ECOWAS bác tin Wagner tham gia đảo chính ở Niger
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) bác bỏ thông tin cho rằng tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga tham gia cuộc đảo chính quân sự tại Niger.
Trụ sở của Tập đoàn Wagner tại Nga. Ảnh: TASS
Kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar dẫn lại tuyên bố của Ủy viên ECOWAS phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh, ông Abdel-Fatau Musah ngày 11/8 cho biết liên minh này không tìm ra bằng chứng cho thấy Wagner tham gia cuộc đảo chính tại Niger vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng Wagner vẫn có thể hưởng lợi từ tình hình trên, song không nêu chi tiết. Ông Musah cũng lưu ý rằng ECOWAS sẽ không cho phép Tây Phi biến thành nơi diễn ra một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 26/7, nhóm nổi dậy ở Niger đã tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum, đóng cửa biên giới quốc gia, ban hành lệnh giới nghiêm và đình chỉ hiến pháp, cũng như cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc do Tướng Abdourahmane Tchiani nắm quyền lãnh đạo được thành lập để điều hành đất nước.
Tổng thống Bazoum vẫn bị giam giữ tại nơi ở, bất chấp việc tối hậu thư của ECOWAS cho chính quyền quân sự ở Niger đã hết thời hạn. Cho đến nay, giới lãnh đạo đảo chính ở Niger chưa sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán do cộng đồng quốc tế thúc đẩy.
Sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ECOWAS về tình hình Niger, Tổng thống Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) Alassane Ouattara ngày 10/8 tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo của khối kinh tế này đã nhất trí phát động một chiến dịch quân sự ở Niger càng sớm càng tốt.
Cuộc đảo chính ở Niger làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đẩy khu vực Tây Phi vào vòng xoáy bất ổn. Vùng Sahel thuộc Tây Phi là một trong những khu vực nghèo nhất trên thế giới và phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố kéo dài. Do đó, khu vực này có nguy cơ rơi vào bất ổn hơn nữa nếu cuộc khủng hoảng tại Niger trở nên trầm trọng hơn.
Niger: Không diễn ra đàm phán giữa phái đoàn ECOWAS và chính quyền quân sự
Phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã rời Niger mà không có cuộc gặp nào với chính quyền quân sự ở Niger sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng ECOWAS về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Một thành viên phái đoàn ngày 4/8 cho biết phái đoàn đã đến thủ đô Niamey vào ngày 3/8, song "không ở lại qua đêm" như kế hoạch, đồng thời cũng không có cuộc gặp với Tướng Abdourahamane Tiani, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Tổng thống từ năm 2011 và đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi này. Ngoài ra, nguồn tin này cho biết phái đoàn cũng không có cuộc gặp nào với Tổng thống Mohamed Bazoum bị lật đổ.
Trước đó, văn phòng tổng thống Nigeria cho biết, ECOWAS đã cử một phái đoàn tới Niger, trong đó cựu lãnh đạo chính quyền quân sự của Nigeria, Tướng Abdulsalami Abubakar làm trưởng đoàn. Theo kế hoạch ban đầu, phái đoàn này sẽ gặp Tướng Tiani để đưa ra các yêu cầu của ECOWAS.
Sau cuộc đảo chính tại Niger, lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS đã họp khẩn cấp tại thủ đô Abuja của Nigeria, đồng thời áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào lực lượng đảo chính tại Niger, bao gồm việc đóng băng mọi giao dịch tài chính và thương mại giữa các nước ECOWAS và Niger, đóng cửa biên giới với Niger, cấm nhập cảnh đối với cá nhân tham gia và liên đới trong cuộc đảo chính. Lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS cũng đưa ra tối hậu thư, cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu các tướng lĩnh đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum trong vòng một tuần kể từ ngày 31/7.
Nigeria hiện là chủ tịch luân phiên của ECOWAS. Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết ECOWAS sẽ nỗ lực tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger thông qua phương thức hòa giải. Tuy nhiên, chính quyền quân sự ở Niger đã bác bỏ các biện pháp trừng phạt mà các nước láng giềng Tây Phi áp đặt đối với Niger và khẳng định sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ mối đe dọa nào.
Sau Guinea, Mali và Burkina Faso, Niger là quốc gia Tây Phi thứ 4 xảy ra đảo chính kể từ năm 2020 đến nay.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso...