Con biếng ăn do sai lầm của mẹ
Mẹ càng ép chúng càng không ăn, càng không ăn mẹ càng ép. Ba người lớn với hai trẻ con, cả ngày chỉ quanh quẩn ăn và ăn.
Bé ăn thun thút
“Có mỗi em nuôi con là chẳng thấy lớn”, đó luôn là câu cửa miệng của chị Hằng mỗi khi nhắc đến chuyện trẻ con. Nhìn hai đứa con nhà Hằng mà nói là không thấy lớn thì chắc là ai cũng muốn con mình… chẳng lớn chút nào.
Sinh đôi hai cậu con trai, một đứa 3kg, một đứa 3,2kg, ai cũng bảo Hằng “khéo ăn”. Còn chị Hằng thì luôn trả lời rằng: “Em có dám kén ăn đâu, cái gì cũng ăn để sau này các con không biếng ăn, chứ hai đứa liền, sau này chúng biếng ăn thì em chẳng biết xoay làm sao đâu”.
Bất kể món ăn gì lành tính mà nghe nói bổ cho con là chị kì cụi làm cho bằng được mà con vẫn không chịu ăn. (Ảnh minh họa)
Và đúng là xét về khoản ăn uống thì hai đứa nhà chị Hằng không chê vào đâu được. Ngay từ nhỏ chúng đã ăn thun thút, cứ mẹ bón cái gì, đút cái gì là chúng chỉ việc há miệng ra ăn ngon lành. Cũng chính nhờ vậy mà chị Hằng giảm được bao mệt nhọc khi nghỉ ở nhà chăm con. Lại nhờ có bà nội, bà ngoại thay nhau lên ở cùng để chăm sóc cháu mà chị Hằng cũng có nhiều thời gian chăm lo bữa ăn cho con hơn.
Bất kể món ăn gì lành tính mà nghe nói bổ cho con là chị kì cụi làm cho bằng được. Bữa ăn nào của bọn trẻ cũng phải đủ rau, thịt, cá, đậu, trứng… tất cả đều được xay thật nhừ, thật nhuyễn để nấu thành cháo mịn cho bọn trẻ ăn. Nhiều người cho rằng như thế là quá nhiều chất, bọn trẻ sẽ không tiêu hóa hết, thế nhưng thấy con ăn được, cả chị Hằng và hai bà càng ra sức ép cho ăn.
So với các bạn cùng tuổi thì đúng là hai con của chị Hằng lớn vượt hơn hẳn, ai nhìn cũng chỉ mong con mình dễ nuôi được như vậy.
Video đang HOT
Nhưng càng lớn lại càng biếng ăn
Vốn đã quen cữ ăn của con nên hôm nào mà hai cu cậu ăn ít hơn là chị Hằng lại sốt ruột, chỉ sợ con không đủ chất vào người. Biện pháp của chị là ép con ăn, đồng thời mua một đống thuốc kích thích tiêu hóa, ăn uống cho con. Nhưng có vẻ tất cả các biện pháp của chị Hằng đều không hiệu quả, càng lớn, hai đứa càng ăn ít đi và có vẻ như chúng chẳng bao giờ thấy đói. Mẹ càng ép chúng càng không ăn, càng không ăn mẹ càng ép. Ba người lớn với hai trẻ con, cả ngày chỉ quanh quẩn ăn và ăn.
Mặc dù hai đứa ăn ít nhưng vẫn khỏe mạnh và nghịch ngợm. Người khác thì bảo chúng ăn nhiều quá nên thức ăn chưa tiêu hóa hết nên chúng bị bão hòa, không muốn ăn nữa. Còn chị Hằng thì quả quyết, tại chúng mải chơi nên lười ăn. Có người khuyên chị nên giảm bớt dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi bữa của con xuống, ví dụ bữa này có cá rồi thì bữa sau chuyển sang thịt, bữa sau nữa chuyển sang tôm, hôm nay có rau cải thì mai chuyển sang rau ngót, ngày kia chuyển sang rau muống… Cứ đổi bữa như vậy vừa đủ chất cho con lại giúp con có hứng thú ăn hơn là ngày nào cũng một món với tất cả các chất đạm, xơ, béo… cộng lại.
Có người lại khuyên chị Hằng nên cho con chuyển sang ăn cơm, vì dù sao hai đứa trẻ cũng đã 2 tuổi, ăn cơm được rồi, chứ bắt chúng ăn cháo mãi cũng chán, có lẽ vì vậy mà chúng lười ăn.
Sau nhiều ngày đắn đo, phân tích, chị Hằng thấy cũng hợp lý. Hồi nhỏ con chị ăn rất ngoan, mẹ cứ cho gì là ăn nấy, nhưng nay chúng đã lớn, chúng biết phân biệt thích ăn gì và không thích ăn gì. Thế mà ngày nào cũng như ngày nào, chị cho con ăn 3 bữa giống hệt nhau, với đủ loại thực phẩm. Có lẽ vì vậy mà chúng ngấy. Hơn nữa, giờ con đã có đủ răng, đáng lẽ phải được tập cho nhai để ăn cơm thì chị lại cho con ăn cháo mãi, thậm chí thịt còn phải xay vì sợ băm thì to quá, con nuốt sẽ nghẹn… Với từng đó sai lầm của chị thôi cũng đủ để các con chị thấy việc ăn uống đáng sợ hơn là thích thú. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ăn càng ngày càng ít.
Thử nghe theo lời khuyên của mọi người, cho con chuyển sang ăn cơm với thực đơn khác nhau từng bữa, từng ngày, chị Hằng thấy hai con lại có xu hướng ăn uống trở lại như xưa, chị mừng hơn lúc nào hết. Đúng là nuôi con không hề đơn giản chút nào.
Theo vietbao
Giảm bớt cơn đau do căng cơ, cứng khớp
Một yếu tố góp phần gây cứng khớp thường gặp là ngủ không đủ giấc. Khi được hỏi ngủ bao lâu, những người bị đau thường trả lời ngủ năm, sáu tiếng, thiếu khoảng hai, ba giờ so với "giấc ngủ đủ".
Những yếu tố nào khác góp phần gây đau?
Nhiều người dễ bị đau do quá căng thẳng vì họ luôn bị căng cơ.
Ngày càng có nhiều người ngồi cả ngày trước màn hình vi tính, khiến cho các cơ ở cổ và lưng bị đau. Đó là thói quen xấu cơ bản có hại cho cơ. Bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện thường xuyên, tạo tư thế tốt khi dùng máy tính và dành thời gian thư giãn.
Tập luyện đóng vai trò gì?
Khi bác sĩ khuyên mọi người bắt đầu tập thể dục, những người chưa bao giờ tập thể dục sẽ hăng hái tập trong hai giờ. Sau đó, họ bị đau và coi đó là lý do để ngừng tập luyện.
Những hoạt động và bài tập nào mà mọi người nên tránh?
Chơi bất cứ một loại hình thể thao nào quá gay cấn đều có hại. Hầu hết các tổn thương thể thao xảy ra khi bạn ngã hoặc va đập, hoặc khi bạn đang chơi với tất cả khả năng của mình, thực sự cố gắng để đánh bại đối phương.
Cơn đau xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tập thể dục là bình thường và có nghĩa rằng cơ bắp đang phát triển mạnh hơn.
Để xử lý vấn đề này, nên nghỉ ngơi sau khi tập thể dục vừa phải. Nói một cách khác, đau khi tập luyện là dấu hiệu cảnh báo chấn thương sắp xảy ra và nhắc nhở bạn điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập, hoặc chọn một thể thức tập luyện khác.
Hình minh họa
Bác sĩ khuyên làm gì để tự chăm sóc cơn đau hàng ngày?
Ít nhất, bạn nên đi ngủ sớm. Cũng có thể chườm đá trong vài giờ đầu sau khi bị chấn thương, không chỉ làm giảm sưng mà còn tác động đến thần kinh, làm chậm sự dẫn truyền tín hiệu đau. Chườm đá có tác dụng sau 10-30 phút và kéo dài 2 giờ. Sau đó bạn phải làm lại.
Chườm nóng cũng có tác dụng tương tự. Nhiệt làm giãn cơ. Song chườm nóng cũng có thể làm sưng tăng lên, bởi vậy không nên chườm nóng ngay sau khi chấn thương.
Xoa bóp có hiệu quả bằng hoặc hơn so với chườm nóng hoặc chườm đá. Dầu ngô hoặc dầu vừng có hiệu quả như một loại dầu đặc biệt hoặc kem bôi mát xa. Khi bôi kem có chứa tinh dầu bạc hà, chắc chắn xoa bóp sẽ làm giảm đau tốt hơn kem. Thuốc viên giảm đau không kê đơn và các thuốc kháng viêm là an toàn cho hầu hết mọi người nếu dùng đúng chỉ dẫn.
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, hoặc trở nên nặng hơn, thì nên đi khám bệnh - đặc biệt nếu đau không đáp ứng với chườm nóng hoặc chườm đá hoặc các thuốc giảm đau không cần đơn.
Bạn cũng cần đi khám bệnh nếu phát hiện u cục, hoặc nếu điểm đau trở nên đỏ và sưng hơn theo thời gian.
Cơn đau làm bạn mất ngủ hoặc làm giảm khả năng học tập, làm việc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nghiêm trọng hơn.
Theo vietbao
Thể dục phòng chống các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt Một trong những trục trặc mà người đàn ông gặp phải khi tuổi đời ngày càng nhiều thường có liên quan đến tuyến tiền liệt. Đôi lúc, phái mạnh khó nhận biết vì chúng hoàn toàn không gây bất kì sự giảm sút đáng kể nào trong chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, những vấn đề nhỏ này có thể biến thành những...