Anh tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm
Ngày 3/8, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã nâng lãi suất chủ chốt lên mức cao nhất trong vòng 15 năm nhằm kiềm chế lạm phát vẫn ở mức cao.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, BoE đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 5,25%, đánh dấu đợt tăng lãi suất thứ 14 liên tiếp mà ngân hàng này thực hiện. Mức tăng trên cũng đúng như các dự báo trước đó của các nhà kinh tế.
Trước đó, các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Anh đều lo ngại khả năng BoE tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm như đã thực hiện trong đợt tăng lãi suất hồi tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế tháng 7 cho thấy lạm phát tại Anh đã giảm nhanh hơn dự đoán xuống 7,9 %, từ đó giảm áp lực đối với ngân hàng trung ương trong quyết định lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Video đang HOT
Do lạm phát vẫn ở mức cao hơn gần 4 lần mức mục tiêu 2% đề ra nên BoE nhiều khả năng sẽ vẫn phải tăng lãi suất trong những tháng tới. Các chuyên gia kinh tế dự báo quyết định lãi suất của BoE sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ giảm lạm phát. Lãi suất cao hơn sẽ giúp kiềm chế lạm phát nhưng với cái giá là cản trở tăng trưởng kinh tế, khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả lãi cao hơn nếu muốn vay tiền mua nhà, xe ô tô hay các thiết bị phục vụ sản xuất.
Tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đều đã tăng lãi suất, tuy nhiên nhiều khả năng 2 ngân hàng này sẽ dừng áp dụng biện pháp này sớm hơn Anh vì lạm phát tại các thị trường nêu trên đã giảm mạnh hơn tại Anh, lần lượt xuống khoảng 3% tại Mỹ và 5,3% tại các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tăng lãi suất cũng là biện pháp mà nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng để kiềm chế lạm phát khi giá năng lượng tăng cao và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Các nhà kinh tế nhận định lạm phát tại Anh duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn do ảnh hưởng của một số yếu tố như Brexit (chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu) gây cản trở thương mại song phương và tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng ngay từ đầu BoE đã hành động chậm hơn so với các ngân hàng trung ương khác khi đưa ra quyết định tăng lãi suất.
Chủ tịch ECB để ngỏ 2 kịch bản về chính sách lãi suất
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tăng lãi suất lần nữa hoặc dừng chu kỳ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tới và bất kỳ quyết định nào của ECB đều sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế mới nhất.
Trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Le Figaro của Pháp được đăng trong số ra ngày 30/7.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Lagarde nhấn mạnh ECB chưa đưa ra bất cứ quyết định nào về các động thái tại cuộc chính sách vào ngày 14/9 tới. Bà cho biết một số nguồn tin đồn đoán rằng đợt tăng lãi suất cuối cùng của ECB sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, bà nói rõ có hai khả năng - tăng thêm lãi suất hoặc dừng tăng. Theo Chủ tịch ECB, nếu xảy ra kịch bản dừng tăng lãi suất, dù vào tháng 9 hoặc sau đó, thì cũng không nhất thiết là dứt khoát dừng. Bà nhấn mạnh quan trọng hơn cả là đưa lạm phát quay trở lại mức mục tiêu và duy trì ở mức này trong thời gian dài.
Theo bà Lagarde, mọi quyết định của ECB sẽ tùy thuộc vào dữ liệu tài chính và kinh tế mới nhất. Dự kiến, ECB sẽ công bố dự báo kinh tế, bao gồm mức tăng trưởng và lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), trong cuộc họp chính sách vào tháng 9 tới.
Trước đó, ngày 27/7, ECB đã nâng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, lên mức 3,75%, nhằm kiềm chế lạm phát cao dai dẳng. Tuy nhiên, phát biểu của bà Lagarde ngay sau cuộc họp của ECB khiến dư luận đồn đoán khả năng ngân hàng này dừng chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 9 tới khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và những lo ngại về nguy cơ suy thoái ngày càng tăng.
Theo thống kê chính thức, lạm phát tại Eurozone đang có dấu hiệu đi xuống, song vẫn ở mức 5,5% vào tháng 6 vừa qua, cao hơn mức mục tiêu 2% của ECB.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều lo ngại về tác động của việc tăng lãi suất sau khi Eurozone rơi vào suy thoái, với 2 quý liên tiếp kinh tế sụt giảm. Tuy nhiên, bà Lagarde cho biết dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý II của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, được công bố ngày 28/7, cho thấy dấu hiệu "rất khích lệ". Kinh tế Pháp và Tây Ban Nha đều tăng trưởng hơn dự kiến. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đình trệ, mặc dù được kỳ vọng phục hồi nhẹ.
Nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ 'hạ cánh mềm' Các nhà kinh tế và nhà phân tích ngày càng tràn niềm tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tránh được kịch bản đẩy nước Mỹ vào suy thoái, khi lạm phát chậm lại và tăng trưởng mạnh bất chấp 11 lần tăng lãi suất. Sức tiêu dùng của người dân Mỹ vẫn mạnh mẽ, góp phần hỗ trợ...