Không còn nỗi lo bé biếng ăn
Bé biếng ăn đang là nỗi lo lớn của các bà mẹ
Bé biếng ăn hiện nay đang là nỗi quan tâm lớn nhất đối với các ông bố bà mẹ, vậy các phụ huynh cần làm gì để không còn nỗi lo lắng bé biếng ăn nữa. Cùng chúng tôi trò chuyện với chị Trần Thị Danh về bí quyết để cho bé ăn ngon miệng và không biếng ăn nữa nhé!
Thứ Bảy tuần trước, nhân dịp buổi họp phụ huynh lớp, tôi gặp lại chị Trần Thị Danh ở số 124/25/23 Xô Viết Nghệ Tĩnh. P. Thắng Tam, TP. Vũng tàu . Tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy bé Minh Quân, 3 tuổi con chị: “Gớm, bé nào mà mũm mĩm đáng yêu thế này, mẹ cháu nuôi con giỏi nhỉ, càng nhìn càng yêu cơ.”
Chị Danh xua tay: “Ôi, cô cứ khen thế chứ mẹ cháu nuôi cháu vất vả lắm đấy, đợt trước cháu ốm suốt, hay bị mồ hôi trộm, lại còn lười ăn, ai nhìn thấy cũng xót ruột ấy.”
Tôi ngạc nhiên: “Thật thế hả chị, em thấy cháu béo khỏe thế này cơ mà.”
Chị Toán cười: “Ừ, em không biết chứ mới 4 tháng trước thôi, cháu nó gầy lắm, có 12 cân thôi. Cứ thay đổi thời tiết là lại ốm, ho húng hắng, sụt sịt, … Một tháng chị cứ trung bình cho nó đi khám 2 lần, chữa vừa hết đợt này xong lại sang đợt khác, dùng kháng sinh nhiều nên nó cứ còi cọc, lo lắm em ạ. Đã thế lại còn cái chuyện ăn uống mới khổ sở cơ. Cứ đến bữa là cả nhà chạy loạn lên nịnh nọt rồi o ép mà cháu chỉ tòan ngậm chứ không nuốt, hết bát cơm cũng mất cả tiếng đồng hồ.”
Tôi gật đầu thông cảm: “Vâng ạ, bọn trẻ con hay thế lắm. Bé nhà em cũng vậy, hay bị mồ hôi trộm, ăn uống cũng kém, cứ đến bữa là hai mẹ con lại giằng co nhau bát cơm, khổ lắm chị ạ. Chị có cách nào thế ạ?”
Chị Danh cười dí dỏm: “Để chị kể em nghe, hôm trước chị có đứa em họ là dược sĩ sang chơi thấy cháu cứ ốm suốt nên bày cho chị mua tpcn BoniKiddy của Canada để chữa biếng ăn, và ngăn ngừa viêm đường hô hấp. Chị thấy thành phần BoniKiddy có bột sữa non, sữa ong chúa, bột cúc tây toàn những chất bổ dưỡng từ thiên nhiên nên cũng yên tâm. Chị pha vào nước cho cháu mỗi ngày 4 viên trước ăn trong 1 tháng là thấy tác dụng bất ngờ luôn em ạ. Bé ăn khỏe hơn hẳn, đến bữa là tự mang bát ra đòi ăn, tự xúc lấy, trước đây hơn nửa năm mà bé không tăng được kí nào thế mà sau khi dùng BoniKiddy bây giờ đã lên được 2 kg đó em.”
Video đang HOT
Tôi ngạc nhiên: “Dùng BoniKiddy tốt thế hả chị?”
Chị Danh hào hứng: “Em ơi, không chỉ có vậy đâu. Điều tuyệt vời nhất là BoniKiddy ngăn ngừa viêm đường hô hấp em à. Đấy, trước cháu cứ ốm liên tục, nhưng nói trộm vía, mấy tháng nay cháu không hề bị ho, cảm, sụt sịt nữa. Cháu khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, chạy nhảy suốt ngày mà không thấy mồ hôi trộm.”
Tôi mừng rỡ: “Thế này thì tốt quá, em cũng mua ngay BoniKiddy cho cún nhà em thôi.”
Chị Danh gật đầu, nhìn bé Minh Quân đang chơi đùa bên cạnh, niềm hạnh phúc như dâng lên trong mắt người mẹ trẻ.
Địa chỉ : 204H Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội.
Số đt tư vấn : 0984 464 844 – 04 73060070 – 04 3734 2904 (giờ HC)
Theo 24h
Chết vì... quá bổ
Dù rất cần thiết với người già, người suy nhược cơ thể, trẻ biếng ăn hoặc chậm lớn nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì thuốc bổ vẫn tác động xấu đến sức khỏe.
Một bệnh nhân dị ứng thuốc được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Đưa con đi khám tại Trung tâm Khám - Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), chị Trần Nghĩa Thục (27 tuổi, ngụ huyện Thanh Trì - Hà Nội) cứ băn khoăn không hiểu tại sao cậu con trai 2 tuổi dù được "nạp" đều đặn 2-3 loại thuốc bổ mà vẫn biếng ăn, chậm nói, chậm đi đôi lúc co giật, nôn trớ. Các bác sĩ tại đây kết luận cậu bé bị thừa vitamin A, D và canxi.
Tự ý bổ sung
Lúc này, chị Thục mới tá hỏa và kể cho bác sĩ nghe gần một năm trước, sau khi đưa con đi khám dinh dưỡng, chị thường xuyên cho con uống theo đơn thuốc này. Thấy con vẫn biếng ăn, chậm lớn, chị đã tăng liều và mua thêm một số thuốc bổ sung canxi vì nghĩ đơn giản rằng thuốc bổ chắc uống nhiều một chút cũng chẳng sao.
Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Học viện Quân y, việc bổ sung vitamin D và canxi quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến dư thừa canxi trong máu, gây ra trạng thái kích thích, co giật. Ngay cả vitamin A, dù đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng cường thị giác nhưng nếu dùng liều cao kéo dài, đặc biệt ở trẻ em, sẽ dẫn đến viêm gan cấp. "Nguyên nhân dễ gây ngộ độc vitamin A ở trẻ là do trẻ đã uống sữa công thức, trong đó có chứa một lượng vitamin A phù hợp nhưng các bà mẹ không biết nên tự ý bổ sung thuốc có chứa các loại vitamin khác, kể cả vitamin A.
Tất cả tình huống này sẽ dẫn đến tích tụ vitamin A trong gan. Tương tự, việc dùng vitamin D liều cao kéo dài sẽ tích lũy thuốc, làm tăng canxi trong máu gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, tổn thương thận, tăng huyết áp", bác sĩ Đằng lưu ý.
Có thể tử vong
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Tĩnh (33 tuổi, ngụ Phú Thọ), nhập viện chiều 16-5 do dị ứng thuốc bổ.
Chị Tĩnh cho biết do bị đau mỏi xương khớp, ăn không ngon nên đã đi bốc thuốc nam của một ông thầy lang ở Yên Bái. Sau khi uống hết cốc thuốc chưa đầy 1 giờ, đầu óc choáng váng, nước mắt chảy ròng, toàn thân nổi mẩn, mặt sưng vù nên chị phải nhập viện theo dõi.
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, thời gian qua, trung tâm không chỉ tiếp nhận các trường hợp dị ứng với thuốc tây y, đông y, thuốc nam mà còn nhiều trường hợp phản ứng với các loại thuốc bổ dạng vitamin, thuốc bổ giúp tăng chất nhờn của khớp, thậm chí cả thực phẩm chức năng. Biểu hiện là người bệnh phát ban đỏ toàn thân, ngứa, viêm da, phù nề, thậm chí sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Đừng lạm dụng
"Đừng bao giờ nghĩ thuốc bổ là vô hại mà dùng vô tội vạ. Hiện tượng nhiều trẻ tử vong, nhiễm độc sau khi uống thuốc nam chứa chì cũng là lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ", bác sĩ Khánh nhắc nhở.
Còn theo bác sĩ Đằng, dù là vitamin nhưng mỗi loại thuốc đều có những tác hại khác nhau nếu lạm dụng. Chẳng hạn, vitamin A gây ngộ độc, đau nhức xương vitamin C gây sỏi thận, đau dạ dày vitamin D gây co giật lạm dụng canxi dễ gây táo bón hoặc sỏi thận. Đó là chưa kể đến các tác dụng phụ khác như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn.
Giới chuyên môn cũng cảnh báo cùng với sự bùng nổ của thị trường thuốc bổ, thuốc hỗ trợ sức khỏe, tình trạng chuộng thuốc bổ ngày càng phổ biến. Nhiều người uống các loại thực phẩm bổ sung, vitamin, thực phẩm chức năng vì nghĩ đó là những viên thuốc kỳ diệu giúp tăng cường sức khỏe. Thực tế, sử dụng thuốc bổ không thay thế được thức ăn. Do đó, thay vì tốn kém cho các loại vitamin, vi chất bổ sung hay thực phẩm chức năng, trước hết, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng các nhóm thực phẩm. Nếu sử dụng các loại thuốc bổ, cần phải theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Theo Ngọc Dung
Người lao động
Giải pháp cho chứng biếng ăn ở trẻ! Trên thế giới, khoảng 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20-45%. Trẻ biếng ăn là một trong những chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn hiện nay và là điều khiến các bà mẹ trẻ lo lắng. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến...