Gợi ý 9 món cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp vừa ngon vừa đầy đủ nhất
Các món ăn đều dễ làm, không mất thời gian, chị em hãy tham khảo để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm cuối cùng của năm nhé!
Rằm tháng Chạp là Rằm cuối cùng của năm vì thế nhiều gia đình chuẩn bị sắm sửa lễ vật để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Lễ vật có thể là hoa quả theo mùa, cũng có thể đó là những mâm cỗ chay hoặc mặn, nói chung tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình. Nếu bạn có thời gian, có thể chuẩn bị các món ăn cho một mâm cỗ mặn như dưới đây nhé:
Một mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp với đủ món ngon, dễ ăn.
1. NEM RÁN
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai: 300g.
- 30g miến dong, 2 cái mọc nhĩ, 2 quả trứng vịt.
- 1 củ cà rốt nhỏ, 1 củ hành tây, 100g giá đỗ, hành lá.
- 1 thếp bánh đa nem.
- Gia vị, tiêu, tỏi, chanh, ớt, giấm, đường, nước mắm.
Cách làm:
Thịt nạc vai, rửa sạch, bằm hoặc xay nhỏ. Mọc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.
Hành tây, bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý: để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5′ cho nhân ngấm gia vị.
Cho lòng đỏ trứng vịt vào tô chứa nhân nem ở trên trộn đều. Để nhân nem không bị ướt quá thì mình chỉ sử dụng lòng đỏ trứng, không dùng lòng trắng.
Lấy bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán. Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước -dấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn chiên nem rất dễ bị bục.
Bạn thực hiện như trên cho đến khi hết lượng nhân đã chuẩn bị.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.
Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cũng băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Bạn pha nước chấm nem theo tỷ lệ 1 mắm: 1 đường: 1 nước cốt chanh và 4-5 nước tùy thuộc vào độ mặn của nước mắm bạn dùng. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên, sau đó cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ vào trộn đều. Để có một bát nước chấm ngon, tỏi ớt nổi đẹp mắt thì tỏi chỉ bằm nhỏ, không được đập giập, chanh trước khi vắt nên gọt vỏ.
Những chiếc nem rán giòn, vàng đều, thơm phức chấm cùng bát nước mắm chua ngọt, ăn cùng chút rau xà lách, rau thơm thực sự là món ăn hấp dẫn bạn.
2. GÀ LUỘC
- Để gà không bị hôi mùi lông sau khi luộc, rửa kỹ lại gà kể cả ngoài hàng đã làm thịt sạch sẽ, dùng vài muỗng muối hạt xoa nhẹ nhàng lên thân từ trên xuống dưới không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến lớp da bị rách đến lúc luộc sẽ không còn đẹp nữa.
- Cho gà nghỉ khoảng 5 phút rồi xả lại bằng nước lạnh, ngoài tác dụng khiến cho gà sạch hơn thì một phần muối sẽ thấm vào giúp da sau khi luộc sẽ trở nên giòn hơn.
- Sau đó để gà trên rổ ráo nước rồi cho vào nồi đổ ngập nước.
- Nồi nước luộc cho thêm vài củ hành khô hay nửa củ hành tây, vài thìa nước mắm, một ít muối để thịt gà đậm đà hơn.
- Sau khi đun sôi ở lửa to được khoảng 10 phút, hạ lửa thật nhỏ, đậy nắp nồi lại rồi thêm 5 phút thì tắt hẳn.
- Vớt gà ra, cho ngay vào 1 thau nước đá đã chuẩn bị sẵn, gà gặp lạnh co lại, da dai giòn, thịt săn mà không bị nứt thiếu thẩm mỹ. Bạn có thể cúng gà nguyên con đối với gà trống, còn gà mái thì chặt miếng rồi bày ra đĩa.
3. CANH MĂNG KHÔ
Nguyên liệu:
- Măng: 500gr (tùy theo sở thích có thể chọn măng lá, măng lưỡi lợn…)
- Móng giò: 1 cái
- Xương: 300gr
- Gia vị, muối, nước mắm
- Hành củ
Thực hiện:
Măng rửa sạch, ngâm qua đêm (có thể ngâm 2, 3 đêm, thay nước hàng ngày) cho măng nở hết.
Măng sau khi đã ngâm nở, xé nhỏ hoặc thái miếng tùy ý.
Luộc măng với nước lạnh, nước ngập mặt, luộc vài lần cho đến khi nước luộc măng trắng thì dừng, vớt ra xả với nước lạnh cho sạch.
Xào sơ măng với chút muối và nước mắm cho sợi măng ngấm gia vị.
Móng giò, xương rửa sạch sẽ, xát muối cho hết mùi, sau đó đem trần sơ với nước lạnh để nước dùng được trong.
Cho móng và xương vào nước, ninh trong khoảng 30 phút, nếu có bọt thì hớt hết bọt để nước dùng được trong.
Tiếp tục cho măng đã xào sơ vào nồi xương và móng để ninh đến khi măng mềm, móng chín nhừ là được.
Nêm nếm lại gia vị để canh măng khô móng giò vừa miệng ăn và tắt bếp.
4. XÔI GẤC
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 2 chén nếp
- 150gr thịt gấc (mình dùng gấc đông lạnh)
- 70gr đường
- 1/4 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng canh rượu
- 100ml nước cốt dừa
Cách làm:
Nếp vo sạch ngâm với nước ấm ít nhất 4 tiếng hay qua đêm.
Gấc cho vào chén cùng với dầu và rượu dầm nhuyễn, lược qua rây cho mịn.
Nếp đổ ra rổ xả qua nước lạnh. Cho nếp vào xửng hay rổ hấp, trộn gấc đã lược nhuyễn vào cùng muối, mang bao tay trộn đều.
Nấu 1 nồi nước sôi, cho xửng nếp vào hấp 10 phút.
Qua 10 phút cho 1/2 nước cốt dừa vào trộn đều và hấp tiếp 5-7 phút.
Tiếp tục cho nước dừa còn lại vào trộn đều hấp 5 phút. Cuối cùng cho đường vào xới chung hấp 7-8 phút nữa là tắt bếp.
Xôi gấc cốt dừa cho vào khuôn ấn mạnh, úp ra đĩa.
Chỉ với các bước đơn giản như vậy là bạn và gia đình đã có món xôi gấc cốt dừa thơm ngon, béo ngậy cho cả gia đình thưởng thức rồi.
5. GIÒ LỤA
Nguyên liệu:
- 700 gr thịt heo xay (mua có mỡ lẫn thịt)
- Gia vị: 1 muỗng cà phê bột tỏi (bạn có thể dùng nước ép tỏi) – 1/2 muỗng cà phê bột tiêu trắng – 1 muỗng canh nước mắm – 1 muỗng cà phê bột nêm – 2/3 muỗng cà phê bột nở – 1/4 muỗng cà phê muối – 30gr tinh bột bắp – 100 ml nước đá lạnh hoặc dùng 5 viên đá lạnh loại nhỏ.
- Lá chuối và giấy bạc
Cách làm giò lụa:
Bước 1: Xay giò
- Thịt xay cho vào ngăn đá tủ lạnh 1 tiếng trước khi làm giò.
- Sau 1 tiếng, cho thịt và tất cả các gia vị phía trên cùng tinh bột bắp, (ngoại trừ đá lạnh) cho vào máy xay 1 phút. Sau đó cho hết nước đá lạnh vào tiếp tục xay 1 phút 30 giây.
- Lúc này thịt heo trắng hồng và sánh dẻo. Đặt biệt giò vẫn trong quá trình giữ lạnh chứ không bị tái đó là nhờ những viên đá lạnh.
Bước 2: Gói giò
- Trải 1 miếng giấy bạc to. Bên trên xếp vài miếng lá chuối, cho giò sống vào. Lượng giò nhiều hay ít tùy thuộc vào độ lớn của lá và giấy bạc.
- Sau đó cuộn tròn và xoắn hai đầu giấy bạc thật chặt. Làm nhẹ nhàng để giò được tròn đều.
Chú ý: Khi gói giò, các bạn đừng gói chặt tay quá vì khi hấp giò có độ nở và như thế sẽ bị bung, cây giò nhìn không đẹp.
Bước 3: Hấp giò
- Nấu 1 nồi nước sôi, cho cây giò vào xửng hấp 40 phút là giò chín, tắt bếp, lấy giò ra để nguội.
Trình bày: Giò lụa cắt miếng vừa ăn cho ra đĩa, có đồ chua, xà lách và dưa leo.
Giò lụa tự làm lúc nào cũng thơm ngon và sạch, chắc chắn cả nhà sẽ rất thích.
6. GIÒ BÌ HOA
Nguyên liệu:
- Bì heo chọn miếng hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 15cm, chiều dài khoảng 25cm
- Cà rốt
- Đỗ quả
- Giò sống
Cách làm:
- Lạng sạch mỡ dính ở bì, rửa sạch, để ráo. Giò sống trộn với chút bột canh, hạt tiêu, nếu giò sống đã mặn thì không cần cho bột canh nữa.
- Cà rốt thái hình que to bằng ngón tay út. Đỗ quả chọn quả non.
- Trải bì ra thớt, phết 1 lớp giò sống kín mặt trong của bì, xếp xen kẽ cà rốt, đỗ quả cách nhau khoảng 1cm. Xếp khoảng 3/4 chiều dài miếng bì thì dừng để khi cuộn có độ bám dính. Xếp xong cuộn tròn lại rồi bọc giấy nến hoặc giấy bạc. Hấp 25-30 phút cho chín. Để nguội rồi dùng dao sắc thái thành những lát mỏng rồi bày ra đĩa và thưởng thức.
7. TAI HEO CUỘN NGÂM CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
- 1 cái tai heo (khoảng 400g)
- Gia vị: 2/3 bát con ăn cơm nước mắm, 2 bát con nước lọc, 1 – 2 thìa ăn phở dấm, 3 thìa đường.
- 1 củ tỏi; 2-3 quả ớt; 1 thìa hạt tiêu
Cách làm:
- Tai heo mua về làm sạch, xát muối rồi rửa lại. Cuộn bắt đầu từ đầu nhọn của tai cho đến hết thành 1 cuộn tròn chặt rồi dùng dây chỉ hoặc dây gai bó lại.
- Cho tai vào chần qua nước sôi rồi rửa lại cho sạch.
Đổ nước cho ngập tai. Đun sôi, luộc tai khoảng 15 – 20 phút cho tai chín.
Vớt tai ra để cho nguội.
- Gia vị có thể nếm thử rồi gia giảm độ mặn, ngọt cho phù hợp khẩu vị từng nhà.
- Lọ thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi để nguội rồi lau khô.
- Pha 2/3 bát con ăn cơm nước mắm với 2 bát con nước lọc, 1 – 2 thìa ăn phở dấm, 3 thìa đường. Khuấy tan, đun sôi rồi để nguội.
- Cho vào đó 1 củ tỏi thái lát, 2-3 quả ớt thái lát, 1 thìa hạt tiêu. Cho tai vào lọ, đổ nước ngâm ngập tai, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Ngâm tai 1 – 2 ngày là có thể ăn được.
- Nếu muốn nhanh có thể tăng thêm lượng nước mắm, dấm, đường và làm tai nhỏ thì 1 ngày đã ăn được.
- Khi nào ăn mới cắt dây buộc để tai được dính và cuộn tròn.
- Chấm tai heo cuộn ngâm chua ngọt với tương ớt rất ngon.
8. MƯỚP ĐẮNG MUỐI CHUA NGỌT
Nguyên liệu:
- 2 quả mướp đắng
- 1 thìa ăn cháo muối tinh sạch, 2 thìa đường, 2 thìa dấm táo hoặc dấm gạo, 2 quả ớt thái lát, 1 củ tỏi thái lát
Cách làm:
- Mướp đắng 2 quả ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Cắt đôi quả mướp đắng, bỏ ruột rồi bổ miếng con chì bằng ngón tay.
- Đun sôi nước rồi cho mướp đắng vào chần thật nhanh rồi đổ ra ngay, sau đó ngâm ngay vào bát nước đá lạnh để mướp đắng được giòn. (Chần qua vì sợ mướp đắng có thuốc trừ sâu, còn ai có mướp sạch thì không cần chần cũng được).
- Pha nước đun sôi để nguội sao cho ngập chỗ mướp đắng, cho vào đó 1 thìa ăn cháo muối tinh sạch, 2 thìa đường, 2 thìa dấm táo hoặc dấm gạo, 2 quả ớt thái lát, 1 củ tỏi thái lát. Khuấy thật tan rồi xếp mướp đắng vào lọ, Đổ nước muối ngập rồi muối 1-2 ngày là chua có thể mang ra ăn được nhé.
Độ đậm nhạt mọi người có thể gia giảm tùy thích. Nếu làm nhiều, khi thấy mướp đắng đã chua nên cho ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được món ăn lâu hơn và cũng ngon hơn khi ăn. Món này ăn không có cảm giác đắng nên trẻ con cũng ăn được.
9. RAU CỦ QUẢ THẬP CẨM
Nguyên liệu:
- 1 quả dưa chuột, 1 bắp ngô ngọt, 1 củ cà rốt, 1/2 cái súp lơ xanh, 2 thìa dầu hào, chút muối, chút đường
Cách làm:
Gọt vỏ và thái hạt lựu cà rốt. Dưa chuột không cần gọt vỏ, sau khi rửa sạch với muối, cắt thành khối vuông tương đương với kích cỡ của cà rốt.
Trước tiên bạn hãy cắt ngô thành 4 nửa, sau đó tách từng hạt ngô theo cột dọc.
Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ, thêm chút muối và vài giọt dầu ăn để để rau chần có màu sắc hơn. Sau khi đun sôi thì cho cà rốt và ngô vào chần trong 2 phút rồi vớt ra, để ráo.
Sau đó tiếp tục cho súp lơ vào luộc cho đến khi chín tới, khoảng 5 phút. Vớt súp lơ ra, xếp xung quanh viền đĩa.
Cho ít dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng thì cho ngô, cà rốt, dưa chuột đã khô nước vào xào.
Thêm dầu hào, muối và đường, xào trên lửa lớn trong 30 giây rồi bắc ra.
Đổ phần hỗn hợp vào giữa chiếc đĩa đã xếp súp lơ xung quanh, sau đó bày lên mâm cơm. Món này có thể làm trên mâm cỗ Tết hoặc bữa ăn sau ngày Tết cho bớt ngán!
Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp các món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương truyền thống dễ làm
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương sắp đến rồi, đây là ngày lễ truyền thống của người Việt, dịp này mọi người thường quay quần để thưởng thức những món ngon.
Cùng điểm qua tổng gợp món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ dễ làm không nên bỏ qua, cùng vào bếp và tham khảo nha!
1 Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn truyền thống đã có từ thời xa xưa và đến nay nó vẫn được coi là biểu trưng cho ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Món ăn tượng trưng cho sự hòa quyện của trời đất, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta.
Bánh trưng tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng đạt chuẩn có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh béo béo bùi bùi, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy dẻo dẻo ăn rất bắt miệng.
Cách làm bánh chưng
2 Bánh giầy
Nhắc đến món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương, không thể nào thiếu được món giầy. Bánh giầy tròn tượng trưng cho Trời, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, nhìn rất bắt mắt.
Khi ăn bạn cắt một miếng giò lụa kẹp giữa 2 miếng bánh giầy, bánh mềm dẻo, có mùi thơm từ bột nếp hòa cùng vị giò lụa beo béo, ăn 1 cái là muốn ăn thêm cái thứ 2.
Cách làm bánh giầy giỗ tổ
Cách làm bánh giầy (công thức được chia sẽ từ người dùng)
3 Xôi gấc
Dĩa xôi gấc nóng hổi, dẻo dẻo thơm thơm mùi nếp và gấc trộn lẫn với nhau. Màu đỏ cam của xôi gấc trông thật nổi bật, sẽ tô điểm thêm cho mâm cỗ của gia đình bạn thêm một sắc màu phong phú hấp dẫn.
Cách làm xôi gấc
4 Xôi nếp
Một ăn thứ 4 mà Điện máy XANH muốn giới thiệu đến bạn trong mâm cỗ ngảy Giỗ tổ là món xôi nếp.
Xôi nếp tuy với cách nấu rất đơn giản nhưng thành phẩm xôi ăn rất dẻo mềm, thơm nức mùi lá dứa cực hấp dẫn. Đây là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng ngày giỗ.
Cách làm xôi nếp
5 Gà luộc
Gà luộc là món ăn rất quen thuộc và phổ biến, nhưng đây cũng là món ăn với nét đặc trưng lâu đời trong mâm cỗ ngày tổ.
Món gà luộc đạt chuẩn với phần da gà hơi ngả vàng căng bóng, giòn giòn, thịt gà thì dai mềm vừa ăn lại rất ngọt thịt mà không bị khô.
Bạn có thể luộc gà theo cách thông thường hoặc dùng nồi cơm điện để luộc cho tiết kiệm thời gian nhé!
Cách làm luộc gà bằng nồi cơm điện
6 Đầu lợn luộc
Bên cạnh món gà luộc, món đầu lợn luộc cũng không kém phần quan trọng trong mâm cỗ ngày Giỗ tổ.
Đầu lợn biểu trưng cho sự phồn thực, sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống và sự nhàn nhã sung túc, chính vì vậy món đầu lợn luộc luôn được bày trong mâm cỗ quan trọng.
7 Oản
Bánh oản hay còn gọi là bánh cộ, một số nơi gọi là bánh in, là món bánh từ lâu đã gắn liền với văn hóa ẩm thực của người Việt.
Những chiếc bánh oẳn hình tháp rất bắt mắt với màu xanh, đỏ, tím vàng, có vị ngọt thơm thoang thoảng rất ngon miệng, là thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Giỗ.
8 Bánh khảo
Bánh khảo cũng là một món ăn đặc trưng không thể thiếu trong các ngày lễ, nhất là vào dịp tết, ngày Giỗ tổ.
Bánh với màu trắng và nhân vàng trông rất hấp dẫn, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngào của bánh xen với chút bùi bùi của lạc, vừng và chút béo ngậy của mỡ heo.
9 Bánh cốm
Từ lâu, bánh cốm đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách khi đến Việt Nam.
Bánh có màu xanh mướt rất bắt mắt, vỏ bánh thơm thơm mùi cốm đặc trưng và nhân đậu xanh ngọt bùi, sẽ khiến người thưởng thức không thể nào quên.
Cách làm bánh cốm đậu xanh
10 Trái cây
Ngoài các món ăn và món bánh đặc trưng thì trái cây cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Giỗ.
Bạn nên chọn các loại quả theo mùa có màu sắc khác nhau tương ứng với năm yếu tố ngũ hành là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: "Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên".
11 Trầu cau
"Miếng trầu là đầu câu chuyện", tục ăn trầu cau từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt, trở thành một nếp sống đẹp.
Đến ngày nay trầu cau vẫn không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, dịp Tết, ngày Giỗ tổ để thể hiện sự kính nhớ tổ tiên, cội nguồn.
Cỗ xưa làng cổ Bát Tràng: Hương vị tinh hoa ẩm thực truyền thống Ít ai biết rằng làng Bát Tràng không chỉ nức tiếng với nghề gốm lâu đời mà còn là cái nôi của ẩm thực truyền thống. Nói vùng đất ấy "mỗi người dân là một nghệ nhân ẩm thực" quả không ngoa chút nào. Một mâm cỗ đơn giản nhất của người làng Bát Tràng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam ) Nhắc đến làng nghề...