“Yêu” cũng có phong cách
Theo các chuyên gia “tân trang” lại phong cách “yêu” mỗi ngày không khó. Dưới đây là những phong cách giúp các cặp vợ chồng luôn giữ được ngọn lửa đam mê nồng nàn.
Sex cám dỗ, hãy nhìn nàng bằng ánh mắt sâu thẳm, hút hồn, lái câu chuyện đến đề tài “ nóng bỏng”, nhằm khơi dậy “cảm hứng” của nàng. Khi nàng không còn đủ sức cưỡng lại sức hấp dẫn từ bạn hãy nhẹ nhàng ôm nàng trong vòng tay.
Sex lãng mạn,
khung cảnh thích hợp nhất cho phong cách này là những cuộc đi chơi xa, khi cả hai đều thảnh thơi, không bị bó buộc về thời gian. Một khung cảnh lãng mạn, tình tứ những động tác âu yếm chậm rãi, nhẹ nhàng, sao cho cả hai bạn có thể cảm nhận được mức độ ngất ngây cao nhất.
Sex cuồng dại, là khi cả hai người đã quá muốn đến với nhau, thì các thao tác “dạo đầu” tốn khá nhiều thời gian. Giây phút cánh cửa phòng bật mở cũng chính là lúc trận “cuồng phong” bắt đầu, khó có gì có thể ngăn nổi. Mạnh mẽ, cuồng nhiệt. Đó là yêu cầu cơ bản để thực hiện được hoàn hảo phong cách này.
Sex nồng nàn, đi công tác quá lâu hoặc sau một cuộc chiến tranh lạnh căng thẳng và bây giờ bạn muốn làm lành. Tất cả đều có chung một điểm: Bạn đang cồn cào, khát khao cảm giác được chung chăn gối cùng nàng. Giây phút ái ân lúc này sẽ cực kỳ nồng đượm, mãnh liệt và sâu sắc. Ôm nàng thật chặt và “yêu” như chưa bao giờ được yêu.
Sex “chớp nhoáng”, phong cách cho những ai thèm cảm giác lạ trong khoảng thời gian eo hẹp, gấp rút và nhất là trong khung cảnh không mấy phù hợp để thực hiện chuyện gió mưa. Yêu cầu khá cao: Vừa nhanh chóng, vừa phải đảm bảo đạt được “đỉnh điểm” ngay tức thì.
Sex… kỳ cục, hai người đã quá quen thuộc nhau bạn có thể trêu ghẹo, mơn trớn nàng… Điều quan trọng nhất là bạn và nàng phải hài hòa, tương hợp lẫn nhau trong đời sống tình dục. Khi đó sẽ chẳng khó khăn gì nếu bạn muốn giữ mãi ngọn lửa nồng cháy đam mê, đem lại hương vị mới cho tình yêu và cuộc sống.
Theo vietbao
Video đang HOT
Nắng nóng, làm thế nào tránh nguy cơ đột quỵ não?
Nắng nóng gay gắt có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Say nắng nóng
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho biết, quá trình chuyển hóa các chất tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động nhằm để tồn tại sự sống của cơ thể.
Quá trình đó sinh ra nhiệt lượng, nhiệt lượng đó không thể tồn tích trong cơ thể mà được tiêu đi nhờ các cơ chế như: bốc hơi mồ hôi, sự dẫn truyền đối lưu với môi trường xung quanh, bức xạ nhiệt.
Quá trình sinh nhiệt và tiêu nhiệt sẽ được điều hòa cân bằng ở người khỏe trong môi trường bình thường.
Các quá trình tiêu nhiệt trên bị cản trở bởi nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm ướt khi cơ thể phải làm việc trong môi trường không thuận lợi lâu sẽ làm thân nhiệt tăng.
Theo TS Nguyễn Văn Bình, thông thường, lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều thì dễ bị say nắng.
Tình trạng này có biểu hiện như: chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi, sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp.
Đột quỵ do nắng nóng biểu hiện bằng trụy tim mạch đột ngột và mất tri giác, rối loạn hành vi.
Việc chữa trị say nắng nóng cần hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Cần khẩn trương đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người.
Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
Có thể hỗ trợ một vài cách thức khác để giảm nhiệt: sử dụng khăn ướt lạnh đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối.
Hình minh họa
Đột quỵ não
Bác sĩ Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y lưu ý thêm, biểu hiện dễ thấy nhất của say nắng nóng là nóng sốt, nhiệt độ cơ thể có thể đến 39 độ C. Mồ hôi ra nhiều đến nỗi tóc thì ướt bết nhưng da lại khô, môi khô, vẻ mặt hốc hác. Mức độ nặng thì mặt đỏ lừ, nhịp tim, nhịp thở trở nên yếu ớt, huyết áp tụt, hôn mê và tử vong.
Khi nhiệt độ từ 40 độ C trở lên thì cần đi cấp cứu nếu không sẽ tử vong. Chỉ cho nạn nhân uống nước muối đường khi nạn nhân còn tỉnh và uống được. Tuyệt nhiên không cho uống khi nạn nhân hôn mê.
"Đột quỵ não có thể xảy ra mà thực chất là say nắng, say nóng mức độ nặng", bác sĩ Lâm Phúc lưu ý.
Theo bác sĩ Lâm Phúc, nguy cơ này dễ xảy ra ở người già, người có tiền sử đột quỵ, người có thể lực yếu, người bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, họ dễ bị đột quỵ não khi lao động gắng sức hoặc làm việc ngoài trời khi nhiệt độ quá cao.
Theo vietbao
Tập thể thao ngày nắng nóng: tránh khung giờ nguy hiểm Tập thể thao rất có lợi cho sức khoẻ, do làm gia tăng khả năng dự trữ và nâng biên độ chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên trong mùa hè, chúng ta cần hết sức lưu ý, nếu không tập thể thao sẽ bị phản tác dụng, thậm chí là nguy hại tới tính mạng. Tập thể thao làm tăng tạo nhiệt....