Hướng dẫn cách làm mỳ vằn thắn ngon hết ý
Mỳ vằn thắn ngon nhất là ăn vào ngày trời lành lạnh. Ngồi yên vị trong nhà, húp nước soup ngọt lừ, ăn miếng vằn thắn, thịt xá xíu ngon ngọt thấy người khỏe khoắn hẳn, yêu đời hơn bao nhiêu.
Vằn thắn (hay hoành thánh, sủi cảo) là một món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Vằn thắn được làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì, đem hấp chín lên. Sau khi hấp, miếng vằn thắn chín, vỏ bột chín trong nhìn thấy cả nhân bên trong, rất quyến rũ.
Món vằn thắn sau khi du nhập vào Việt Nam vào thập niên 1930 thì biến đổi thành món mỳ vằn thắn – là sự kết hợp độc đáo của ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt.
Làm mỳ vằn thắn hơn kỳ công một chút, nhưng nếu nhà nhiều người, cùng xì xụp ăn rất vui. Nếu nhà ít người, bạn cũng đừng tiếc công, vì nước soup rất ngon, thừa ra có thể dùng để nấu canh hôm sau ăn. Vằn thắn và thịt xá xíu có thể làm nhiều để dành ăn dần được.
Nguyên liệu:
- Xương cục để ninh nước
- Tôm nõn: 50-100gr
- 1 củ cải
- Thịt heo (chọn phần đầu rồng hoặc phần thịt thăn): 1 miếng nguyên tầm 300-400gr và 200gr thịt nạc vai xay (để làm sủi cảo)
- Tôm tươi: 50-100gr, bóc vỏ, xay hoặc băm nhuyễn
- Trứng gà
- Vỏ sủi cảo và há cảo
- Mỳ vằn thắn
- Hành lá, hẹ, nấm, mộc nhĩ
- Gan lợn
- Gia vị: hạt nêm, dầu mè, tiêu, đường, màu điều đỏ dạng bột.
Cách làm:
Video đang HOT
Xương ống heo chặt nhỏ; Luộc qua nước sôi với 1 chút muối cho hết bẩn. Sau đó đun 1 nồi nước cho sôi rồi cho xương vào ninh, chú ý khi ninh xương thường nên hớt bọt nhé. Luôn để lửa nhỏ liu riu cho không bị đục nước.
Củ cải gọi vỏ sạch, cắt thành khoanh cho vào nồi nước ninh cùng.
Mực khô, đầu tôm nướng lên cho thơm rồi cũng cho vào nước ninh xương để ninh cùng.
Sá sùng cắt thành khúc nhỏ, làm sạch cát bên trong rồi đem nướng cho thơm rồi cũng cho vào nồi nước ninh xương cùng.
Tôm khô ngâm nở, chắt nước bẩn đi rồi cùng cho vào nồi nước ninh xương luôn.
Thời gian hầm xương tối thiểu là 2h tính từ lúc đầy đủ nguyên liệu trong nồi nước dùng nhé. Sau khi ninh một thời gian thì lấy nước ngâm nấm hương cũng cho vào nôi nước luôn. Khi nào gần ăn thì cho nấm hương vào đun cùng cho nấm hương chín.
Hãy nêm thêm gia vị ngay từ lúc đầu ninh xương nhé. Tỷ lệ của chef như sau. 1 nướ mắm, 1 muối, 2 hạt nêm, 1 đường. Bạn hãy nêm theo tỷ lệ này dần dần đến khi vừa miệng nhé. Chú ý khi ninh xương thì thường xuyên vớt bọt và châm thêm nước để nồi nước không bị cạn.
Làm thịt xá xíu
Nguyên liệu:
Thịt xá xíu, một trong những thành phần của bát mỳ vằn thắn. Để có miếng thịt ngon thì cũng phải chuẩn bị khá công phu đấy. Sau đây là công thức thịt xá xíu nhé:
Thịt nạc dăm 300gr, 1 thìa canh mật ong, 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa dầu hào,1thìa cafe hạt nêm, chút ngũ vị hương, tỏi băm thật nhuyễn, thìa cafe dầu vừng (chút xíu thôi nhé không hắc lắm đấy). Một chút phẩm màu đỏ hoa hiên.
Cách làm:
Thịt nạc dăm rửa sạch, để thật ráo nước, cắt thành miếng vừa.
Cho tất cả nguyên liệu gia vị vào 1 cái nồi nhỏ, đun nhỏ lửa cho mọi thứ tan hết và quện vào nhau với chút xíu nước. Bắc ra để nguội
Ướp thịt với sốt vừa rồi, đảo đều cho gia vị đều miếng thịt . Ướp thịt qua đêm là tốt nhất, không thì ướp ít nhất 4h đồng hồ.
Có 2 cách làm chín thịt:
Với người nào có lò nướng thì mình nướng thịt ở nhiệt độ khoảng 200 độ đến 220 độ. Cứ tầm 10 phút hoặc hơn chút xíu thì lật mặt thịt cho chín đều. Nhớ quét cái sốt thường xuyên, nướng đến khi xâm miếng thịt không còn chảy nước hồng ra là thịt chín
Với những người không có lò nướng thì bỏ thịt vào nồi với toàn bộ sốt, sau đó cho thêm chút nước rồi đun riu riu nhỏ lửa cho thịt chín, nhớ đậy vung để thịt chín đều, thỉnh thoảng lật miếng thịt. Với cách làm này khoảng 20 phút thì thịt chín. Bỏ ra chiên nhỏ lửa trong dầu cho thơm miếng thịt rồi vớt ra để sử dụng.
Thịt xá xíu thường sử dụng để ăn trực tiếp với cơm nóng. Nhưng trong bài hướng dẫn này mình sử dụng làm mỳ vằn thắn.
Làm hoành thánh
Nguyên liệu:
Ngoài ra mỳ vằn thắn còn có hoành thánh. Cách làm hoành thánh như sau:
Thịt xay 100gr, giò sống 100gr, tôm sú tươi 150gr, hành khô 3 nhánh, rau mùi 1 nhúm, đầu hành lá 5 cái, hạt nêm, mỳ chính, nước mắm, vỏ bánh gói hoành thánh (bạn có thể mua ở lương văn can Hà nội nhé, ở sài gòn có thể mua ở chợ bà chiểu và một số chợ lớn khác)
Đầu tiên bóc vỏ tôm, bóc sạch sẽ luôn, bỏ đầu riền ra, giữ lại để nấu nước dùng nhé. Thịt tôm thì đập dập bằng bề mặt phẳng của dao nhé, sau đó bằm nhuyễn.
Hành khô bằm nhuyễn, rau mùi rửa sạch cũng bằm nhuyễn luôn. Đầu hành trắng cũng bằm nhuyễn luôn
Trộn giò sống, thịt xay, tôm đã bằm nhuyễn, hành khô, đầu hành trắng, rau mùi( ngò rí) với 1 thìa cafe nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm, chút mỳ chính, chút tiêu ( vừa thôi nhé, cay quá cũng không ngon)
Gói nhân với vỏ và để chút bột mỳ làm bột áo cho các viên khỏi dính vào nhau. Sau đó khi chuẩn bị ăn mỳ thì bắt đầu luộc , khoảng 3 phút thì nổi lên rồi chờ thêm chút xíu là vớt ra liền ngâm với nước lạnh để cho vỏ hoành thánh được dai mà không bị nát.
Một phần hoành thánh để chiên giòn với dầu nóng, cái này gần ăn thì mới chiên cho ngon nhé.
Trong bát mỳ còn có gan lơn luộc. Trứng luộc, bóng (da heo khô)
Gan lợn, mua về ngâm nước muối khoảng 30 phút. Sau đó luộc nước sôi tầm 20 phút là gan chín. Ngâm nước đến khi ăn mới thái từng miếng ra nhé, cho gan không bị khô.
Bóng thì ngâm nước cho nở, bóp với gừng và rượu cho hết hôi và thơm. Sau đó cắt miếng vừa ăn, luộc chín bóng trong nước ninh xương.Trứng gà luộc nước sôi đúng 7 phút bắc ra. Lúc này trứng mới chín đúng độ ngon nhất của trứng. Bổ làm 4 để trang trí bát mỳ
Nầm hương ngâm nở mềm, giữ lại nước nấm hương để nấu nướng dùng.
Bát mỳ vằn thắn mình cho gan, trứng, thịt xá xíu, hoành thánh chiên, hoành thánh luộc, nấm hương, hẹ lá, rau cải cúc (tần ô) có nơi dùng cải bẹ xanh và miếng bóng nữa nhé.
Chúc các bạn thành công với món mỳ vằn thắn tuyêt ngon này!
Theo VietQ
"Bỏ túi" 3 bước xong ngay xôi mặn cho bữa sáng
Xôi mặn là món ăn sáng ngon, quen thuộc giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày học tập và làm việc hiệu quả.
Sau 3 năm ly hôn, bỗng dưng chồng cũ lại nhiệt tình quan tâm tới tôi đến kỳ lạ / 3 mẫu phụ nữ là "kim chỉ nam" trong đời đàn ông, lỡ đánh mất cũng nhất định phải tìm lại
Nguyên liệu làm xôi mặn
Gạo nếp: 3 chén
Chả lụa: 30 gr
Pa tê: 30 gr
Dầu ăn: 50 ml
Thịt xá xíu: 50 gr
Chà bông: 30 gr
Hành tím: 4 củ
Nồi cơm điện
Hướng dẫn cách làm xôi mặn đơn giản cho bữa sáng
Cách làm xôi mặn
Bước 1: Vo sạch gạo nếp rồi cho vào xửng hấp chín. Bạn có thế ngâm gạo nếp qua đêm hoặc trước khi nấu xôi mặn 4 tiếng. Ngâm gạo nếp trước khi nấu sẽ giúp xôi mặn ngon, dẻo ngọt, không bị sượng khô.
Bước 2: Bóc vỏ hành tím, cắt lát mỏng, phi vàng thơm rồi vớt ra để ráo dầu. Phi hành ở lửa nhỏ vừa và đảo đều tay. Khi thấy hành phi vừa chuyển hơi vàng thì tắt bếp và vẫn tiếp tục đảo đều để hành chín vàng đẹp, không bị khét.
Bước 3: Cho xôi ra đĩa. Xịt ít nước tương, phết pa tê gan, rắc hành phi lên. Cắt nhỏ chả lụa, thịt xá xíu, thêm ít chà bông lên trên. Bạn có thể chuẩn bị thêm mỡ hành để phết lên xôi mặn và luộc thêm trứng cút để ăn cùng xôi mặn cho món ăn thêm ngon miệng.
Theo Gia đình Việt Nam
Làm thịt xá xíu bằng chảo Thịt xá xíu thường được làm với lò nướng, là món ăn đậm đà và mùi thơm hấp dẫn, ăn cùng bún hay cơm trắng đều ngon. Với món ăn này, bạn có thể làm bằng chảo đơn giản và nhanh chóng. Nguyên liệu: - Thịt lợn: 1 kg (chọn loại thịt ba chỉ, vai hay mông đều được) - Ngũ vị hương...