Cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai có bất thường không?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng em bé lớn từng ngày.
Có nhiều phụ nữ mang thai luôn có cảm giác thèm ăn. Điều này có bình thường không và nên ăn gì để đáp ứng cảm giác thèm ăn một cách lành mạnh?
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn khi mang thai
Cảm giác thèm ăn khi mang thai là cảm giác thường xuyên hoặc bất chợt rất thèm ăn một loại thực phẩm cụ thể nào đó. Cảm giác thèm ăn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, chúng có nhiều khả năng bắt đầu trong giai đoạn đầu tiên, đạt đỉnh điểm trong ba tháng giữa thai kỳ và giảm dần trong ba tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân chính xác của cảm giác thèm ăn khi mang thai vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, chúng có thể do một số yếu tố gây ra, bao gồm thay đổi nội tiết, thiếu hụt chất dinh dưỡng và thay đổi cảm giác.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự gia tăng hormone thai kỳ, vốn kiểm soát lượng đường trong máu đến thai nhi, có thể gây ra cảm giác thèm đồ ngọt. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng có nhiều khả năng cảm thấy thèm ăn hơn những người có chế độ dinh dưỡng tốt. Tương tự, những người mang thai không có chế độ ăn uống cân bằng hoặc bỏ bữa dễ thèm đồ ăn vặt hơn.
Do thay đổi hormone
Sự gia tăng hormone, bao gồm gonadotropin màng đệm ở người (hCG) và progesterone, đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự thèm ăn và gây ra cơn đói.
Tăng tỷ lệ trao đổi chất
Mang thai dẫn đến tốc độ trao đổi chất tăng cao khi cơ thể làm việc chăm chỉ hơn để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Sự trao đổi chất tăng cao này dẫn đến cảm giác đói thường xuyên hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi
Thai nhi đang phát triển cần một lượng chất dinh dưỡng đáng kể để tăng trưởng và phát triển, dẫn đến người mẹ tăng cảm giác thèm ăn để đáp ứng những nhu cầu này.
Biến động lượng đường trong máu
Những thay đổi về lượng đường trong máu, đặc biệt là sự sụt giảm lượng glucose, thường gây ra cơn đói. Phụ nữ mang thai có thể gặp những biến động do độ nhạy insulin của cơ thể thay đổi.
Yếu tố cảm xúc và tâm lý
Mang thai là giai đoạn thường mang lại những thay đổi về cảm xúc và tâm lý, đồng thời căng thẳng hoặc lo lắng có xu hướng làm tăng ham muốn ăn uống, dẫn đến cảm giác đói.
Video đang HOT
Cảm giác thèm ăn khi mang thai là bình thường.
2. Cảm giác thèm ăn khi mang thai có bất thường không?
Theo các chuyên gia y tế, cảm giác thèm ăn khi mang thai là điều tự nhiên và phổ biến. Nói chung, không khó để giải quyết cơn thèm ăn miễn là bạn chú ý kiểm soát chế độ ăn của mình cân bằng, đa dạng và lành mạnh. Phụ nữ mang thai không nên lo lắng sợ ăn nhiều hơn bình thường sẽ gây tăng cân hoặc không tốt cho em bé vì giai đoạn mang thai bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hơn bình thường. Khi ăn một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cả người mẹ và em bé khỏe mạnh và đảm bảo sinh nở an toàn.
Theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày).
Bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).
Cần bổ sung các thực phẩm giàu chất khoáng như sắt, canxi, kẽm, iot, acid folic; các vitamin A, B, C, D… Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá…; Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi sinh…
3. Nên ăn gì để giải quyết cơn thèm ăn một cách lành mạnh?
Protein nạc và chất xơ
Để chống lại cơn thèm ăn hiệu quả, bà bầu nên ăn thực phẩm cung cấp protein nạc và chất xơ. Protein mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa vì cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để phân hủy nó. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa để có cảm giác no lâu. Cả hai đều là thực phẩm lành mạnh giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, tốt cho tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu, tránh nguy cơ tăng cân và đái tháo đường thai kỳ.
Một số nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh và chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai gồm:
CáỨc gàThịt bò nạc xayCác loại đậuTrứng luộcSữa chua Hy LạpNgũ cốc nguyên hạtCác loại trái cây và rau như: quả mọng, trái cây họ cam quýt, lê, bơ, xoài, chuối, dứa, dưa hấu, bơ, bông cải xanh, rau bina…
Các loại hạt
Các loại hạt như quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, mắc ca, hạt lạc… chứa nhiều protenin, chất béo lành mạnh và chất xơ, ít carbs, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin E, magie, selen, kẽm… rất tốt cho sức khỏe và giúp thỏa mãn cơn thèm ăn vặt. Chúng là những món ăn nhẹ rất tiện lợi, không cần phải chế biến, dễ mang theo khi di chuyển.
Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý nên chọn các sản phẩm hạt có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn. Tránh ăn các loại hạt có biểu hiện nhiễm nấm mốc hay biến chất dễ nhiễm độc tố aflatoxin gây ngộ độc. Nên kiểm soát khẩu phần, không nên ăn quá nhiều cũng dễ gây tăng cân.
Sữa chua và trái cây là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai.
Sữa chua và phô mai
Sữa chua là món ăn rất tốt được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì đây là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thai kỳ. Sữa chua cũng chứa nhiều men vi sinh tốt cho sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch của thai phụ.
Với gần 11g protein trong mỗi khẩu phần, phô mai tươi là một món ăn nhẹ bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Nó cũng là một nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp cho răng và xương chắc khỏe.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý, để tránh cảm giác thèm ăn liên tục hay ăn quá nhiều, điều quan trọng là phải ăn đủ chất và ăn đúng bữa. Bằng cách này, cơ thể sẽ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết và bạn sẽ không cảm thấy đói ngay sau khi ăn. Uống đủ nước vì đôi khi khát nước thường bị nhầm lẫn với đói hoặc thèm ăn; tránh đồ uống có đường, nên uống nước trái cây tươi hoặc nước lọc. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể phá vỡ sự dao động bình thường của hormone thèm ăn, dẫn đến cảm giác thèm ăn và kiểm soát sự thèm ăn kém.
Câu hỏi thường gặp về mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến khả năng sinh sản và tính mạng của người phụ nữ.
Việc trang bị những kiến thức cần thiết sẽ giúp chị em phụ nữ có biện pháp phòng ngừa, cũng như có phương hướng xử trí kịp thời.
1. Đông y có chữa được mang thai ngoài tử cung không?
Đông y không thể chữa được bệnh mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là một cấp cứu phụ khoa cần can thiệp phẫu thuật kịp thời bởi nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Trong trường hợp thai ngoài tử cung được chỉ định điều trị nội khoa, thì thuốc điều trị đầu tay là Methotrexat. Đến nay vẫn không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh đông y có thể chữa được thai ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe người phụ nữ.
2. Cách sơ cứu bệnh mang thai ngoài tử cung thế nào?
Giữ bình tĩnh và gọi cấp cứu ngay lập tức: Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang mang thai ngoài tử cung, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.Để người bệnh nằm thoải mái: Giúp người bệnh nằm xuống ở tư thế thoải mái và tránh cử động nhiều để giảm nguy cơ chảy máu thêm. Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, không ấn hay đè vào vùng bụng vì có thể làm tăng mất máu trong ổ bụng.Không ăn uống: Không nên cho người bệnh ăn uống gì, đặc biệt là nếu cần phẫu thuật khẩn cấp.Trấn an người bệnh: Trấn an người bệnh để giảm lo lắng và căng thẳng, giúp họ bình tĩnh chờ sự trợ giúp y tế. Nếu có thể, chuẩn bị sẵn thông tin về tiền sử y tế của người bệnh, các triệu chứng họ đang gặp phải, và bất kỳ loại thuốc nào họ đang dùng để cung cấp cho nhân viên y tế khi họ đến. Theo dõi các triệu chứng của người bệnh và sẵn sàng thông báo cho nhân viên y tế nếu tình trạng của họ xấu đi. Một số thông tin quan trọng giúp bác sĩ định hướng được bệnh lý thai ngoài tử cung vỡ là tình trạng chậm kinh, đã được test thử thai hay chưa, quá trình thăm khám siêu âm xét nghiệm trước đó...
Hình ảnh biến chứng thai kỳ do thai ngoài tử cung. (Ảnh minh hoạ).
3. Chăm sóc bệnh nhân mang thai ngoài tử cung sau phẫu thuật thế nào?
Chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số hướng dẫn để chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung:
Quan sát các triệu chứng bất thường: Theo dõi các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo nặng, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.Kiểm tra vết mổ: Nếu bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật, cần kiểm tra vết mổ để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc mủ.
a. Chăm sóc vết mổ (nếu có phẫu thuật)
Giữ vết mổ sạch sẽ: Rửa vết mổ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.Thay băng thường xuyên: Thay băng mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ để giữ vết mổ khô ráo.Tránh nhiễm trùng: Tránh tắm bồn hoặc ngâm mình trong nước cho đến khi vết mổ lành hẳn.Nghỉ ngơi: Khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi.
b. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng với bệnh nhân mang thai ngoài tử cung
Ăn uống cân đối: Cung cấp chế độ ăn uống cân đối, giàu protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi.Uống đủ nước: Đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày.
c . Hướng dẫn theo dõi y tế sau điều trị mang thai ngoài tử cung
Tái khám: Đảm bảo bệnh nhân tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng phục hồi và đưa ra hướng dẫn cần thiết.Xét nghiệm: Theo dõi nồng độ hCG trong máu để đảm bảo thai ngoài tử cung đã được xử lý hoàn toàn.
Hình ảnh siêu âm mang thai ngoài tử cung.
d. Lưu ý về kế hoạch sinh sản tương lai
Thảo luận với bác sĩ: Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch mang thai trong tương lai và các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung tái phát.Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Đảm bảo sức khỏe tốt trước khi mang thai lại và theo dõi kỹ lưỡng trong thai kỳ tiếp theo. Đặc biệt cần điều trị bệnh lý phụ khoa trước khi mang thai để tránh nguy cơ tái phát bệnh lý thai ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo.
4. Bệnh mang thai ngoài tử cung có chữa khỏi không?
Đây là bệnh lý được chữa khỏi hoàn toàn. Khi phát hiện bệnh lý thai ngoài tử cung thì bệnh nhân cần được nhanh chóng loại bỏ khối chửa, tránh nguy cơ khối thai vỡ ra có thể gây mất máu trong ổ bụng. Tuy nhiên dù điều trị bằng phương pháp nào đi nữa thì bệnh lý thai ngoài tử cung cũng đã gây nên tổn thương tại vị trí vòi tử cung nơi khối thai làm tổ. Nếu bệnh nhân được phẫu thuật thì sẽ phải cắt bỏ cả vòi tử cung nơi khối thai làm tổ.
5. Đối tượng nào hay gặp mang thai ngoài tử cung?
Hiện tại qua nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bị thai ngoài tử cung không có sự khác biệt đối với nhóm bệnh nhân bị béo phì hay tiểu đường.
Tuy nhiên, bệnh lý thai ngoài tử cung có tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt bị nhiễm trùng do Chlamydia.
6. Chi phí khám chữa bệnh mang thai ngoài tử cung
Phụ nữ nghi ngờ mắc mang thai ngoài tử cung nên thăm khám tại chuyên khoa sản phụ khoa ở các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và đưa ra một số chỉ định xét nghiệm. Chi phí khám và điều trị mang thai ngoài tử cung phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị.
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi. Thai phụ có ceton niệu do chủ quan trong quản lý đái tháo đường thai kỳ Thời gian qua, Khoa Nội tiết sinh sản - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận và...