Chính quyền mới Niger đề nghị nhóm Wagner hỗ trợ khi bị đe dọa can thiệp quân sự
Pháp cho rằng sự can thiệp của Wagner ở Niger sẽ “dẫn đến hỗn loạn” và đây là điều mà Paris “không muốn”.
Các thành viên của nhóm Wagner tại Mali. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP ngày 5/8, chính quyền quân sự mới của Niger đã đề nghị lực lượng lính đánh thuê thuộc tập đoàn quân sự tư nhân Wagner giúp đỡ khi gần đến thời hạn phải trả tự do cho tổng thống bị lật đổ của nước này hoặc đối mặt với khả năng can thiệp quân sự của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS).
Wassim Nasr, một nhà báo và nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Soufan, nói với AP rằng đề nghị trên được đưa ra trong chuyến thăm của người đứng đầu cuộc đảo chính, Tướng Salifou Mody, tới nước láng giềng Mali, nơi ông này đã liên lạc với một chỉ huy của Wagner. Mali, một trong hai quốc gia láng giềng (cùng với Burkina Fasa) đã tuyên bố ủng hộ phe đảo chính chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào Niger.
“Họ cần (Wagner), vì Wagner sẽ trở thành sự đảm bảo cho họ để nắm giữ quyền lực”, ông Nasr nói và cho biết thêm rằng nhóm Wagner đang xem xét lời đề nghị. Một sĩ quan quân sự phương Tây, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với AP rằng họ cũng đã nghe báo cáo về việc chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Wagner ở Mali.
Video đang HOT
Chính quyền quân sự mới Niger phải đối mặt với thời hạn vào ngày 6/8 do COWAS đặt ra để trả tự do và phục hồi chức vụ cho Tổng thống được bầu cử Mohamed Bazoum.
Các chỉ huy quốc phòng từ những thành viên ECOWAS đã hoàn thiện kế hoạch can thiệp quân sự ở Niger vào ngày 4/8 và kêu gọi quân đội chuẩn bị nguồn lực, sau khi một nhóm hòa giải được cử đến Niger nhưng không được phép vào thành phố hoặc gặp lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahmane Tchiani.
Sau chuyến thăm Mali, Tướng Mody cảnh báo chống lại sự can thiệp quân sự từ bên ngoài, tuyên bố rằng Niger sẽ làm những gì cần thiết để không trở thành “một Libya mới”, đài truyền hình nhà nước Niger đưa tin.
Trong khi đó, Pháp cho rằng sự can thiệp của Wagner ở Niger sẽ “dẫn đến hỗn loạn” và đây là điều mà Paris “không muốn”, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anne-Claire Legendre cho biết trong một cuộc phỏng vấn, theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu.
“Hiện nay, chúng tôi biết Wagner đại diện cho điều gì trong khu vực, ở Mali, CH Trung Phi, ở Mozambique: Đó là công thức dẫn đến sự hỗn loạn, khai thác tài nguyên và làm gia tăng mối đe dọa khủng bố”, bà Legendre nói.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng tuyên bố nước này ủng hộ nỗ lực của COWAS nhằm khôi phục chức vụ của Tổng thống Niger Mohamed Bazoum.
Pháp ủng hộ Tổng thống bị phế truất nhưng bác khả năng can thiệp vào Niger
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna loại trừ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris đang chuẩn bị kế hoạch mở chiến dịch quân sự tại quốc gia châu Phi.
Khi được hỏi về cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris có kế hoạch can thiệp quân sự tại quốc gia châu Phi, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna ngày 31/7 khẳng định trên đài BFM-TV rằng: "Chúng tôi bác bỏ thông tin như vậy. Điều đó không đúng sự thật".
Đám đông đốt phá bên ngoài đại sứ quán Pháp ở Niger hôm 30/7. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, theo bà Colonna, việc đưa Tổng thống Niger bị phế truất Mohamed Bazoum trở lại nắm quyền lực là điều có thể và cần thiết. Bà đánh giá tình hình hiện nay đang rất nguy hiểm đối với không chỉ Niger mà còn các quốc gia láng giềng.
Niger lâm vào tình trạng bất ổn từ ngày 26/7 sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống lật đổ ông Bazoum. Tướng Abdourahamane Tiani, chỉ huy lực lượng cận vệ, thông báo ông được bổ nhiệm làm lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp, hiện đang nắm quyền thực tế ở Niger.
Ông Bazoum được bầu làm Tổng thống Niger năm 2021, thời điểm quốc gia này đang chìm trong nghèo đói. Bộ Ngoại giao Pháp đến nay tuyên bố chỉ công nhận chính phủ của ông Bazoum, đồng thời cho biết ưu tiên của họ là đảm bảo an toàn cho công dân và hạ tầng của nước này tại quốc gia châu Phi.
Niger dưới thời ông Bazoum được mô tả là đồng minh của phương Tây. Ngày 30/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo Paris sẽ "lập tức hành động và không khoan nhượng" nếu công dân hoặc lợi ích của nước này bị xâm phạm, sau khi xuất hiện đám đông muốn xông vào sứ quán Pháp ở Niger.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều đã lên án vụ đảo chính ở Niger. EU tuyên bố không công nhận phe đảo chính, đình chỉ hỗ trợ tài chính và hợp tác an ninh với Niger. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken điện đàm với ông Bazoum và cam kết sẽ đảm bảo khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Cũng trong ngày 31/7, Điện Kremlin đã ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Niger kiềm chế, sớm khôi phục lại trật tự. Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ tình hình tại Niger hiện rất đáng quan ngại.
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp diễn ra ngày 30/7 ở Nigeria, lãnh đạo các nước Tây phi thuộc khối Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) yêu cầu khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum trong một tuần, hoặc khối sẽ thực hiện "mọi biện pháp" để lập lại trật tự.
"Không còn thời gian để chúng tôi gửi tín hiệu cảnh báo nữa. Đã đến lúc phải hành động", Tổng thống Nigeria kiêm chủ tịch ECOWAS Bola Tinubu nói. ECOWAS, gồm 15 thành viên, hiện đã đóng băng mọi giao dịch với chính quyền quân sự ở Niger.
Tổng thống Niger kêu gọi khôi phục chính phủ Ngày 3/8, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế giúp Niger khôi phục trật tự hiến pháp sau khi lực lượng quân sự tuyên bố phế truất ông. Tổng thống Niger Mohamed Bazoum phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Thế giới trong khuôn khổ COP26 ở Glasgow, Scotland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...