để chăm sóc tim. Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp giảm tỷ lệ tử vong các bệnh liên quan tới tim tới 30%. 15 – 20 phút ngủ trưa có thể cải thiện việc cung cấp máu ở tim, tăng cường thể lực, loại bỏ mệt mỏi, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Cười nhiều hơn
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim. Khi bạn tức giận hoặc mất bình tĩnh, nhịp tim sẽ tăng lên và có thể gây ra những cơn đau tim bất ngờ. Một khi được kích thích về mặt cảm xúc, huyết áp cũng có xu hướng tăng lên, làm tăng lượng tiêu thụ oxy ở tim, dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cấp tính và gây ra nhồi máu cơ tim.
Những cách trị bệnh táo bón hiệu quả nhanh nhất
Có cách trị táo bón nào nhanh khỏi mà không phải dùng thuốc không? Thực tế, chúng ta có rất nhiều cách chữa táo bón tại nhà cho người lớn từ kinh nghiệm dân gian truyền lại. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Mẹo trị táo bón bằng dầu thực vật
Một số loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu dừa, dầu oliu hay dầu hạt lanh... có thể được sử dụng để điều trị táo bón ở người lớn khá nhanh chóng. Chúng hoạt động tương tự như một loại thuốc nhuận tràng, giúp bôi trơn đường tiêu hóa, giúp thức ăn cũng như phân di chuyển xuống dưới một cách trơn tru, thuận lợi.
Bên cạnh đó, các loại dầu trên còn cung cấp hầu hết các loại các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và Omega-3 cho cơ thể. Chúng cũng kích thích túi mật tiết ra mật. Mật sau đó tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp phân giải chất béo khó tiêu. Không chỉ giúp trị táo bón cho bà bầu an toàn, cách này còn hiệu quả đối với mọi đối tượng.
Những cách trị bệnh táo bón hiệu quả nhanh nhất. Ảnh Sức Khỏe Đời Sống.
Cách sử dụng:
Khởi đầu bạn có thể uống 1-2 muỗng cà phê dầu một lần hoặc hai lần một ngày. Tăng số lượng nếu liều lượng trên vẫn chưa cho tác dụng. Uống dầu khi dạ dày đang trống rỗng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hoặc trộn dầu với nước, cà phê, sinh tố, nước trái cây, hoặc trộn vào salad. Áp dụng liên tục một vài ngày sẽ thấy kết quả.
Uống nhiều nước
Việc cung cấp nước hàng ngày cho cơ thể rất quan trọng, nhất là với những người bị táo bón. Không chỉ tham gia thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước còn giúp làm ẩm và mềm phân, hỗ trợ việc tống đẩy phân ra ngoài thuận lợi hơn.
Quả sung
Nguyên liệu này được rất nhiều bệnh nhân tin dùng khi có những biểu hiện của bệnh táo bón.
Trong quả sung có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng rất nhiều chất xơ. Chính vì vậy, loại quả này có khả năng nhuận tràng, ngăn ngừa và điều trị táo bón khá hiệu quả.
Muốn trị táo bón nhanh chóng, người bệnh chỉ cần dùng vài quả sung nấu chung với sữa và uống mỗi ngày. Cách này giúp tinh chất của quả sung thấm vào cơ thể và phát huy khả năng điều trị táo bón.
Cải bó xôi
Đây là một trong những thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng nhiều khi bị táo bón. Không chỉ chứa nhiều chất xơ, cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ làm mềm phân, tống đẩy phân ra ngoài và loại bỏ độc tổ khỏi hệ tiêu hóa.
Ngoài dùng cải bó xôi để chế biến các món ăn thông dụng, người bệnh cũng nên bổ sung 100ml nước ép từ loại cải này mỗi ngày. Đây là cách trị táo bón nhanh chóng nhưng đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều probiotic
Nhóm thực phẩm này được chứng minh có khả năng tạo ra những vi khuẩn có lợi cho đại tràng, nhờ đó kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Hàng ngày chúng ta nên bổ sung vừa đủ lượng probiotic từ việc ăn nhiều dưa, sữa chua... Đây vừa là cách điều trị táo bón, vừa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Đỗ đen
Hãy lấy 1 nắm đỗ đen rửa sạch, bỏ hạt hỏng, lép rồi để ráo và cho vào nồi rang đều tay đến khi bốc khói, dậy mùi thơm, cho 1 chút muối vào rang đều khoảng 5- 10 phút. Cuối cùng cho nước vào ninh và cô đặc thành 1/3 lượng nước đổ vào dùng uống sẽ giúp đi tiêu nhanh hơn.
Sử dụng cách chữa táo bón này hàng ngày đến khi khỏi hẳn.
9 món ăn vừa "nuôi dưỡng" nội tạng mỗi ngày lại có tác dụng giảm cân, phụ nữ chăm tẩm bổ thì cuối đời cũng chẳng sợ bệnh Chuyên gia dinh dưỡng được cấp chứng nhận DAA tại Úc, Candy Lin, hiện đang công tác tại Foodi C đã liệt kê ra những loại thực phẩm có thể đảm bảo được các tiêu chí này, và thật may mắn khi tất cả chúng đều rẻ và sẵn có. Mỗi khi nhắc đến việc "kiểm soát chế độ ăn uống" hẳn nhiều...