Mẹ ăn cá chép, con da trắng, môi đỏ
Cháo cá chép có công dụng an thai, giúp con sau này da trắng, môi đỏ nên các mẹ đừng bỏ qua nhé.
Trong cả hai lần mang thai, tôi đều không bỏ qua món cá chép các mẹ ạ. Nhiều người cho rằng ăn cá tanh, mang bầu lại bị ốm nghén thì sao ăn được. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng bà bầu ăn cá chép giúp an thai, lại sinh con da trắng, vậy có lý do gì để chối từ phải không?
Lần mang bầu đầu tiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi cũng không biết ăn gì tốt cho con, ăn gì khỏe cho mẹ. Thật may mắn thời gian đó tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, mẹ tôi lại là người rất chu đáo và có nhiều kinh nghiệm nên tất cả thực đơn trong ngày của tôi đều được bà nấu cho. 3 tháng đầu tôi cũng bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều nên mẹ thường tự tay đi chợ, nấu các món cháo để tôi dễ nuốt. Những ngày đó, hầu như tuần nào mẹ cũng nấu cho tôi 1 bữa cháo cá chép. Dù tôi chẳng thích ăn món cháo cá lắm nhưng sợ mẹ phật ý nên tôi vẫn cố ăn. Bước sang tháng thứ 4, tôi đã thực sự chán ngấy món cháo cá nhưng mẹ vẫn tiếp tục nấu 1-2 tuần 1 lần. Tôi mạnh dạn thủ thỉ với mẹ về sự chán ngán của mình thì mẹ bảo ăn món này rất tốt cho em bé. Chỉ nghe đến đấy thôi, mắt tôi đã sáng lên bởi cứ thấy tốt cho con là tôi sung sướng lắm.
Theo mẹ tôi thì trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine – rất tốt cho thai phụ. Mẹ còn chích dẫn sách y học ghi lại rằng: “Cá chép chủ trị an thai nên khi thai động, hoặc bà bầu bị phù thì nênăn cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Còn theo dân gian, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp sinh con da trắng , môi đỏ, thông minh. Nghe những lời mẹ nói, bỗng dưng tôi chẳng còn cảm thấy chán ngán món cháo cá chép nữa nhưng hình như biết được điều này, mẹ bảo: “Từ nay mẹ sẽ chế biến cá chép thành nhiều món để cô bớt ngán. Thấy cô cứ ăn cháo mẹ lại tưởng cô thích.”
Thế là suốt thai kỳ lần đầu, hầu như tuần nào tôi cũng ăn một bữa cháo cá. Đến lần mang bầu thứ 2, vì phải chuyển ra ở riêng nên chẳng được ăn cháo mẹ nấu thế nhưng nhớ lời mẹ dặn, tôi thường mua cá chép về kho, nấu canh chua hoặc rán… Nhờ chăm chỉ ăn cá chép mà hai con tôi đều có nước da trắng bóc và môi đỏ xinh như công chúa vậy. Vì thế tôi khuyên chân thành các mẹ bầu hãy chăm chỉ ăn cá chép nhé, sẽ rất tốt cho thai kỳ và lại giúp chúng ta có những em bé đẹp như thiên thần nữa chứ.
Hướng dẫn cách nấu các món ngon với cá chép:
Cháo cá chép
Món cháo cá chép rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng.
Là món ăn phổ biến nhất với mẹ bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng cá chép phải nấu nguyên con, thậm chí phải để nguyên cả mật thì mới tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên làm cá sạch sẽ trước khi chế biến nhé. Việc làm này sẽ không hề làm mất dưỡng chất trong thịt của cá chép.
Chuẩn bị: (Cho 3 – 4 phần ăn)
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị
- 2 củ hành khô
- Lá ngải cứu
- Rau mùi ta, thì là
Video đang HOT
Chế biến:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Cá chép nấu canh chua
Chuẩn bị:
- Cá chép: 400 g
- Cà chua: 4 quả
- Dưa chua: 1 bát con
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Hành lá, thì là, rau dăm
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.
Thực hiện:
- Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.
- Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.
- Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.
- Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.
- Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).
- Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.
Cá chép xốt cà chua
Nếu mẹ nào không ăn được cháo cá chép hoặc không có thời gian để nấu cháo, các mẹ có thể chế biến món cá chép xốt cà chua rất đơn giản.
Chuẩn bị:
- Cá chép 1 con
- Cà chua
- Hành lá
- Tỏi băm, gừng băm
- Gia vị
- Dầu ăn
Thực hiện:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.
- Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
- Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.
- Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
- Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
Theo Khampha
Mùa hè, mẹ bầu cần kiêng kỵ gì?
Vào mùa hè oi bức, người ta rất dễ lâm vào tình trạng ngủ không đẫy giấc, ăn không ngon, còn đối với phụ nữ mang thai thì ăn ngon ngủ yên là điều cực kỳ quan trọng.
Xét về góc độ y học, điều kiện hoàn cảnh tự nhiên thì thời gian mang thai tốt nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là từ tháng 7 đến tháng 9. Nhưng trên thực tế không phải tất cả phụ nữ đều mang thai vào thời gian này, có một số phụ nữ mang thai vào mùa đông, mùa xuân, vậy thời gian nào mang thai để có thể bình yên trải qua một mùa hè oi bức? Vì vậy, vào mùa hè phụ nữ mang thai cần chú ý mấy vấn đề dưới đây:
Kiêng ăn, ngủ thất thường
Vì mùa hè nóng bức, mọi người thường ăn ngủ thất thường, thời gian nghỉ ngơi không theo qui luật, điều đó không có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ này phụ nữ mang thai cần thực hiện "đêm ngủ, sáng dậy sớm, ban ngày hoạt động". Buổi trưa cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp để xua đuổi mệt nhọc, bù đắp giấc ngủ không ngon trong đêm. Nhưng không nên ham ngủ quá dài để tránh tinh thần uể oải, nằm nhiều tổn thương nguyên khí không có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Để thích ứng với khí hậu mùa hè, phụ nữ mang thai có thể tham gia một số hoạt động rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực như dành thời gian đi dạo bộ để thích ứng với sự thay đổi thời tiết, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.6 điều bà bầu cần kiêng kỵ mùa nóng
Tránh buồn phiền nôn nóng hay nổi cáu
Mùa hè nóng bức, lại cộng thêm một số thay đổi về sinh lý sau khi mang thai, làm cho một số phụ nữ mang thai buồn phiền không yên, biểu hiện này không có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Y học từ xa xưa đến nay rất coi trọng ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe và bệnh tật. Vì vậy có câu nói rằng: "Những tháng mùa hè lòng cần thanh thản, lòng dạ phải để nguội bớt, không để đã nóng lại làm nóng thêm, hơi một tý là nổi cáu". Trong mùa hè nếu như phụ nữ mang thai nôn nóng bực bội, cũng sẽ làm thai nhi bị náo động, không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu mùa hè cần tránh nổi cáu. (ảnh minh họa)
Tránh ham hóng mát mà nằm ngồi ở nơi không an toàn
Trong mùa hè, do thời tiết nóng bức mọi người thường tìm nơi lộng gió để hóng mát hoặc dùng quạt máy quạt thẳng vào người suốt đêm. Y học cho rằng, phụ nữ mang thai, phần lớn khí huyết suy nhược, dễ bị nhiễm gió độc, từ đó sinh ra bệnh tật. Vì thế, khi hóng mát cần chú ý: không được ham mát quá, không nên bật quạt mạnh và xối thẳng vào người, không nằm ngồi ngoài trời lâu quá, đêm hè khi ngủ vẫn nên để sẵn một chăn mỏng để đắp nếu thấy lạnh.
Tránh phơi người dưới ánh nắng gay gắt
Một số chị em khi mang thai do điều kiện lao động ngoài trời phải ở dưới nắng thời gian dài thì cần hết sức chú ý để phòng tránh cảm nắng, say nắng nóng sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, khi ra ngoài trời phụ nữ mang thai phải đội nón mũ hoặc che ô, mặc áo chống nắng... Tuyệt đối không để nắng gắt chiếu trực tiếp vào người trong thời gian dài. Hằng ngày cần thường xuyên uống một số đồ uống có tính thanh nhiệt, giải khát như nước đỗ đen, nước nhân trần, chè thanh nhiệt.
Tránh ăn uống bừa bãi
Mùa hè oi bức mọi người thường cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn qua loa cho xong bữa...Trong khi đó, phụ nữ mang thai do nguyên nhân sinh lý thai nghén và nhu cầu của thai nhi nên việc ăn uống và dinh dưỡng phải hết sức chú ý. Cần ăn uống hợp lý đủ 4 nhóm thức ăn (đường (bột), đạm, béo, vitamin) đủ calo không được ăn uống quá đơn giản... sẽ làm cho thai bị suy dinh dưỡng bào thai. Tuy nhiên, ăn uống cũng nên thanh đạm, đảm bảo cần thiết, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Chú ý giữ vệ sinh
Do thời tiết oi bức, mọi người đều thích ngâm mình trong nước, thích bơi lội ở những bể bơi, đặc biệt là người dân sống ở vùng sông nước, vùng nông thôn thường có thói quen tắm ao hồ... Nếu nguồn nước không sạch rất dễ lây truyền các bệnh, đặc biệt là các bệnh lây qua âm đạo, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai không nên tắm ngâm mình mà nên dùng gáo để dội hoặc tắm bằng vòi sen.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thời điểm chuẩn để mẹ bổ sung canxi, sắt Bổ sung axit folic, canxi, sắt đúng thời điểm mới phát huy được hết công dụng và có lợi cho mẹ bầu. 9 tháng mang thai, em bé phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung những dưỡng chất khác nhau. Nếu dành thời gian quan sát, mẹ sẽ thấy rõ ở từng...