Mẹ bầu cần biết ‘chìa khóa’ giúp thai kỳ khỏe mạnh
Dinh dưỡng không tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn uống kém và tình trạng chậm phát triển của thai nhi, thậm chí liên quan đến hành vi, cảm xúc của trẻ sau này.
1. Dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thế nào?
Tình trạng viêm là phản ứng tự nhiên đối với những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, viêm mạn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người bình thường. Còn đối với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm nhiễm trong thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào sau khi sinh?
Đây là điều mà nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Học viện Tâm thần Trẻ em & Vị thành niên Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ viêm nhiễm ở người mẹ có thể liên quan đến rối loạn điều hòa ở trẻ em.
Chương trình ECHO bắt đầu nghiên cứu nhóm đối tượng này, xem xét các yếu tố chu sinh được biết là có liên quan đến tình trạng viêm ở mẹ và trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều này bằng cách xem xét 18 nhóm đối tượng khác, có cả dữ liệu danh sách kiểm tra hành vi trẻ em (CBCL) 6-18 tuổi và thông tin về phơi nhiễm chu sinh bao gồm cả nhiễm trùng trước khi sinh của mẹ.
Sau đó, họ kiểm tra hồ sơ rối loạn CBCL của từng trẻ, bao gồm dữ liệu về các dấu hiệu chú ý, lo lắng, trầm cảm và hung hăng. Kết quả cho thấy khoảng 13,4% trong số 4.595 trẻ em trong nhóm đang phải đối mặt với các vấn đề về hành vi và cảm xúc có thể liên quan đến tình trạng viêm của mẹ. Các bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn các bé gái.
Ngoài ra, 35% thanh thiếu niên mắc CBCL có mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh, trong khi chỉ có 28 % trẻ em không mắc CBCL có mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, tình trạng viêm trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở trẻ em. Thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe của người mẹ đối với đứa con. Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát tình trạng viêm bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ vitamin.
Dinh dưỡng tốt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ mang thai.
Trước đó, một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng đã điều tra mối liên hệ giữa tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và kết quả tiêu cực, dài hạn ở trẻ em. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào giả thuyết rằng chế độ ăn uống chất lượng trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ thai nhi chậm phát triển thấp hơn.
Nghiên cứu xem xét tình trạng của 762 bà mẹ mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ, những trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với những trẻ sơ sinh khác tại thời điểm sinh ra được cho là đã gặp phải những hạn chế về sự phát triển của thai nhi.
Ngoài việc xem xét kích thước thai nhi, nghiên cứu còn điều tra các kết quả phụ trong thai kỳ, bao gồm rối loạn tăng huyết áp, bệnh béo phì so với tuổi thai và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Chỉ số ăn uống lành mạnh (HEI), một công cụ do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển, được sử dụng để đánh giá chất lượng chế độ ăn của bà mẹ mang thai. HEI dựa trên 13 thành phần dinh dưỡng và chấm điểm từ 1 – 100. Điểm HEI cao tương đương với chế độ ăn lành mạnh hơn, trong khi điểm HEI thấp tương đương với chế độ ăn kém lành mạnh hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Video đang HOT
17% bà mẹ mang thai có điểm HEI cao, 83% có điểm HEI thấp hơn. Điểm trung bình là 60/100.
Bệnh nhân có điểm HEI cao ít có nguy cơ gặp phải tình trạng chậm phát triển ở thai nhi hơn 67%.
Những người có điểm HEI cao cũng ít có khả năng bị tăng huyết áp trong thai kỳ hơn 54% so với những người có điểm HEI thấp hơn.
2. Cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để có một thai kỳ khỏe mạnh
Các nghiên cứu trên nhấn mạnh vai trò của chế độ ăn uống lành mạnh (có tác dụng chống viêm) sẽ giúp các bà mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, điểm HEI là một công cụ hữu ích để xác định mức ăn uống lành mạnh. Có thể coi điểm HEI cao là chế độ ăn uống chống viêm, ví dụ như chế độ ăn Địa Trung Hải.
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai bao gồm các nguồn protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh, carbohydrate phức hợp, vitamin và khoáng chất.
Một số thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ mang thai.
Việc ăn nhiều các nhóm thực phẩm dưới đây có liên quan đến điểm HEI cao hơn và kết quả mang thai khỏe mạnh hơn:
Rau xanh.Trái cây nguyên quả.Đậu/cây họ đậu.Các loại ngũ cốc.Chất béo lành mạnh từ các nguồn như các loại hạt, bơ, dầu ô liu, cá, trứng.Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh, sữa chua.Giữ đủ nước cho cơ thể.
Lưu ý, chế độ ăn quá nhiều đường bổ sung, đồ uống có đường, chất béo chuyển hóa và ngũ cốc tinh chế có liên quan đến điểm HEI thấp hơn, do đó nên tránh.
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn thịt nguội, hải sản sống hoặc hun khói, thịt tái, cá có hàm lượng thủy ngân cao, trứng sống, caffeine, rượu…
7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Những ngày nghỉ Tết là thời điểm đẹp với rất nhiều người để xem, nhiều nơi để đi. Mang thai trong dịp Tết có thể có nghĩa là mẹ bầu có những ưu tiên khác so với trước đây nghĩa là với việc mẹ bầu phải chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, vì vậy năm nay, hãy dành thời gian cho bản thân và tận hưởng những ngày nghỉ khi chuẩn bị chào đón một em bé mới chào đời.
7 cách giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe các ngày nghỉ Tết:
1. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Những ngày nghỉ Tết thường ăn quá nhiều do đó điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu cần đặc biệt giữ vững chế độ dinh dưỡng khoa học trong dịp này, nên ăn đủ 3 bữa và chia nhỏ các bữa phụ để cung cấp năng lượng liên tục cho cả ngày.
Mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết nhất là chế độ ăn uống.
Đảm bảo nguyên tắc chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn và đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau:
Chất bột đường (glucid): gồm gạo, khoai, ngô, mì...;Chất đạm (protein): gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa...;Chất béo: gồm dầu, mỡ, lạc, vừng...;Vitamin, khoáng chất và chất xơ: gồm các loại rau củ (cải xoăn, súp lơ, măng tây, rau dền, đậu bắp...) và trái cây (bơ, đu đủ, cam, quýt,,,) giàu vitamin C.
Mẹ bầu cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu trong quá trình mang thai như canxi, acid folic, omega-3, sắt: kẽm, i-ốt.
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn, vì vậy hãy nhớ làm theo những lời khuyên để ăn uống và chuẩn bị thực phẩm an toàn trong dịp Tết. Mẹ bầu cũng nên tránh các món ăn sống hoặc chưa chín kỹ như thịt nguội hoặc thịt chưa chín kỹ, nên ăn chín uống sôi. Đặc biệt, cần hạn chế ăn quá nhiều chất béo và đồ ngọt vì có thể dẫn đến tăng cân quá giới hạn cho phép hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Mẹ bầu rất dễ quên bổ sung đủ chất lỏng do di chuyển nhiều nơi hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vì vậy, luôn mang theo một bình nước bên mình để uống đủ nước, nhu cầu trung bình từ 1,5-2,5 lít nước/ngày. Tuyệt đối không nên uống rượu, bia và các chất kích thích...
2. Giảm căng thẳng bằng một số bài tập
Dù Tết bận rộn đến mấy, mẹ bầu cũng cần lưu ý dành thời gian vận động, luyện tập thể thao nhẹ nhàng, hợp lý. Duy trì việc tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp cho thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tránh mệt mỏi trong những ngày Tết.
Nếu lịch trình bận rộn quá nhiều và mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi và đi bơi, tập yoga hoặc đi dạo. Hoạt động thể chất thường xuyên khi mang thai không chỉ giúp cảm thấy tốt hơn mà còn giúp lấy lại vóc dáng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, đồng thời chống lại một số khó chịu khi mang thai, kiểm soát căng thẳng và thậm chí giảm nguy cơ biến chứng như tiền sản giật.
3. Chọn đồ mặc đồ thoải mái phù hợp với thai kỳ
Tùy thuộc vào khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu có thể không muốn mặc bất cứ thứ gì quá chật khi đang trong ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ bầu không thể ăn diện, mặc đẹp. Ăn mặc thoải mái theo mùa và mang giày dép thoải mái. Điều quan trọng cần nhớ là mẹ bầu nên ăn mặc phù hợp với vóc dáng bà bầu của mình hơn là chọn những kiểu dáng phù hợp với mình trước khi mang thai.
4. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Mẹ bầu có thể muốn tự mình làm mọi việc và muốn tổ chức bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao sức chịu đựng của mình và không cho mình nghỉ ngơi hoặc ngủ vì thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và sinh mổ. Không cần phải cảm thấy có lỗi hay ngại từ chối tham gia làm bữa ăn Tết nếu không thể tham gia nhiều như mọi năm. Nên dành thời gian thư giãn, giao phó việc bếp núc hay một số nhiệm vụ cho người khác trong gia đình.
5. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân
Mẹ bầu cố gắng duy trì lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn.
Những ngày nghỉ lễ là khoảng thời gian tuyệt vời trong năm nhưng cũng có thể vô cùng căng thẳng. Mang thai càng làm mọi việc khó khăn hơn. Cơ thể của mẹ bầu đã trải qua rất nhiều thay đổi và kết hợp với nhu cầu của kỳ nghỉ lễ, mẹ bầu rất dễ thấy mình bị quá tải về tinh thần và thể chất.
Trong những ngày Tết, phụ nữ mang thai cần cố gắng duy trì lịch sinh hoạt, ăn ngủ đều đặn. Nếu người mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe như đau bụng, ra máu, chóng mặt, buồn nôn, thai ít cử động... thì cần đến ngay cơ sở sản khoa để được khám và cấp cứu kịp thời.
Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất để có một thai kỳ tốt.
6. Lên kế hoạch trước nếu muốn đi du lịch
Đi du lịch khi đang mang thai nhìn chung là an toàn, đặc biệt nếu việc mang thai không có nguy cơ cao. Tuy nhiên, vẫn nên lập kế hoạch trước nếu định đi du lịch vào dịp Tết này.
Hãy đảm bảo rằng đang đi du lịch với hồ sơ khám thai mới nhất và thông tin liên hệ của bác sĩ. Hầu hết phụ nữ có thể đi du lịch bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay từ tuần thứ 14 cho đến khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ nhưng nếu gần đến ngày dự sinh thì mẹ bầu không nên đi chơi xa nhà. Những thai phụ đang trong quý 1 và quý 3 của thai kỳ nên hạn chế đi xa. Nếu như đi ô tô thì không nên ngồi quá lâu, suốt cả chặng đường dài mà cứ khoảng 2 tiếng thì dừng lại nghỉ ngơi rồi đi tiếp.
Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong dịp Tết đó là nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sốt xuất huyết, Adenovirus , COVID-19, thậm chí là virus Zika... khi giao lưu, tiếp xúc với nhiều người và di chuyển đến các vùng có dịch.
Đặc biệt, đối với những thai phụ được xếp vào nhóm nguy cơ cao như tiền sản giật, rau cài răng lược, rau tiền đạo hoặc mổ đẻ nhiều lần thì tuyệt đối không nên đi chơi xa hoặc đi du lịch trong dịp Tết. Mẹ bầu nên lưu số điện thoại của bác sĩ đang theo dõi cho mình để được tư vấn kịp thời khi cần thiết.
7. Đến cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu chuyển dạ
Những dấu hiệu báo hiệu chuyển dạ mà các sản phụ nên lưu ý để kịp thời đến các cơ sở y tế và chuẩn bị cho cuộc sinh được an toàn như chảy máu âm đạo, co thắt, vỡ màng ối hoặc có dấu hiệu co thắt dạ con, có dấu hiệu sinh non trước tuần thai thứ 37; Thai phụ bị nhức đầu, tăng huyết áp hay huyết áp thấp, bị phù, bệnh tim...
7 dấu hiệu đau bụng khi mang thai cần đi khám ngay Đau bụng khi mang thai là hiện tượng hay gặp, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ do thai làm tổ, tăng lưu lượng máu đến tử cung... Tuy nhiên, đôi khi có những cơn đau bụng bất thường có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn con mẹ bầu cần biết để được chăm sóc y tế kịp thời. Nguyên nhân...