Món súp Thái Lan thất truyền 300 năm sẽ được phục vụ tại TPHCM
Mới đây, một nhà hàng chuyên món Thái trên đường Mạc Thị Bưởi, quận 1, TPHCM đã giới thiệu đến thực khách Sài Gòn hương vị đặc biệt của món canh cá chuyên phục vụ hoàng gia Thái Lan hơn 300 năm trước.
Món canh cá thất truyền hơn 300 năm của hoàng gia Thái do đầu bếp Thaninthorn “Noom” Chantrawan phục chế. Ảnh: Thủy Triều.
Để mỗi thực khách tại TPHCM có thể trải nghiệm cảm giác trở thành người của hoàng tộc, nhà hàng chuyên món Thái có tên Spice Temple đã mời ông Thaninthorn “Noom” Chantrawan, đầu bếp Thái Lan đầu tiên đạt sao Michelin sang Việt Nam chế biến The Lost Recipe (tạm dịch là công thức thất truyền) – món canh cá thất truyền hơn 300 năm của hoàng gia Thái.
Chia sẻ về ý tưởng phục chế món ăn này, ông Chantrawn cho biết, sau khi đọc được tư liệu về món canh cá từng có mặt trong các bữa ăn của hoàng gia Thái hơn 300 năm trước, ông đã rất tò mò nên tìm cách phục dựng lại nó. “Tôi hy vọng một lần nữa đưa món ăn trở lại thực đơn để mỗi thực khách có cơ hội thưởng thức cũng như trải nghiệm cảm giác trở thành thành viên hoàng tộc”, vị đầu bếp nói.
Trong suốt quá trình tìm hiểu, ông Chantrawn đã tiếp cận rất nhiều sách cổ, tư liệu nhắc đến món ăn, tham khảo rất nhiều công thức chế biến món ăn cung đình, thử nghiệm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần cách kết hợp các loại cá, nguyên vật liệu, gia vị để tìm ra hương vị hoàn thiện nhất. “Không ai có may mắn biết rõ hương vị của món ăn, tôi cũng vậy nên có thể món ăn sẽ không giống 100% với nguyên bản nhưng tôi tự tin món ăn gần giống nhất”, ông khẳng định.
The Lost Recipe là món canh cá có ba lớp vị. Đầu tiên là độ cay mạnh của ớt xào cùng dầu nóng; kế đến là vị chua đậm được kết hợp từ chanh, khế, cà chua và cuối cùng là những khối cá lóc không tẩm ướp gia vị, hấp chín. Tông màu chính của món ăn đến từ ớt xào cùng dầu nóng nên ngay khi phục vụ, món canh khiến người dùng khó kiềm lòng với màu đỏ bắt mắt, lại vừa gây e sợ về độ cay của nó.
Chị Đức Phong, thực khách ở quận 3 cho biết ban đầu hai lớp vị chua – cay của The Lost Recipe khiến chị liên tưởng đến tomyum – món canh nổi tiếng của Thái nhưng vị chua, cay của món canh cá này đậm hơn. Món canh này cũng không có độ ngọt, béo đặc trưng của nước cốt dừa như tomyum. Chị kể rằng sau khi chia sẻ với người quản lý nhà hàng món canh khá cay, chị nhận được câu trả lời được chuyển ngữ từ người đầu bếp rằng hiện món ăn chỉ cay khoảng 1/3 so với nguyên bản. “‘Món ăn cay đến mức người có thể ăn cay như tôi muốn chảy nước mắt. Nếu cay thêm một phần nữa, món canh càng kén người dùng, cay đúng chuẩn chắc không ai dám ăn luôn”, chị nói vui.
Khác với chị Phong, chị Thư, nhà ở quận 1 cho rằng độ cay của món ăn vẫn trong giới hạn có thể thưởng thức của nhiều thực khách. Chị chia sẻ mình khá thích thú với việc ông Chantrawn nướng chín hành tím và hành tây rồi để nguyên hay cắt thành khối lớn, cho vào món canh để vừa giúp tăng độ ngọt của nước dùng, vừa giúp khắc chế mùi tanh của cá vừa để thực khách có “thứ gì” đó để nhấm nháp. Dành nhiều lời khen cho món canh, song chị Thư cũng kiến nghị phần cá lóc trong món canh cần được xử lý tốt hơn. “Nếu cá lóc không được ướp gia vị là có ý đồ của đầu bếp hay tuân thủ công thức chuẩn thì khi chế biến, đầu bếp có thể xắt khối cá nhỏ hơn hay canh chỉnh thời gian sao cho cá chỉ vừa chín tới. Hiện cá chín khá kỹ nên hơi khô và xơ, không có độ tươi ngọt”, chị Thư nhận định.
Ngoài món canh thất truyền 300 năm, vị đầu bếp đầu tiên của Thái Lan đạt sao Michelin cũng giới thiệu đến thực khách hàng loạt món ăn khác do chính ông chế biến tạo thành một bữa ăn hoàng gia hoàn chỉnh.
Món khai vị được trình bày đơn giản nhưng đẹp mắt. Ảnh: Thủy Triều.
Video đang HOT
Bò hầm 24 tiếng. Ảnh: Thủy Triều.
Tôm càng xanh nướng ăn kèm với cơm được nấu cùng nước dừa nướng. Ảnh: Thủy Triều.
Mỗi món ăn đều có hương vị và điểm riêng. Có thể bạn sẽ thích cảm giác viên trứng cá vỡ trong miệng cùng vị mặn nhẹ trong máng tráng miện hay thích vị tươi mát trong món sốt sò điệp, hay vị ngon đặc trưng của tôm càng xanh kết hợp với cơm được nấu cùng nước dừa nướng – dừa được nướng nguyên trái, khi đủ lửa, vạt dừa, lấy nước, nấu cùng gạo. Nhờ được nướng trước nên khi chế biến, cơm có vị ngọt, thơm và đủ sức mê hoặc gần như tất cả thực khách, kể cả những ai đang trong chế độ kiêng hoàn toàn tinh bột hay sự cầu kỳ trong món tráng miệng.
Theo Sgtiepthi
Tom yum và 9 món ngon phải thử khi đến Thái Lan
Du khách có thể dễ dàng tìm thấy các món đặc trưng Thái Lan ở quán vỉa hè hoặc trong các chợ đêm.
Tom Yum (canh truyền thống)
Đây là món súp cay, rất nổi tiếng ở Thái Lan. Món ăn là sự kết hợp của những loại hải hải tươi ngon, các loại gia vị tạo ra vị chua và cay nồng. Bạn còn cảm nhận được vị béo ngậy từ nước cốt dừa cùng các loại rau thơm. Nguyên liệu chính của món ăn được làm từ tôm hoặc thịt gà, nấm, lá chanh Thái, riềng, sả, nước dừa... Tùy từng nơi nguyên liệu của món này có thể thay đổi với các loại hải sản khác nhau. Món ăn dễ dàng tìm thấy tại các quán đường phố hoặc nhà hàng, giá dao động từ 100 baht (hơn 70.000 đồng). Ảnh: Phong Vinh.
Prata
Đây là một kiểu bánh kếp bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các con đường ở trung tâm Bangkok. Miếng bánh được rưới sữa đặc cùng siro chocolate mang lại hương vị ngọt ngào. Một số hàng quán còn làm thêm prata hương chuối và được nhiều du khách yêu thích. Mỗi suất ăn có giá từ 50 baht (hơn 35.000 đồng). Ảnh: Shutterstock/Alexlky.
Pad Thai (phở xào)
Pad Thai từ lâu là "món ăn quốc gia" của Thái Lan, ra đời trong thời điểm đất nước này gặp khó khăn, khi người dân phải trộn tất cả nguyên liệu có sẵn vào làm một món. Về cơ bản, Pad Thai gồm có mì, trứng, tôm, giá và các loại rau củ quả khác. Các quán Pad Thai nổi tiếng thường thu hút khách hàng với công thức đặc biệt. Giá món này khoảng 80 baht (gần 50.000 đồng) cho một phần Pad Thai cơ bản loại nhỏ. Ảnh: Shutterstock/Giulia M.
Hoy tod (bánh trứng tráng hàu)
Sự kết hợp thú vị giữa trứng và hàu đã làm nên món trứng chiên hàu hấp dẫn. Đầu bếp thường phủ hàu tươi lên trứng tráng trước khi ăn thay vì tráng chung cùng trứng. Hàu dùng để chế biến luôn là loại tươi. Món ăn được chế biến trực tiếp khi có khách yêu cầu nên bạn còn được dịp quan sát các đầu bếp Thái trổ tài. Bạn đừng quên cho thêm chút nước sốt tỏi ớt để tăng hương vị. Suất ăn thường có giá 70 baht (hơn 50.000 đồng). Ảnh: Shutterstock/Ole_ONX.
Som Tam (gỏi đu đủ)
Nguyên liệu của món này gồm đu đủ bào sợi, ớt, tôm khô, cà chua, đậu đũa bẻ nhỏ. Tất cả được cho vào cối giã, sau đó thêm cốt chanh, nước mắm, đường thốt nốt rồi trộn cho gia vị thấm đều vào đu đủ. Vị cay đặc trưng của món ăn Thái sẽ khiến bạn cảm thấy kích thích. Giá mỗi phần Som Tam ở các xe đẩy rong chỉ khoảng 40 - 50 baht (khoảng 30.000 - 40.000 đồng). Ảnh: Shutterstock/Tom Grundy.
Mực nướng
Theo gió, mùi thơm của mực tươi khi được nướng trực tiếp trên bếp than hoa dễ bay xa. Nếu dạo quanh các khu chợ đêm, bạn đừng quên thử món ăn giòn sần sật này. Để tăng mùi vị của món ăn, người Thái Lan rưới lên mực sau khi nướng nước sốt ngọt và cay. Ngoài ra, các hàng này còn bán đủ loại tôm cá viên chiên, thanh cua... cho bạn tha hồ lựa chọn. Tuỳ theo kích thước mà giá của món ăn sẽ dao động. Ảnh: Hồng Liên.
Khao niaow ma muang (xôi xoài)
Ẩm thực Thái Lan còn nổi tiếng với món xôi xoài. Nhiều du khách đùa rằng đến Thái Lan mà không thưởng thức món xôi xoài thì quả là thiếu sót lớn. Hai nguyên liệu chính làm nên món ăn là gạo nếp và xoài tươi. Người Thái thường dùng những quả xoài chín ngọt ăn cùng xôi nếp. Bên trên còn cho thêm chút sữa béo thơm. Giá trung bình 15 baht (hơn 10.000 đồng) một suất ở đường phố. Ảnh: Shutterstock/Mvazt.
Thong Yip (bánh trứng ngọt)
Loại bánh này còn có tên gọi là thong yord hay foi thong. Thông thường, chúng được làm từ lòng đỏ trứng gà trộn với bột và đường. Tuỳ theo đầu bếp mà bánh có nhiều hình dáng khác nhau, có loại dài như sợi, có loại tròn như quả bóng bàn. Hình dạng bông hoa được xem là mất công nhất. Chiếc bánh có giá khoảng 10 - 15 baht (khoảng 7.000 - 10.000 đồng). Ảnh: Shutterstock/Siriphas.
Sankaya Fak Thong (bánh bí ngô)
Để làm ra món này đòi hỏi đầu bếp phải thật khéo léo để nạo bỏ phần ruột bí mà không chạm đến phần thịt của quả. Kế đến, đầu bếp sẽ lấp đầy bên trong bằng nhân kem trứng mịn màng. Cả quả bí sau đó được cho vào nồi hấp tới chín. Món ăn có vị ngọt của bí ngô, vị béo thơm của kem trứng. Phần thịt bí sau khi chín có độ mềm, được chia ra thành nhiều miếng nhỏ bán với giá khoảng 50 baht (hơn 35.000 đồng) một miếng. Ảnh: Shutterstock/kungverylucky.
Trà sữa Thái
Món đường phố làm xiêu lòng nhiều du khách ở Thái Lan là trà sữa. Trà sữa Thái phổ biến có màu cam và màu xanh. Loại trà màu cam đặc trưng được pha từ hồng trà với sữa (sữa bột, sữa đặc hoặc kem). Ly trà sữa đậm vị béo nhưng vẫn không mất đi mùi trà đặc trưng. Du khách có thể bắt gặp đồ uống giải nhiệt này trên bất cứ nơi nào ở Thái Lan với giá cả phải chăng. Ảnh: Shutterstock/girl-think-position.
Theo Vnexpress
Món tôm chua cay nổi tiếng ở Thái Lan Tom Yum từng vào top 50 món ngon nhất thế giới theo bình chọn của CNN, là món du khách "phải thử" khi đến Thái Lan. Tên gọi Tom Yum hay Tom Yam xuất phát từ sự kết hợp giữa hai tiếng Thái: "Tom" nghĩa là nấu (nấu canh), "Yam" là loại gia vị chua cay ở vùng rừng núi Thái Lan và...