Món thạch làm từ mai rùa gây tranh cãi ở nhiều quốc gia
Với người dân phương Tây, nơi rùa không được xem là món ăn thì đây quả là một loại thạch kỳ lạ không kém phần kinh dị.
Cứ vào mùa hè, người dân Trung Quốc lại nghĩ ngay đến món thạch rùa (cao quy linh) mát lạnh, giải nhiệt mà hầu như từ người lớn để trẻ nhỏ đều yêu thích. Món ăn này không chỉ được bày bán công khai ở hầu hết các quán ăn và quán giải khát mà người dân còn tự mua bột về nhà tự làm.
Nguyên liệu chính của thạch rùa là bột làm từ mai rùa và thảo mộc. Trong y học Trung Quốc, mai rùa rất giàu collagen, canxi, phốt pho và nhiều dưỡng chất khác. Một trong số đó, collagen là yếu tố quan trọng nhất để cho món thạch này có thể đông lại. Để cho món thạch rùa có hương vị đặc biệt, người ta cho cam thảo, mật ong, nhân sâm vào cùng. Về cơ bản nó có vị hơi đắng khó ăn, nhưng một khi đã ăn là sẽ rất nghiện và muốn ăn mỗi ngày.
Video đang HOT
Những con rùa được lấy mai mài thành bột phải là loại rùa vàng nhưng loài này hiện đang nằm trong danh sách đỏ. Do đó người ta sử dụng phần lớn rùa được nuôi trồng ở châu Á. Mai rùa sau khi được làm sạch và để khô trong vài năm mới được mài thành bột làm thạch.
Thạch rùa ngoài công dụng là giải nhiệt thì nó còn giúp điều chỉnh cân bằng âm dương cơ thể, ngăn ngừa sinh nhiệt, nóng, điều trị đau nhức cơ thể, đau họng, đờm…Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ độc tố, ngăn ngừa u nhọt, khô da…Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thạch rùa, phụ nữ đang bị suy nhược cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt, người có bụng yếu, hoặc người già và trẻ em cũng không được phép ăn quá nhiều.
Theo Dân Việt
Quán mì bán được hơn 1.000 bát mỗi ngày nhờ vào thứ gia vị quán nào cũng có
Mì là món ăn không thể tách rời với đời sống của người dân Trung Quốc. Do đó các quán mì mọc lên rất nhiều nhưng chỉ có duy nhất quán này là có thể bán đến 1.000 bát mỗi ngày.
Ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có một quán mì không có tên luôn luôn bận rộn và tấp nập người mua kẻ bán suốt từ sáng đến tối, vào thời gian cao điểm có lúc họ bán được 1.000 bát mỗi ngày, đó thật sự là một con số không thể tưởng nổi.
Quán mì ở đây là thứ ẩm thực rất quen thuộc với người dân Hà Nam. Mức độ nổi tiếng của quán mì này đến nổi người ta nói rằng nếu đến Hà Nam, nhất định phải ghé quán này để thưởng thưởng một tô mì ngon chính hiệu.
Mặc dù về nguyên liệu, cách thực hiện cũng như sợi mì không khác gì nhiều quán khác, nhưng có một thứ rất đặc biệt mà khiến nhiều người ăn không thể nào quên được hương vị đặc biệt rất riêng này. Đó chính là sa tế.
Sự thành công của quán mì không chỉ dựa trên độ ngon đặc biệt của nước dùng, của sa tế mà còn phải kể đến sự khéo léo trong khâu tiếp thị đến với người mua. Chủ của nhà hàng này đã công khai phát sóng trực tiếp toàn bộ quy trình chế biến, từ sợi mì cho đến khi bưng ra bàn cho thực khách, đã khiến cho cửa hàng có hơn 40.000 người hâm mộ trong suốt hơn 1 năm.
Với số lượng người đến ăn "khủng" như vậy, cửa hàng bắt buộc phải nhờ vào máy móc. Mỗi ngày nơi đây sử dụng đến nửa tấn bột, có thể nấu 1 lúc 70 bát mì. Mặc dù khách đông, nhưng ông chủ lúc nào cũng tươi cười, tay thoăn thoắt, thường xuyên ra đứng bán trước khách hàng để tạo thiện cảm.
Tất cả nguyên liệu có trong một tô mì đều được cửa hàng phô bày ra trước mặt thực khách. Đặc biệt món thịt cừu ở đây có hương vị rất riêng và được cửa hàng chế biến theo bí quyết gia truyền nên thịt lúc nào cũng vừa mềm, vừa thơm, thực khách nào ăn vào cũng đều thấy hài lòng. Tuy vậy, người ta nói rằng chính hương vị sa tế cay cay của quán mới là thứ quyết định đến hương vị toàn bộ của tô mì.
Theo 2sao
3 món ăn siêu kinh dị chỉ có ở châu Phi Nhiều người không thể tưởng tượng được là người dân ở châu Phi có thể lấy thứ những thứ này để chế biến thành thức ăn hằng ngày. Châu Phi nền kinh tế còn nhiều thiếu thốn, do đó người dân địa phương đã phải ăn những thứ mà những người khác không bao giờ dám đụng tới. Mặc dù mỗi quốc gia...