Kiểm soát cân nặng thông qua lượng calo mỗi ngày
Cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, đơn giản nhất là theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình hằng tháng và ghi chép lại. Để kiểm soát tốt cân nặng là thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất phù hợp cùng một tinh thần lạc quan, yêu đời.
Làm được như vậy, chúng ta sẽ có một chỉ số cân nặng lý tưởng, một nền tảng sức khỏe dẻo dai, cường tráng, giúp phòng ngừa bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng tốt là theo đúng nhu cầu khuyến nghị: nam giới trưởng thành dưới 60 tuổi tùy theo mức độ lao động nhẹ, vừa hay nặng sẽ cần từ 2.300 – 3.000 kcalo/ngày, trên 60 tuổi từ 1.800 – 2.500 kcalo/ngày; nữ giới trưởng thành dưới 60 tuổi cần 1.900 – 2.500 kcalo/ngày, trên 60 tuổi từ 1.700 – 2.200 kcalo/ngày.
Video đang HOT
Cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, đơn giản nhất là theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình hằng tháng (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, quả chín, tối thiểu 400 – 500 g rau xanh, 200 – 300 g quả chín, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Tránh ăn các thực phẩm như mỡ động vật, thực phẩm chiên rán công nghiệp (bim bim, mì ăn liền, xúc xích, khoai tây chiên, thịt rán…), không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần (nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, ung thư).
Nên vận động thể chất 60 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể vận động bằng nhiều cách theo sở thích và điều kiện của mỗi người như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym, yoga, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ…
Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 - 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 - 24,9 là tiền béo phì, từ 25 - 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương... Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Những sai lầm khi sử dụng rau củ Rau xanh là loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cách sử dụng, chế biến các loại rau để giữ lại được tối đa các vi chất cần thiết cho cơ thể thì không phải ai cũng biết. Thực tế, tiêu thụ rau xanh hàng ngày sẽ giúp tăng cường thị lực, kiểm soát cân nặng, ngăn...