Mắc bệnh cao huyết áp có nên đạp xe không? – Những lưu ý an toàn khi đạp xe với người cao huyết áp
Cao huyết áp là một tình trạng cần phải điều trị suốt đời bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh và thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất. Vậy người cao huyết áp có nên đạp xe hay không? Nếu có thể thì cần phải lưu ý những gì?
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, không phải hình thức tập luyện nào cũng là thích hợp với những đối tượng này. Vậy người bị cao huyết áp có nên đạp xe hay không và nếu có thể tham gia thì họ cần phải lưu ý những gì?
1. Người bị cao huyết áp có nên đạp xe không?
Đạp xe là một bộ môn thể thao có tác dụng làm tăng sức bền của cơ thể. Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh của cơ bắp và khớp xương, nó cũng giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn, tim mạch, sự trao đổi chất cũng như hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người cao huyết áp có nên đạp xe thường xuyên để rèn luyện sức khỏe thể chất.
Có thể ban đầu trong quá trình tập luyện, mức huyết áp sẽ tăng lên. Tuy nhiên về lâu dài, huyết áp sẽ được giảm xuống ở mức thấp hơn và ổn định. Bên cạnh đó, khi đạp xe, cơ tim được hoạt động nhiều hơn, cung cấp máu tốt hơn. Do đó có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Hơn thế nữa, việc đạp xe cũng có tác động tích cực tới sự hoạt động của tĩnh mạch. Khi đạp xe, các cơ bắp chân di chuyển đè ép tĩnh mạch giúp máu bơm vào tim ổn định hơn. Giảm các nguy cơ rối loạn tĩnh mạch, giảm hẳn sự tăng huyết áp đột ngột và bất ngờ.
Người mắc bệnh cao huyết áp nên đạp xe để cải thiện sức khỏe (Ảnh: Internet)
Như vậy, câu trả lời cho “người bị cao huyết áp có nên đạp xe không?” là có. Đạp xe rất tốt với những người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý khi bắt đầu tham gia tập luyện.
2. Lưu ý quan trọng khi đạp xe đối với người bị bệnh cao huyết áp
Với bệnh nhân cao huyết áp thì việc đạp xe ít nhất 3 tiếng đồng hồ mỗi tuần là cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý nên từ từ tăng dần cường độ luyện tập từ thấp lên cao phù hợp với khả năng của mình. Không nên thúc ép bản thân tập luyện quá nặng và quá nhanh chóng.
Nhịp độ lý tưởng nên được thực hiện là từ 80 đến 100 vòng đạp mỗi phút. Đạp xe với nhịp độ cao quá mức độ trên dễ dẫn đến các chấn thương về dây chằng và cơ. Cần lưu ý nên đạp xe với tốc độ ổn định và chân lúc nào cũng để trên bàn đạp. Lực tác động lên bàn chân nên đồng nhất giữa lực nhấn xuống và kéo pedal lên.
Video đang HOT
Khi bắt đầu một quá trình tập luyện, hãy dành vài phút đầu để điều chỉnh tốc độ từ từ theo sức của bản thân và tăng tốc dần sau đó duy trì đạp xe với tốc độ ổn định. Đến cuối quãng đường nên giảm dần tốc độ. không nên dừng đột ngột. Điều này nhằm tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng do sự căng thẳng của các cơ, gân hay giảm thiểu khả năng bị chuột rút.
Với những người mới bắt đầu, có thể đạp xe trên địa hình bằng phẳng để làm quen dần. Thường xuyên bổ sung nước và năng lượng giữa những khoảng nghỉ. Không nên đạp xe kéo dài nhiều tiếng đồng hồ liên tục.
Thường xuyên bổ sung nước và năng lượng trong quá trình luyện tập (Ảnh: Internet)
Tham gia vào các nhóm hay các câu lạc bộ đạp xe cũng rất có ích. Mọi người có thể cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kỹ thuật đạp xe hay giúp nhau khi có những tình huống bất ngờ xảy ra.
3. Đảm bảo an toàn khi đạp xe
Tuy rằng việc đạp xe là rất nên làm đối với những bệnh nhân cao huyết áp, họ vẫn cần phải tuân thủ những điều sau để đảm bảo an toàn:
- Vị trí ngồi trên xe cần đúng và thích hợp. Cần căn chỉnh yên xe đủ cao để khi đạp xe đầu gối không bị gập quá nhiều.
- Vị trí ngồi cũng nên thoải mái và thẳng đứng với độ dốc của thân từ 10 đến 20 độ. Điều này có thể ngăn ngừa đau lưng và hông.
- Luôn đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu.
- Chọn quần áo thoải mái và thoáng mát, không quá rộng cũng không quá bó sát.
- Đeo kính chuyên dụng để bảo vệ mắt khỏi côn trùng và bụi bẩn.
- Sử dụng giày chuyên dụng khi đạp xe để tránh hụt chân bất ngờ gây rối loạn huyết áp không kiểm soát.
- Đường để đạp xe nên bằng phẳng và ít xe cộ lưu thông.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập để tìm ra một lịch trình với tần suất và cường độ phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi huyết áp, từ đó điều chỉnh lại cường độ luyện tập theo ý kiến của chuyên gia.
Theo dõi huyết áp định kỳ là vô cùng quan trọng với người mắc bệnh cao huyết áp (Ảnh: Internet)
- Kết hợp giữa đạp xe và uống thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có điều kiện hãy mua thiết bị theo dõi huyết áp và đeo khi thực hiện đạp xe.
- Đạp xe không phải là tất cả trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp. Trường hợp cao huyết áp nguyên phát – chiếm hơn 90% nguyên nhân gây cao huyết áp, là bệnh phải điều trị suốt đời. Ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đều đặn.
Tuyệt đối không vì đạp xe giúp kiểm soát huyết áp mà bỏ thuốc. Bỏ thuốc rất nguy hiểm vì có thể làm huyết áp cao đột ngột dẫn đến trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim và có thể gây ra đột tử.
Thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa dịch
Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa dịch, ngoài việc thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc tăng cường hệ thống miễn dịch với các thành phần thực phẩm nhất định có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch người cao tuổi mùa dịch
Theo PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: "Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi có nhiều khác biệt so với trẻ em, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Một chế độ dinh dưỡngcân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người cao tuổi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như táo bón, vấn đề về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cholesterol... Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch".
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín. Trong đó, cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật..., đặc biệt là dầu ôliu.
Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt...) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim; Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ... Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nếu có thể, nên bổ sung 1 viên đa vitamin khoáng chất/ngày để nâng cao miễn dịch. Uống sữa, sữa chua 1-2 ly/ngày cũng cung cấp thêm protein, canxi, vi chất cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người cao tuổi nên tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 - 2 lít/ngày để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định. (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm cho người cao tuổi
Với món ăn riêng cho người cao tuổi, nên nấu mềm, dễ tiêu như súp, cháo thịt, các món hầm...
Khi ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ 2-3 bữa phụ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ.
Nhiều người cao tuổi thường có thói quen uống rượu gừng, rượu ngâm thuốc để chống lạnh, tuy nhiên, các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu có thể gây giãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm. Nếu cần thiết bổ sung, chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ, dưới 30ml/ngày. Tuyệt đối nên hạn chế rượu bia theo khuyến cáo dành cho người cao tuổi.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, người cao tuổi nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh.
Tập thể dục vừa sức khoảng 60 phút mỗi ngày. Buổi tối không ngủ muộn sau 22h nhưng cũng không nên đi ngủ quá sớm để có được giấc ngủ sâu từ 11h đêm đến 3 giờ sáng, đây là thời gian cho các cơ quan bộ phận nghỉ ngơi đồng thời cũng là thời gian cơ thể thải độc, tái tạo tế bào sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định, tăng tuổi thọ.
Những 'đại kỵ' khi ăn lẩu không phải ai cũng biết Đây là những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu mà nhiều người Việt đang mắc phải. Về lâu dài, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Những người không nên ăn lẩu Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên...