Tây Phi sẵn sàng cho “phương án cuối cùng” tại Niger
Quan chức quốc phòng của các nước Tây Phi đã vạch ra một kế hoạch can thiệp quân sự nếu cuộc đảo chính tại Niger không bị lật đổ, sau khi nỗ lực hòa giải thất bại dẫn đến nguy cơ khủng hoảng an ninh khu vực này.
Al Jazzera ngày 4/8 (giờ địa phương) đưa tin, Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) không tiết lộ thời gian và địa điểm mà kế hoạch can thiệp quân sự diễn ra, nhưng theo ủy viên ECOWAS Abdel-Fatau Musah, quyết định chính xác sẽ được đưa ra bởi các nguyên thủ quốc gia của khối.
“Tất cả các yếu tố sẽ dẫn đến bất kỳ sự can thiệp quân sự cuối cùng nào đều đã được vạch ra ở đây, bao gồm các nguồn lực cần thiết, cách thức và thời điểm chúng tôi sẽ triển khai lực lượng”, ông Musah cho biết khi kết thúc cuộc họp kéo dài ba ngày ở thủ đô của Nigeria.
Đảo chính tại Niger có thể dẫn đến khủng hoảng an ninh trong khu vực. Ảnh: Reuters
Ông Musah nói thêm: “Chúng tôi muốn ngoại giao phát huy hiệu quả và chúng tôi muốn thông điệp này được truyền tải rõ ràng tới lực lượng đảo chính tại Niger rằng chúng tôi đang cho họ mọi cơ hội để đảo ngược những gì họ đã làm”.
Thời gian qua, ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và cho biết họ có thể cho phép sử dụng vũ lực nếu những người lãnh đạo cuộc đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum trước ngày 6/8.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 2/8, cộng đồng này khẳng định giải pháp can thiệp quân sự là phương án cuối cùng để khôi phục chính quyền dân sự bị lật đổ ở Niger.
Hôm 3/8, ECOWAS đã cử một phái đoàn tới Niger để tìm kiếm một “giải pháp thân thiện”, nhưng một nguồn tin cho hay cuộc họp tại sân bay với các đại diện quân đội Niger không mang lại bước đột phá nào. Thậm chí, chính quyền quân sự tại Niger còn dọa đáp trả ngay lập tức bất cứ “cuộc tấn công hay nỗ lực tấn công” nào nhằm vào Niger từ các nước Tây Phi.
Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết đã yêu cầu chính phủ của ông chuẩn bị cho các lựa chọn, bao gồm cả việc triển khai binh sĩ đến Niger. Senegal cũng cho biết sẽ gửi quân nếu nỗ lực can thiệp quân sự được thực hiện.
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Niger Bazoum, người đang bị giam giữ tại dinh tổng thống ở Niamey, đã nói trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi đảo chính xảy ra rằng ông là một con tin cần sự giúp đỡ của Mỹ và quốc tế. “Nếu cuộc đảo chính thành công, nó sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc cho đất nước chúng ta, khu vực của chúng ta và toàn thế giới”, ông quan ngại.
Khối Tây Phi ra tối hậu thư về can thiệp quân sự tại Niger
Các nước Tây Phi cảnh báo sẽ can thiệp nếu như lực lượng của Tướng Abdourahamane Tchiani không rút lui và khôi phục lại quyền hiến pháp.
Các binh sĩ và người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự tại Niamey, Niger, ngày 30/7. Ảnh: AFP
Khối Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 quốc gia đã đưa ra tối hậu thư có thời hạn 7 ngày trên sau cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Abuja, Nigeria vào hôm 30/7.
Khối này cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực chống lại những nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger nếu họ thiết lập lại chính phủ vừa bị lật đổ, cũng như trả tự do cho Tổng thống Mohamed Bazoum.
Nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng trong vòng một tuần, ECOWAS sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp ở nước Cộng hòa Niger.
Người đại diện của các thành viên ECOWAS tuyên bố sẵn sàng nhóm họp ngay lập tức nếu cần phải triển khai biện pháp can thiệp quân sự. Bản thân Niger là một thành viên của ECOWAS.
Trước đó, Liên minh châu Phi (AU) cũng đưa ra một tối hậu thư tương tự, đe dọa trừng phạt nếu chính quyền quân sự của Niger từ chối rút lui trong 15 ngày.
Đáp lại, người phát ngôn của ban lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự tại Niger, Đại tá Amadou Abdramane đã cáo buộc ECOWAS lên kế hoạch xâm lược Niger, đồng thời khẳng định quyết tâm "bảo vệ đất nước" của chính quyền mới.
Một cuộc biểu tình ủng hộ đảo chính đã diễn ra tại thủ đô Niamey của Niger vào ngày 30/7, trong đó những người biểu tình đã phản đối Pháp - cường quốc thuộc địa cũ của Niger - và đốt cháy cửa ra vào Đại sứ quán Pháp.
Tổng thống Bazoum đã bị bắt giữ và phế truất vào tuần trước. Tướng Abdourahamane Tiani, người chỉ huy đội bảo vệ tổng thống Niger từ năm 2011, đã xuất hiện trên sóng truyền hình hôm 2/7 tuyên bố mình là nhà lãnh đạo mới của đất nước.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và AU đã lên án cuộc đảo chính do ông Tiani chỉ đạo. Liên minh châu Âu (EU) quyết định cắt mọi hỗ trợ tài chính cho Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Mỹ cảnh báo sẽ làm điều tương tự.
Về phần mình, Moskva lên án cuộc đảo chính là một "hành động vi hiến". Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên kiềm chế sử dụng vũ lực.
Đáng chú ý, vào tháng 1/2017, ECOWAS đã điều binh sĩ đến Gambia sau khi Tổng thống lúc đó là Yahya Jammeh từ chối từ chức mặc dù thua bầu cử. Động thái can thiệp trên của ECOWAS hầu như không bị kháng cự và ông Jammeh đã buộc phải rời khỏi đất nước.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso...