Lựa chọn 6 loại thực phẩm tự nhiên thay thế đường
Sử dụng quá nhiều đường có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì vậy bạn có thể lựa chọn những thực phẩm tự nhiên sau để thay thế đường trong chế độ ăn uống.
Mật ong: Là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua nếu bạn muốn tìm một chất làm ngọt tự nhiên thay thế đường. Mật ong chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, mật ong thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy là có thể thay thế đường nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều mật ong.
Siro cây phong: Chứa vitamin, khoáng chất và một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Tiêu thụ siro cây phong cũng giúp ngăn cảm giác thèm ăn vặt, giảm nguy cơ béo phì. Bằng việc sử dụng siro cây phong thay thế, bạn có thể cắt giảm tiêu thụ đường khoảng 33%.
Sốt táo: Sử dụng sốt táo như một trong những thực phẩm có vị ngọt tự nhiên thay thế đường. Nước sốt làm từ quả táo là nguyên liệu lý tưởng để giảm đường trong chế biến các món ăn. Táo chứa chất xơ, kali, các vitamin, chất chống oxy hóa, vỏ táo cũng chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy bạn không nên gọt bỏ vỏ táo khi làm sốt táo.
Trái cây: Các loại trái cây như chuối, quả sung, chà là… có thể là nguồn bổ sung chất ngọt tuyệt vời cho chế độ ăn ít đường. Nếu bạn thưởng thức hương vị của chuối, bạn sẽ thưởng thức nhiều chất xơ và kali hơn. Quả sung và chà là cung cấp các khoáng chất như canxi và sắt, và nho khô cũng là một loại trái cây thay thế đường rất tốt. Nếu bạn thích đồ uống lạnh, hãy đông lạnh chuối và thêm chúng vào sinh tố như một chất tạo ngọt tự nhiên.
Video đang HOT
Đường mía: Đường mía thô chưa tinh luyện chứa các muối sắt, các muối khoáng tốt cho sức khỏe của bạn. Dù là một trong những chất ngọt tự nhiên có thể lựa chọn thay thế đường ăn thông thường nhưng bạn vẫn nên sử dụng ở mức tối thiểu.
Đường dừa: Chứa một lượng nhỏ chất xơ và các chất dinh dưỡng. Mặc dù loại đường này tốt cho sức khỏe hơn đường ăn thông thường nhưng bạn vẫn chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Có thể sử dụng một lượng nhỏ để tạo vị ngọt cho đồ uống, trà, hoặc tăng vị ngọt cho những món ăn.
Song Ngư
Theo phunuvietnam
Đường - "sát thủ" âm thầm trong bữa ăn hàng ngày
Đường được xem là một "sát thủ" âm thầm gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều đường trong suốt thời gian dài bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm sau đây.
Thừa cân, béo phì
Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhiều đường thường xuyên hoặc tiêu tụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh béo phì. Nạp nhiều đường không chỉ khiến tăng lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể mà còn gây mất kiểm soát, tăng hormone gây cảm giác đói khiến bạn ăn nhiều hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
Gây sâu răng
Đây là một trong những tác hại rõ nét nhất của đường đối với sức khỏe. Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ bị sâu răng cao hơn, bởi đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn. Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan
Đường được tạo thành từ fructose và glucose, được chuyển hóa trong gan thành lipid. Vì thế khi bạn ăn quá nhiều đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan.
Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ (Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hepatology, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân.
Mắc bệnh tim mạch
Chế độ ăn nhiều đường tác động rất tiêu cực đến tim mạch, thậm chí còn nguy hiểm hơn chất béo. Đường có thể gây tổn thương cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.
Dễ mắc bệnh tiểu đường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, trong đó thói quen ăn uống nhiều đường cũng là một tác nhân rây ra căn bệnh này. Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy là cơ quan có chức năng sản xuất ra một loại hormone có tên insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insullin sẽ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.
Gây mụn trứng cá
Đường gây tác hại rất xấu đối với làn da của bạn (Ảnh minh họa)
Một chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm và đồ uống có nhiều đường cực kỳ gây hại cho làn da của bạn. Chúng làm tăng lượng hormone androgen- một loại hormone gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da bị đổ nhiều dầu hơn nên dễ bị mụn trứng cá.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn dung nạp vào cơ thể quá nhiều đường trong suốt một thời gian dài. Nguyên nhân là do não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều đường sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, tăng nguy cơ trầm cảm.
Thúc đẩy bệnh gout phát triển
Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Theo thời gian, lượng axit uric dư thừa sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout hình thành và phát triển.
Theo giadinhvietnam
"Hảo ngọt", bộ phận nào của cơ thể phải chịu trận nhiều nhất? Thói quen ăn nhiều đường của người Việt được thể hiện qua sở thích uống nước ngọt, ăn đồ ngọt thậm chí sữa của trẻ nhỏ cũng ngọt hơn bình thường. Ảnh minh họa. Những "siêu nhân" nghiện đồ ngọt Bé Nguyễn Thành Khang 4 tuổi ở Trung Hòa, Cầu Giấy nặng 32 kg, cháu Khang có thể tự mình ăn hết chiếc...