Hủ tiếu Ý Huôi
ến trung tâm TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, hỏi quán “ hủ tiếu Ý Huôi” gần như ai cũng biết. ây là một quán ăn bình dân nhưng nức tiếng ở quê hương “Dạ cổ hoài lang” gần 45 năm qua.
Quán hủ tiếu Ý Huôi có địa chỉ số 115, đường Hòa Bình, phường 7, TP Bạc Liêu. Do đường Hòa Bình là một trong những tuyến đường chính của nội ô thành phố nên rất dễ tìm, lại thêm khi hỏi người dân địa phương thì ai cũng biết và chỉ đường đến quán.
Chủ quán đồng thời là đầu bếp chính của quán là dì Huôi, năm nay 76 tuổi. Dì Huôi là người dân tộc Hoa, nên hay được gọi là Ý Huôi (nghĩa là Dì Huôi). Dì Huôi cho biết, dì bán quán hủ tiếu này đã hơn 44 năm qua. Từ một quán ăn nhỏ nay thì được nhiều người biết đến như một đặc sản ẩm thực của Bạc Liêu.
Quán của dì Huôi có bán hủ tiếu, hủ tiếu mì, mì khô và nước, nhưng thực khách ưa thích nhất là món khô, nhất là hủ tiếu mì khô. Hủ tiếu mì sau khi được trụng chín thì cho vào tô cùng với giá, rau sống, kèm theo một loại nước sốt được pha chế theo công thức gia truyền. iểm độc đáo của hủ tiếu Ý Huôi là ăn với thịt heo quay, xíu mại, tôm chiên bột, lòng heo… kèm theo chén nước súp hầm từ xương nên rất đậm vị. Dì Huôi cho biết, món ăn này là gia truyền trong gia đình người Hoa của dì từ rất lâu đời. Riêng với nhiều người, hủ tiếu Ý Huôi dường như là sự cộng hưởng của hủ tiếu khô thông thường với món bánh hỏi heo quay hay bún thịt nướng, nhưng hương vị thì đậm đà và ngon hơn rất nhiều. Nước sốt gia truyền làm dậy mùi tô hủ tiếu khô, cùng với vị thơm, giòn của thịt heo quay giòn da, tôm bạc đất chiên bột… rất hấp dẫn thực khách.
Với món hủ tiếu nước, ngoài xương, thịt như thông thường thì hủ tiếu Ý Huôi cho thêm thịt bằm, heo quay… ăn cũng rất lạ miệng. Dì Huôi chia sẻ thêm, hồi trước sức khỏe còn tốt nên dì bán cả ngày, nay thì chỉ bán buổi sáng, từ gần 6 giờ đến 11 giờ là nghỉ, hôm nào hết sớm thì nghỉ sớm. Giá mỗi tô hủ tiếu ở quán dao động từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng, tùy theo yêu cầu của thực khách.
Hủ tiếu Ý Huôi là một trải nghiệm tuyệt vời cho một buổi sáng ở Bạc Liêu. Tuy nhiên, do không gian quán khá chật, thực khách thì đông như nêm nên nhiều khi khách phải chờ lâu. ộc giả biết thông tin này để có sự sắp xếp phù hợp cho bữa điểm tâm ở hủ tiếu Ý Huôi trước khi bắt đầu hành trình tham quan quê hương Công tử Bạc Liêu.
2 cách làm hủ tiếu mì khô siêu ngon hấp dẫn đậm đà dễ làm tại nhà
Để bữa sáng thêm phần ngon miệng, mách bạn một món trộn cực kì thơm ngon, bắt mắt mang tên hủ tiếu mì khô. Cùng bắt tay vào bếp và trổ tài thực hiện ngay món ăn hấp dẫn này nhé!
1. Hủ tiếu mì khô
Nguyên liệu làm Hủ tiếu mì khô
Hủ tiếu dai 150 gr
Mì khô 150 gr
Tôm sú 300 gr
Mực ống 300 gr
Tỏi băm 2 muỗng canh
Rau cần tây 1 ít
Ớt hiểm 1 ít
Hành phi 2 muỗng canh
Dầu hào 2 muỗng canh
Dầu mè 1 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Nước tương 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/muối/hạt nêm/tiêu xay)
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Hủ tiếu mì khô
1
Sơ chế hải sản
Để loại sạch bụi bẩn và mùi tanh, tôm sau khi mua về các bạn bóc vỏ, bỏ đầu và lấy sạch chỉ lưng.
Mang tôm đi bóp với muối khoảng 5 phút sau đó rửa sạch, để ráo.
Mực ống mua về, dùng tay kéo phần đầu ra khỏi thân, rút bỏ xương sống và loại bỏ nội tạng bên trong.
Đầu mực bỏ ruột, cắt bỏ mắt và nặn bỏ răng mực. Mang mực đi bóp với muối sau đó xả sạch lại với nước, để ráo.
Tiếp theo, dùng dao khứa các đường nhỏ hình vẩy rồng lên miếng mực để giúp chúng dễ thấm gia vị và đẹp mắt hơn.
2
Nấu sốt
Cho vào tô 2.5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh nước lọc.
Tiếp theo dùng muỗng khuấy thật đều cho các gia vị tan hoàn toàn.
Video đang HOT
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn và đun nóng, sau đó cho tiếp 2 muỗng canh tỏi băm vào phi thơm.
Khi tỏi đã dậy mùi, các bạn trút hỗn hợp nước sốt vừa pha vào sau đó mở lửa vừa và đun cho đến khi hỗn hợp sốt sôi.
Kế đến, các bạn tắt bếp rồi thêm tiếp 2 muỗng canh hành phi vào, khuấy thật đều rồi trút nước sốt ra tô, để nguội.
3
Luộc tôm, mực
Bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó trút toàn bộ phần tôm, mực vào nồi tiếp tục đun ở mức lửa cao nhất khoảng 2 phút thì tắt bếp ngay.
Dùng rây vớt tôm và mực ra ngoài sau đó mang xả sơ lại với nước lạnh, để ráo.
4
Trụng mì và hủ tiếu
Bắc 1 nồi nước khác lên bếp và đun cho thật sôi. Kế đến lần lược cho mì và hủ tiếu trụng khoảng 1 - 2 phút sau đó vớt ra tô. Kế đến cho vào tô khoảng 1 muỗng canh dầu mè và trộn thật đều.
5
Thành phẩm
Cho mì và hủ tiếu vào tô, xếp tôm và mực lên trên sau đó cho thêm 1 ít rau cần cắt nhỏ và ớt hiểm cắt lát. Cuối cùng rưới nước sốt lên trên rồi trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.
Khi ăn hãy trộn thật đều các nguyên liệu lại với nhau. Gắp một đũa cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được độ dai dai của mì và hủ tiếu, vị giòn ngọt của tôm, mực quyện cùng với nước sốt đậm đà, thơm nức mùi tỏi và hành phi cực đưa vị. Còn chần chờ gì nữa, vào bếp và trổ tài thực hiện ngay nhé!
2. Hủ tiếu mì khô (công thức chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Hủ tiếu mì khô (công thức chia sẻ từ người dùng)
Mì gói 1 gói
Xương ống 700 gr (hoặc xương đuôi heo)
Tim/ gan heo 200 gr
Thịt heo xay 100 gr
Tôm khô 50 gr
Tôm sú 40 gr (đã lột vỏ)
Trứng cút 5 trái
Cà rốt/ củ cải trắng 200 gr
Hành tây 1 củ
Hành tỏi 2 muỗng canh (băm nhuyễn)
Giá/ hẹ 100 gr
Hành lá 1 nhánh (cắt nhuyễn)
Tóp mỡ 1 muỗng canh
Hành phi 1 muỗng canh
Nước lọc 3 muỗng canh
Tương đen 2 muỗng canh (ăn phở)
Xì dầu 2 muỗng canh
Dầu hào 1 muỗng canh
Tương ớt 1 muỗng canh
Dầu mè 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu xay)
Cách chọn mua xương heo sạch, ngon
Để mua được xương ống ngon, bạn nên chọn phần xương có màu hồng tươi, không bị tái, không có mùi lạ và không bị lạnh.Ngoài ra, bạn chỉ nên mua những phần xương có độ to vừa phải, cỡ 2 - 3 lóng tay.Không nên chọn mua xương quá to vì đây có thể là xương từ lợn nái, còn nếu xương quá nhỏ thì có thể đây là xương của lợn con bị mổ sớm do bệnh.
Cách chế biến Hủ tiếu mì khô (công thức chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế nguyên liệu và ninh xương
Xương heo sau khi mua về bạn rửa sơ với nước để làm sạch bụi bẩn và máu còn bám trên thịt.
Sau đó, bạn cho xương vào thau ngâm với nước muối loãng khoảng 5 - 10 phút để khử mùi tanh và loại bỏ tạp chất.
Vớt xương ra, rửa sạch lại với nước rồi cho xương vào nồi nước nóng chần sơ để khử mùi hôi, Cuối cùng, bạn đổ xương vừa trụng ra thau, rửa lại với nước lạnh rồi để ráo.
Tiếp theo, bắc nồi lên bếp và cho 1,2 lít nước vào cùng với 1 củ hành tây đã bóc vỏ, 50gr tôm khô rửa sạch. Đun ở lửa lớn tới khi nước sôi lăn tăn thì cho xương vào nồi, tiếp tục nấu đến khi nước sôi thì dùng muôi vớt bỏ bọt.
Sau đó, bạn hạ xuống lửa nhỏ và hầm xương trong khoảng 1 tiếng đến khi xương chín mềm, ra nước dùng ngọt trong.
2
Sơ chế nguyên liệu khác
Trong lúc đó, bạn dùng dao bào gọt bỏ vỏ 200gr cà rốt cùng với củ cải trắng rồi rửa sạch lại với nước.
Tiếp đó, bạn cắt củ cải trắng và cà rốt thành từng khoanh dày khoảng 1/2 lóng tay. Bạn cũng có thể tỉa hoa cà rốt để món ăn được đẹp mắt hơn.
3
Nấu nước lèo
Sau khi xương hầm được khoảng 1 tiếng, bạn cho củ cải trắng cùng cà rốt vào, tiếp tục đun ở lửa nhỏ thêm 20 phút.
Đến khi các loại củ đã chín mềm thì bạn nêm nếm vào nồi nước dùng 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm và 15gr đường phèn, khuấy đều rồi nấu tiếp ở lửa lớn khoảng 5 phút để các gia vị tan đều. Sau cùng, bạn nêm nếm lại nước dùng cho vừa ăn rồi tắt bếp.
4
Sơ chế nguyên liệu làm topping khô
Bạn cho tôm vào nồi nước sôi luộc khoảng 5 - 10 phút, đến khi tôm chín chuyển sang màu đỏ hồng thì vớt ra, để ráo.
Tiếp tục cho trứng cút vào luộc khoảng 10 phút, đến khi trứng chín thì bạn vớt ra cho trứng vào tô nước lạnh để trứng nguội bớt. Sau đó, tiến hành lột vỏ trứng.
Tim và gan sau khi mua về bạn rửa sơ với nước, sau đó cho vào nước muối cùng giấm pha loãng ngâm khoảng 10 phút để khử mùi hôi.
Sau 10 phút, bạn đem tim gan rửa lại với nước sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi chần sơ khoảng 5 phút. Đổ ra và rửa sơ lại với nước cho sạch.
Bắc 1 nồi nước lên bếp, cho 1 ít muối, 1 củ hành tây vào đun tới khi nước sôi lăn tăn thì cho tim cùng gan vào.
Luộc tim khoảng 15 phút ở lửa lớn, đến khi tim chín thì vớt cho vào tô nước lạnh. Sau đó tiếp tục luộc gan thêm 10 - 15 phút. Khi gan đã chín thì bạn cũng vớt ra, cho vào tô nước lạnh.
Để tim và gan nguội bớt thì bạn cho ra rổ, để ráo bớt nước rồi tiến hành cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.
5
Ướp thịt xay
Tiếp đến, bạn ướp 100gr thịt xay với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê dầu hào và 1 muỗng cà phê dầu mè trong khoảng 15 phút cho thịt thấm đều gia vị.
Bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun tới khi dầu nóng thì cho hành tỏi đã băm nhuyễn vào phi đến khi vàng thơm. Cho thịt xay đã ướp vào xào khoảng 10 - 15 phút, đến khi thịt chín, săn lại thì tắt bếp.
6
Làm nước sốt để trộn
Bạn cho vào tô lần lượt 2 muỗng canh tương đen, 2 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh dầu hàu, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước lọc và 1 muỗng cafe tiêu xay. Dùng muỗng khuấy đều tất cả các gia vị.
Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun tới khi dầu nóng thì cho 1 muỗng canh hành tỏi băm nhuyễn vào phi tới khi hành tỏi vàng đều, dậy mùi thơm.
Lúc này, bạn đổ hỗn hợp sốt vừa trộn ở trên vào, vừa nấu vừa khuấy đều ở lửa nhỏ khoảng 5 - 10 phút, đến khi nước sốt sôi thì tắt bếp, để nguội.
7
Trụng mì và hủ tiếu
Bạn bắc 1 nồi nước lên bếp, đun ở lửa lớn đến khi nước sôi mạnh thì cho 1 vắt mì gói vào trụng khoảng 2 - 3 phút, đến khi mì chín mềm thì vớt ra rổ, xả dưới vòi nước lạnh để mì không bị dính.
Tương tự với mì, bạn cũng trụng giá và hẹ qua nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra rổ, để ráo.
Cho mì vào tô khi còn nóng, cho 1 muỗng cà phê dầu hành phi rồi dùng đũa xới tơi cọng mì để mì không bị dính.
Tiếp đến, cho 2 muỗng canh nước sốt ở bước 6 vào trộn đều. Nếu ăn cay, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê sa tế nhé!
8
Hoàn thành hủ tiếu mì khô
Bạn xếp lên trên tô mì vừa trộn lần lượt tôm, trứng cút, tim, gan đã cắt mỏng, 1 ít thịt xay cùng hành phi, tóp mỡ lên trên.
Cuối cùng, cho hành lá, hẹ đã cắt nhuyễn vào 1 cái chén, sau đó múc xương, cà rốt, củ cải và chan nước dùng lên.
9
Thành phẩm
Mì trộn khô với nước sốt mặn ngọt hài hòa, ăn cùng với thịt heo xào đậm đà, tim gan cùng trứng cút béo ngậy, tôm tươi dai ngọt vô cùng hấp dẫn.
Ăn kèm với mì trộn còn có nước dùng xương ngọt thanh, cùng mùi thơm của hành hẹ giúp bạn bớt ngấy.
Những món ăn sáng được yêu thích ở Sài Gòn Những món ăn sáng được yêu thích ở Sài Gòn. Phở, cơm tấm, xôi, bún bò, hủ tiếu mì... là những món ăn sáng ở Sài Gòn được nhiều thực khách ưa chuộng. Cơm tấm Đây là một trong những món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn. Phần hạt tấm tơi xốp và thơm, kế đến là bộ ba sườn, bì,...