Không phải ai cũng cần uống 8 ly nước, con số 0,033 sẽ giúp tính đúng lượng nước bạn cần uống mỗi ngày
8 cốc nước mỗi ngày liệu có phải quy chuẩn cho tất cả?
Mỗi năm, con người uống hơn 4 nghìn tỷ mét khối nước ngọt. Có thể bạn đã nghe nói rằng bạn cần phải uống 8 cốc nước mỗi ngày để tất cả các quá trình bên trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, con số này không hoàn toàn chính xác và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ thực sự như thế nào.
Tiêu chuẩn “8 ly nước mỗi ngày” bắt nguồn từ đâu?
Tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều chứa nước, ví dụ, tim và não có 73% là nước trong khi phổi là 83%. Lời khuyên một người phải uống 8 cốc nước mỗi ngày để giữ cho các cơ quan đó và toàn bộ cơ thể đủ nước trở nên khá phổ biến.
Tuy nhiên, 8 cốc nước chúng ta thường nghe đến rất nhiều này lại không phải là một quy tắc mà chỉ là một gợi ý “mid-range” – tầm trung. Điều này trở nên phổ biến vì 8 cốc nước có thể được xem là “mức trung bình vàng” cho tất cả mọi người. Trên thực tế, cơ thể chúng ta cần cung cấp ít hoặc nhiều hơn lượng nước tiêu chuẩn trên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần:
Giới tính và tuổi tác: Ở các độ tuổi khác nhau, cơ thể chúng ta chứa một lượng nước khác nhau. Vì vậy, mỗi người khác nhau cần một lượng khác nhau để giữ nước. Các giới tính khác nhau cũng chứa lượng nước khác nhau trong cơ thể.
Cân nặng: Các nghiên cứu nói rằng người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn thường dễ bị mất nước hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc giữ cho cơ thể đủ nước, uống nước cũng có thể giúp bạn giảm cân.
Môi trường: Nếu bạn sống ở nơi có thời tiết nóng, rõ ràng bạn cần nhiều nước hơn; và nếu bạn sống ở nơi gần biển hoặc đại dương, nơi có độ ẩm cao hơn, cơ thể của bạn sẽ cần ít nước hơn.
Luyện tập: Nếu bạn là một vận động viên hoặc chỉ đơn giản là người chăm chỉ tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn một người ngồi yên một chỗ làm việc. Do đó, bạn phải bổ sung lượng nước mà bạn mất đi trong quá trình luyện tập.
Ngoài ra, chúng ta không thể quên các điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như:
Video đang HOT
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Khi mang thai, các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ nên uống nhiều nước hơn bình thường.
Tình trạng sức khỏe tổng thể: Những bệnh như sốt hoặc tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhanh hơn bình thường. Uống thêm nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mất nước.
Cách tính toán lượng nước mà cơ thể bạn cần
Có một công thức giúp bạn thực hiện điều này:
Lượng nước bạn cần uống mỗi ngày bằng số kg cân nặng của bạn nhân với 0,033.
Sau khi tính được lượng nước, bạn có thể lên một lịch trình để nhắc nhở bạn nhớ uống nhiều nước khi cần. Ví dụ, rất tốt khi bắt đầu ngày mới với 1 hoặc 2 ly nước lúc bụng còn đói. Uống nước vào buổi sáng giúp bổ sung năng lượng và tăng cường tốc độ trao đổi chất; do đó sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ suốt cả ngày.
Lưu ý: Như đã đề cập ở trên, các điều kiện khác nhau có thể ảnh hưởng đến dữ liệu, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe những gì cơ thể đang nói với mình.
Những sản phẩm có thể thay thế nước
Mặc dù các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống nước tinh khiết để cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể, nhưng một số người không thể uống nhiều nước như vậy trong một ngày.
Mọi người có thể thay thế lượng nước đó của mình bằng cách bổ sung các loại trái cây và rau quả chứa nhiều nước. Dưa hấu, cam và dưa chuột chứa hơn 80% là nước. Các loại súp và đồ uống khác nhau, như cà phê hoặc trà, cũng có thể dùng để thay thế nước.
Tại sao mất hàng tháng để bệnh nhân Covid-19 phục hồi hoàn toàn
Nếu phải sử dụng máy trợ thở xâm lấn, bệnh nhân sẽ tốn thời gian dài để trở lại phòng bệnh bình thường trước khi xuất viện. Ngay cả người trẻ khỏe, không dùng máy thở cũng mất cả tháng để phục hồi vì phổi tổn thương.
Anh Dani Schuchman (sống ở London, Anh) mất một tuần để chữa trị Covid-19 nhưng may mắn không phải dùng máy thở xâm lấn. Anh ra viện hôm 25/3 nhưng giờ vẫn chưa khỏe hẳn dù anh là một người trẻ, chăm tập thể thao.
"Một vài ngày đầu, tôi phải dừng lại khi leo cầu thang để thở. Tôi vẫn còn ho nhẹ nhưng số lần giảm đi mỗi ngày", anh Schuchman cho hay.
Dù còn trẻ và chăm tập thể thao, anh Schuchman vẫn mất nhiều thời gian để phục hồi. Ảnh: Telegraph
Để tăng cường sức khỏe, anh tham gia các hoạt động tập luyện hàng ngày cùng gia đình. Anh có thể đi bộ khoảng 4 km, giúp đỡ việc nấu nướng, làm việc nhà, dạy các con học.
"Trong ngày đẹp trời thế này, tôi buồn khi không đủ sức để đạp xe. Nhưng tôi hy vọng trong vài tuần tới, phổi khỏe hơn và tôi có thể bắt đầu đạp xe", anh Schuchman nói.
Các nhà khoa học chưa thể dự đoán chính xác mất bao nhiêu lâu để bệnh nhân Covid-19 phục hồi bởi đây là căn bệnh mới và có rất nhiều điều chi phối.
Trong số những yếu tố đó có mức độ nặng nhẹ của bệnh, tuổi tác, giới tính, cân nặng, việc luyện tập thể thao và lượng virus bạn bị nhiễm. Việc chăm sóc và tốc độ can thiệp cũng ảnh hưởng nhiều.
"Nếu bệnh nhân 25 tuổi, cơ thể khỏe mạnh và khi nhập viện chỉ cần một chút oxy, họ có thể trở về nhà sau ít ngày và phục hồi sau 2 tuần", bác sĩ Asif Munaf, làm việc ở tuyến đầu của ba bệnh viện tại East Midlands (Anh), cho hay.
"Nhưng nếu bạn đã 92 tuổi, thời gian khỏi hẳn sẽ lâu hơn nhiều. Nhưng đó chỉ là con số gần đúng - tỷ lệ sống sót và bình phục còn phụ thuộc vào nhiều điều khác".
Tác động sau khi dùng máy trợ thở
Nhưng khi bệnh nhân cần đặt ống nội khí quản, thời gian chữa trị và phục hồi có thể lên tới một vài tháng hoặc lâu hơn anh Schuchman rất nhiều. Khi sử dụng máy thở xâm lấn, bệnh nhân không chỉ luồn ống vào khí quản mà còn tiếp nhận một lượng thuốc lớn. Trong số đó có thuốc giảm phản xạ họng, thuốc giãn cơ và giảm đau liều mạnh.
"Thậm chí nếu chỉ dùng máy thở xâm lấn trong 48 tiếng, bạn sẽ mất tới một tháng để trở lại tình trạng bình thường", bác sĩ Asif cho hay.
Theo báo cáo từ vùng Lombardy (tâm dịch của Italy), thời gian trung bình ở Khu Chăm sóc Đặc biệt của một người nhiễm Covid-19 là 8 ngày. Tuy nhiên, một phần tư số bệnh nhân cần tới 12 ngày hoặc hơn.
Thời gian bình phục của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Telegraph
Hình thức hỗ trợ hô hấp cao nhất là ECMO - can thiệp tim phổi nhân tạo.
"Khi bệnh nhân không dùng ECMO nữa, họ có thể sẽ phải duy trì máy thở xâm lấn ở một mức độ nào đó. Nếu đáp ứng tốt, họ cần thêm thời gian để rút máy thở cho tới khi phổi có thể hoạt động gần như trước đây", Christopher Sparkes, nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc vận hành ECMO, cho hay.
Bệnh nhân sẽ mất thêm một vài tuần trước khi chuyển về khu điều trị thông thường hoặc chăm sóc tại nhà. Tùy thuộc vào độ tuổi, họ sẽ cần các bác sĩ thăm khám để hỗ trợ việc thở và vận động. Nằm trên giường quá lâu có những tác động lớn tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Phục hồi sau khi điều trị ECMO và máy thở xâm lấn liên quan tới tuổi, sức khỏe, khả năng miễn dịch cũng như những can thiệp y tế đã được áp dụng. Điều này cũng phụ thuộc liệu bệnh nhân có bị tổn thương thần kinh do thiếu oxy tới não không.
Vẫn còn quá sớm để dự đoán ảnh hưởng lâu dài nhưng các nhà nghiên cứu ở Hong Kong phát hiện những người chữa khỏi Covid-19 có thể còn sẹo ở phổi. "Ở một số trường hợp, chức năng phổi suy yếu khoảng 20-30% sau khi hết bệnh", bác sĩ Owen Tsang Tak-yin, Giám đốc Y tế của Trung tâm Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Princess Margaret, cho hay.
Ban Mai
Các món ăn tưởng tốt lại khiến bụng của bạn khó chịu Sữa hạnh nhân, trái cây khô, thanh dinh dưỡng thường được đánh giá là thực phẩm chất lượng nhưng vẫn có mặt trái khi ăn nhiều. Đôi khi bạn tưởng mình đang có một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập thể dục theo cách bạn nghĩ là đúng. Vậy tại sao bạn vẫn gặp phải tình trạng đầy...