Ít ăn ngọt nhưng thích món này vẫn tăng 62% nguy cơ tiểu đường
Các nhà khoa học Havard – Laval đã tìm ra câu trả lời vì sao nhiều người ăn ít đường nhưng đường huyết vẫn cao, thậm chí bị tiểu đường type 2.
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học The American Journal of Clinical Nutrion, bệnh tiểu đường type 2 có thể bị thúc đẩy bởi việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, cho dù là thịt tươi sống được mua về nấu.
Thịt đỏ làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 – Ảnh minh họa từ Internet
Dữ liệu của hơn 216.000 người đã được nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Walter C. Willett từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan (Mỹ) phân tích.
Họ được chia thành 3 nhóm với các mức tiêu thụ thịt đỏ khác nhau, bao gồm mức ít – trung bình – cao.
Trong đó, nhóm thấp nhất ăn từ 0,24-0,46 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày, trong khi nhóm cao nhất tiêu thụ 1,95- 2,62 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày.
Mỗi khẩu phần thịt đỏ tương đương 85 g thịt heo, bò, cừu… tươi sống được mua về nấu, hoặc 45 g xúc xích, hoặc 28 g thịt xông khói.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy việc tiêu thụ thịt đỏ, bao gồm loại tươi sống và loại chế biến sẵn, đều có liên quan tích cực đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, với mức tăng nguy cơ lên tới 62% ở nhóm tiêu thụ nhiều nhất khi so với nhóm ăn ít nhất.
Để giải quyết điều này thực ra không khó. Thay vì vất vả ăn kiêng đạm, bạn có thể chọn sự hoán đổi. Việc thay thế 1 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày bằng lượng đạm tương đương từ đậu và hạt có thể giúp giảm đến 30% nguy cơ tiểu đường.
Ngoài ra, thay thế đạm thịt đỏ bằng đạm sữa cũng giúp nguy cơ giảm trở lại đáng kể. Bạn cũng có thể lựa chọn cá, thịt gia cầm, trứng để thay thế.
Nhiều cơ chế sinh học có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ tiểu đường type 2 ở người ăn nhiều thịt đỏ.
Thịt đỏ là loại thịt có nhiều chất béo bão hòa, làm suy giảm chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin. Nó lại ít axit béo không bão hòa đa như axit linoleic, thứ có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin nếu dùng thay thế cho chất béo bão hòa.
Ngoài ra, thịt đỏ chứa sắt heme làm tăng stress oxy hóa, tăng tình trạng kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta.
Nếu chế biến sẵn, một loạt phụ gia trong nó cũng làm rối loạn chức năng nội mô và tăng đề kháng insulin.
Đây là phát hiện đáng chú ý bởi tiểu đường type 2 hiện là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, nhiều biến chứng, gây tử vong sớm và gánh nặng y tế lớn.
Công trình cũng có sự tham gia của các tác giả khác từ Trường Y khoa Havard (Mỹ) và Đại học Laval (Canada).
Chạm mốc 95kg, mắc bệnh tiểu đường vì sở thích uống nước ngọt, ăn đồ ăn nhanh
Uống nhiều nước ngọt, lại thích đồ ăn nhanh, Nhật Nam tăng cân mất kiểm soát, xuất hiện phát ban ngứa, đi khám được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Nhật Nam (27 tuổi là nhân viên văn phòng ở Hà Nội) đang nằm điều trị tại Bệnh viện nội tiết Trung ương một tháng nay. Chàng trai trẻ nhập viện với mức cân nặng 95kg, kèm các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy, đi tiểu liên tục.
Ban đầu nghĩ gặp vấn đề về da liễu nên Nam đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám. Tuy nhiên bác sĩ phát hiện chỉ số đường huyết quá cao, nên giới thiệu qua Bệnh viện nội tiết.
Sau khi làm các xét nghiệm, nam nhân viên văn phòng được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2, kèm thừa cân béo phì, cần nhập viện điều trị để tránh biến chứng. Nhận kết quả Nhật Nam sốc, không nghĩ còn trẻ đã mắc bệnh người già.
"Bác sĩ nói thói quen ăn uống vô tội vạ của tôi là nguyên nhân bị bệnh", chàng trai 27 tuổi nói và cho biết bản thân là con một trong gia đình nên được bố mẹ chăm sóc chu đáo. Từ nhỏ, bố mẹ sợ cậu gầy gò sẽ dễ ốm nên luôn cho ăn nhiều đồ ngon, đồ bổ.
Việc này khiến cân nặng của cậu ngày một tăng. Lớn lên khi đi học đại học cậu thường xuyên đi ăn ngoài cùng bạn, uống nước ngọt nhiều. Món ăn khoái khẩu của chàng trai trẻ là gà rán, đồ nướng. Nạp lượng lớn đồ ăn nhanh, lại lười vận động nên ở tuổi 27, cậu chạm mốc 95kg, kèm theo căn bệnh tiểu đường type2.
Nằm điều trị tại bệnh viện 2 tuần, Nhật Nam chứng kiến không ít hình ảnh bệnh nhân mắc tiểu đường gặp biến chứng phải tháo khớp, đoạn chi, suy thận mạn, biến chứng tim mạch... khiến chàng trai trẻ vô cùng sợ hãi, ân hận vì lối ăn uống vô tội vạ của mình.
Sau hơn 1 tháng điều trị, dùng thuốc và giảm cân, hiện cân nặng của Hải Anh đã hạ xuống 88kg.
Bác sĩ Lâm Mỹ Hạnh, Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
BS Lâm Mỹ Hạnh, Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay, tiểu đường type 2 trước đây thường được biết đến là căn bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh này chiếm khoảng từ 20-30% trong tổng số các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.
Nguyên nhân gây ra bệnh ở người trẻ thường là do lối sống tĩnh tại, lười vận động và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, giàu năng lượng khiến cơ thể béo phì.
"Một số người do yếu tố gia đình, có thành viên trong nhà như bố, mẹ, anh em bị tiểu đường, tuy nhiên trường hợp này ít", bác sĩ Hạnh chia sẻ.
Các triệu chứng điển hình của bệnh là thấy khát nước nhiều, tiểu nhiều, tụt cân, vết thương lâu liền, mệt mỏ tê bì tay chân cảm giác như kiến bò, mắt nhìn mờ.
Vị bác sĩ khuyến cáo cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp thể dục thể thao để phòng tránh đái tháo đường. Nếu có triệu chứng như trên cần đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.
Chuyên gia giải thích: Ăn nhiều đồ ngọt có mắc bệnh tiểu đường? Bác sĩ tiết lộ sự thật liệu tiêu thụ đường có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hay không.Bệnh tiểu đường có thể do nhiều yếu tố lối sống gây ra, bao gồm lượng đường và loại đường tiêu thụ. Tất nhiên ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng đó không phải là nguyên nhân...