Pháp hoàn tất chiến dịch sơ tán công dân khỏi Niger
Ngày 3/8, Pháp thông báo đã hoàn tất chiến dịch sơ tán hàng trăm công dân nước này và của các nước châu Âu khác khỏi Niger sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Máy bay quân sự của Pháp, sơ tán công dân nước này và một số công dân châu Âu khỏi Niger, cất cánh tại căn cứ không quân Istres-Le Tube, phía Tây Bắc Marseille, miền Nam Pháp ngày 1/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ tổng cộng 1.079 người, trong đó có 577 công dân Pháp, đã được sơ tán khỏi Niger.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay các công dân Pháp và công dân các nước châu Âu được sơ tán “hiện đã an toàn”.
Video đang HOT
Pháp đã điều 6 máy bay để thực hiện chiến dịch sơ tán. Trước đó, Pháp ước tính 600 trong tổng số công dân Pháp định cư tại Niger đang ở nước này vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính.
Hôm 26/7 vừa qua, các binh sĩ ở Niger đã phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum và giam giữ ông trong một dinh thự, đồng thời đóng cửa biên giới và ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của Niger trong giai đoạn chuyển tiếp và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Pháp đã ra tuyên bố lên án cuộc đảo chính, đồng thời kêu gọi khôi phục trật tự Hiến pháp ở Niger, đưa ông Bazoum trở lại vị trí Tổng thống. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp cũng khẳng định ưu tiên của Paris là an ninh của công dân và các cơ sở của nước này.
Niger từng là thuộc địa của Pháp trước khi tuyên bố độc lập năm 1960. Đây là quốc gia không giáp biển với diện tích gần 1,3 triệu km2, trong đó khoảng 80% nằm trong sa mạc Sahara ở châu Phi. Pháp duy trì khoảng 1.500 binh sĩ tại Niger nhằm hỗ trợ quân đội nước sở tại trong cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến tại khu vực Sahel.
Tướng lãnh đạo chính quyền quân sự Niger tuyên bố rắn, Mỹ có động thái mới
Tiếp tục đối đầu với khối Tây Phi, nhà lãnh đạo mới tự xưng của Niger tuyên bố chính quyền quân sự sẽ không cúi đầu trước áp lực buộc khôi phục Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và tuyên bố có thể cho phép sử dụng vũ lực nếu những người lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger không khôi phục chức vụ tổng thống của ông Bazoum trong vòng một tuần kể từ ngày 30.7, theo Reuters.
ECOWAS cũng đã cử một phái đoàn đến Niger vào ngày 2.8 để đàm phán với các sĩ quan quân đội đang nắm chính quyền, với hy vọng tìm ra một giải pháp ngoại giao trước khi họ phải quyết định có can thiệp hay không.
Đảo chính quân sự ở Niger liên quan gì đến thế đối đầu phương Tây - Nga?
Trong khi đó, phát biểu trên truyền hình ngày 2.8, tướng Abdourahamane Tiani, người đã được giới lãnh đạo cuộc đảo chính tuyên bố là nguyên thủ quốc gia mới của Niger, nhấn mạnh chính quyền quân sự "hoàn toàn bác bỏ các biện pháp trừng phạt và không khuất phục trước bất kỳ mối đe dọa nào, cho dù đến từ đâu. Chúng tôi bác bỏ bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của Niger".
Nigeria đã cắt nguồn cung cấp điện cho Niger, theo Reuters dẫn lại một tài liệu từ Niger ngày 2.8. Ngoài ra, những người lái xe tải ở thủ đô Niamey của Niger bị mắc kẹt do đóng cửa biên giới. Đây là những hậu quả ban đầu từ các biện pháp trừng phạt sâu rộng của ECOWAS mà ông Tiani mô tả là "bất hợp pháp, bất công và vô nhân đạo".
Tướng Abdourahamane Tiani phát biểu trên truyền hình quốc gia và đọc một tuyên bố với tư cách là nguyên thủ quốc gia mới của Niger ngày 28.7, sau khi Tổng thống đắc cử Mohamed Bazoum bị lật đổ. Ảnh AFP
Trong một dấu hiệu nữa về áp lực gia tăng đối với chính quyền quân sự của ông Tiani, Ngân hàng Thế giới ngày 2.8 đã đình chỉ giải ngân cho Niger cho đến khi có thông báo mới.
ECOWAS đã và đang nỗ lực ngăn chặn sự suy thoái dân chủ ở Tây Phi và đã tuyên bố rằng các cuộc đảo chính sẽ không còn được dung thứ sau những cuộc tiếp quản quân sự ở các quốc gia thành viên Mali, Burkina Faso và Guinea và một cuộc đảo chính bất thành ở Guinea-Bissau trong hai năm qua.
"Giải pháp quân sự là lựa chọn cuối cùng có thể xem xét, phương sách cuối cùng, nhưng chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra", ông Abdel-Fatau Musah, Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS, nhấn mạnh với các phóng viên trước đó vào ngày 2.8, khi các chỉ huy quốc phòng khu vực bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại thủ đô Abuja của Nigeria.
Trước tình hình như trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 2.8 thông báo nước này đã ra lệnh sơ tán một số nhân viên và gia đình khỏi đại sứ quán của họ ở Niger, theo Reuters.
"Với những diễn biến đang diễn ra ở Niger và để hết sức thận trọng, Bộ Ngoại giao ra lệnh tạm thời cho các nhân viên chính phủ Mỹ không khẩn cấp và các thành viên gia đình đủ điều kiện rời khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Niamey", ông Miller nói trong một thông báo. Ông cho biết thêm đại sứ quán vẫn mở cửa cho các dịch vụ khẩn cấp, hạn chế dành cho công dân Mỹ.
Nga và phương Tây trong cuộc chơi quyền lực ở châu Phi Trong khi phương Tây mất dần ảnh hưởng, Nga đã từng bước lấp vào khoảng trống an ninh, chính trị ở Sahel, một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới. Tình hình Niger vẫn căng thẳng sau khi các quân nhân nước này hồi tuần trước đã lật đổ chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum. Sau đảo chính, những người...