Món ăn ‘lấy độc trị độc’ của người Hàn Quốc
Gà tần sâm là món truyền thống của người Hàn Quốc, ăn nóng vào mùa hè, bởi khi thưởng thức sẽ toát nhiều mồ hôi, giúp “giải độc” cho cơ thể.
Phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội trước đây nổi tiếng là “phố Hàn Quốc” bởi có nhiều người Hàn sinh sống. Từ năm 2014 đến nay, người Hàn chuyển đi các khu vực khác nên các dịch vụ, quán ăn Hàn Quốc cũng thưa dần. Song nhiều thực khách hiện vẫn tìm đến đây để thưởng thức gà tần sâm.
Theo chị Lý, quản lý một địa chỉ ẩm thực 24 năm trên đường này, gà tần sâm là món ăn truyền thống yêu thích của người Hàn Quốc. “Ông chủ người Hàn luôn muốn mang đến điều tốt đẹp cho mọi người. Ngày đó ông thấy thể trạng người Việt Nam còn yếu, mà gà tần sâm là món bổ ở Hàn Quốc, nên ông muốn mang món này sang Việt Nam để tăng sức khỏe cho người Việt”, chị Lý nói.
Gà tần sâm thường được người Hàn Quốc ăn để chống lại cái nóng oi bức của thời tiết mùa hè. Nó được gọi là món “lấy độc trị độc” hay “dĩ nóng trị nóng” bởi khi ăn sẽ toát nhiều mồ hôi, vì thế giúp “giải độc” cho cơ thể rất tốt. Đồng thời các chất còn lại như gà, nhân sâm, tỏi, táo tàu, ngân hạnh, cam thảo bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ảnh: Hà Lương.
Để giữ được chất lượng, theo chị Lý nguyên liệu đầu vào phải tốt, ngon, tươi và chỉ bán trong ngày chứ không nhập hàng để đông lạnh, kể cả thịt gà. Gà được sử dụng là gà ta Việt Nam loại nhỏ khoảng 400-500 gram, những nguyên liệu khác như nhân sâm, bột ớt… được nhập thẳng từ Hàn Quốc. Một suất gà tần sâm thuốc bắc giá 220.000 đồng.
Video đang HOT
“Mỗi ngày bếp sẽ chia hai lần sáng sớm và chiều để tần gà khoảng hai tiếng trong nồi gang to. Đun sôi với lửa lớn trong khoảng 30 phút sau đó cho nhỏ lửa để om đến khi gà chín và mềm hẳn. Gà không cho gia vị gì, chỉ tần với nhân sâm và thuốc bắc để giữ nguyên vị ngọt tự nhiên của thịt. Khi phục vụ sẽ cho gà vào nồi đất bé cùng nước dùng và một đĩa muối đi kèm”, chị Lý cho biết.
Theo chị Hà, nhân viên nhà hàng Hàn Quốc, người Việt Nam thích ăn đậm đà, thịt dai còn người xứ kim chi thích ăn nhạt, cay, gà thật nhừ và mềm. Ban đầu khách Việt cũng phản hồi gà tần sâm hơi nhạt, sau họ dần quen với hương vị Hàn và bắt đầu thấy thích bởi những lợi ích sức khỏe của món ăn này.
“Mình trước giờ chẳng thích ăn ngoài hàng, nhưng món này mình ăn thấy khá hợp”, chị Hải Yến, một thực khách cho hay.
Để chia sẻ văn hóa Hàn Quốc đến mọi người, địa chỉ bán gà tần sâm còn tổ chức lớp học nấu ăn miễn phí hàng tháng với các món như bánh hành hải sản, kim chi, canh rong biển… Ảnh: Hà Lương.
Ngoài phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội còn có một số địa chỉ khác bán gà tần sâm ở đường Ngọc Khánh, Trung Hoà… Tại TP HCM, món này cũng xuất hiện trong một số nhà hàng chuyên món Hàn Quốc.
Nguồn gốc món lẩu quân đội
Được sáng tạo trong thời chiến, lẩu quân đội nay trở thành món ăn quốc dân ở Hàn Quốc.
Budae jjigae, hay lẩu quân đội, là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Hàn Quốc. Lẩu là kết sự hợp của chả cá, tokbokki, xúc xích, kim chi, mì sợi, hành, ớt bột... cùng các nguyên liệu nước ngoài như thịt hộp, phô mai.
Không chỉ là món ăn quốc dân của người Hàn, món budae jjigae còn được xếp vào danh sách món nhất phải thử của du khách đến đây. Ảnh: Atlas Obscura.
Nguồn gốc ra đời của nó lại mang một câu chuyện buồn. Trong chiến tranh, người dân phải vật lộn với tình trạng khan hiếm thực phẩm và các cửa hàng hiếm khi có thịt dự trữ. Trong khi đó, tại thành phố Uijeongbu (cách thủ đô Seoul khoảng một giờ lái xe), một căn cứ quân sự của Mỹ có rất nhiều thịt hộp. Các đầu bếp Hàn Quốc đã nghĩ ra món ăn sáng tạo từ nguồn lực hạn chế. Họ xếp hàng bên ngoài doanh trại quân đội để mua, thậm chí nhặt các hộp thức ăn thừa của lính Mỹ.
Thịt hộp khá đắt và mặn nên họ cần phải để dành. Người Hàn Quốc đã thêm kim chi, tỏi, rau, tương ớt, mì ăn liền, đậu đóng hộp, phô mai, xúc xích và thịt nguội. Thành phẩm là một món lẩu cay, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa thịt hộp, phô mai và rau củ mà họ đặt tên là món lẩu quân đội budae jjigae ("budae" là "quân doanh" và "jjigae" có nghĩa là "lẩu", "canh" hay "đồ hầm").
Người Hàn Quốc thường ăn món ăn này vào buổi trưa, đặc biệt là sinh viên và người làm văn phòng. Ảnh: Seoulian.
Tình trạng khan hiếm thịt tiếp tục diễn ra vào thời kỳ hậu đình chiến. Chiến tranh đã phá hủy các nhà máy, nhà cửa và khoảng 10% dân số Hàn Quốc đã mất đi. Trong số những người Hàn Quốc đói khát còn sống sót, nhiều người tiếp tục phát triển món budae jjigae. Tuy nhiên, chính phủ lúc đó không đồng tình và đã ra lệnh cấm người Hàn mua sản phẩm của Mỹ.
Điều này tạo ra "chợ đen" bán các nguyên liệu nấu món lẩu quân đội. Các cửa hàng bán lẻ dành cho cho lính Mỹ đóng quân tại Hàn trở thành nơi bán thịt hộp. Việc này được coi là bất hợp pháp cho đến khi một công ty Hàn Quốc bắt đầu sản xuất nó vào những năm 1980.
Sau khi lệnh cấm sử dụng sản phẩm của Mỹ được dỡ bỏ, budae jjigae đã phát triển thành một món ăn phổ biến toàn quốc. Với ý nghĩa lịch sử, món ăn này được nhà xã hội học Grace M. Cho mô tả là "một cuộc phiêu lưu của ẩm thực".
Ngày nay, budae jjigae xuất hiện trên các thực đơn của hầu hết nhà hàng, đặc biệt trong khu vực trường đại học. Nhiều người không hề biết được câu chuyện lịch sử của nó, họ chỉ ăn đơn giản vì thích hương vị. Theo ông Lee Ok-hyang, chủ một nhà hàng, bí quyết làm nên món budae jjigae ngon là kim chi. Kim chi cần được lên men đủ, trong ít nhất một hoặc hai năm.
Budae Jjigae được phục vụ tại các nhà hàng ở Hàn Quốc và một số nơi trên thế giới. Thậm chí, ở tỉnh Uijeongbu, nơi xuất xứ của món lẩu quân đội, có cả một con đường được đặt tên món ăn này. Một số nhà hàng ở đây đã bán món lẩu quân đội từ khi cuộc chiến chấm dứt (1953) cho đến nay. Một bữa ăn thịnh soạn với budae jjigae có giá khoảng 9.000 - 20.000 won (170.000 - 380.000 đồng) mỗi người.
Bí quyết nấu canh rong biển giải rượu, bia tức thời Trong số những cách giải rượu, bia thì cách nhanh nhất và an toàn nhất là bằng các món ăn. Sau đây sẽ là bí quyết nấu canh rong biển giải rượu, bia tức thời. Một số công dụng của rong biển Ngày nay, rong biển ngày càng được dùng phổ biến và trở thành món ăn đặc sản ở nhiều địa phương...