Tổng thống bị phế truất của Niger hối thúc Mỹ giúp “khôi phục trật tự”
Tổng thống bị phế truất của Niger Mohamed Bazoum kêu gọi Mỹ giúp nước này “khôi phục trật tự hiến pháp” và cảnh báo cuộc đảo chính sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho khu vực Sahel.
WashingtonPost hôm nay (4/8) đăng tải bài viết của Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, người bị phe đảo chính quân sự phế truất từ cuối tháng 7/2023, trong đó khẳng định quốc gia Tây Phi này dưới sự cầm quyền của ông là “pháo đài cuối cùng” của dân chủ ở khu vực Sahel.
Ông Mohamed Bazoum. Ảnh: GettyImages
“Vào thời điểm khó khăn này, tôi kêu gọi chính phủ Mỹ và toàn thể cộng đồng quốc tế giúp chúng tôi khôi phục trật tự hiến pháp… Người dân Niger sẽ không bao giờ quên sự ủng hộ của các bạn trong giai đoạn bước ngoặt này của lịch sử đất nước”, bài viết của ông Bazoum có đoạn.
Theo lời ông Bazoum, ông viết thông điệp trên khi đang bị giam giữ. Vị Tổng thống bị phế truất của Niger cho rằng cuộc đảo chính, nếu thành công, sẽ gây hậu quả thảm khốc cho tình hình trong nước, khu vực và toàn thế giới. “Cuộc đảo chính này phải chấm dứt”, ông Bazoum nêu.
Ông Bazoum được đánh giá là đồng minh của phương Tây. Niger trong giai đoạn ông nắm quyền hợp tác chặt chẽ cùng Mỹ và Pháp trong các nỗ lực chống phiến quân Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, các chiến dịch quân sự chung được đánh giá là chưa cải thiện đáng kể tình hình an ninh ở Niger.
Video đang HOT
Người biểu tình Niger xuống đường ở thủ đô Niamey để ủng hộ phe đảo chính. Ảnh: AP
Mỹ, Pháp và các nước phương Tây đều lên tiếng phản đối cuộc đảo chính. Nhóm Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 13 thành viên mới đây yêu cầu khôi phục quyền lực cho ông Bazoum, hoặc là họ sẽ can thiệp bằng các biện pháp cần thiết, không loại trừ biện pháp quân sự.
Tuy nhiên, hai nước láng giềng của Niger là Mali và Burkina Faso lại ủng hộ phe đảo chính, cảnh báo bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào Niger sẽ được hai nước coi là lời tuyên chiến chống lại họ. Trước Niger, phe quân sự cũng đảo chính và giành quyền kiểm soát ở Mali và Burkina Faso.
Trong diễn biến liên quan, chính quyền quân sự Niger ngày 3/8 cảnh báo: “Bất kỳ hành vi hoặc âm mưu gây hấn nào từ các nước ECOWAS nhằm vào nhà nước Niger đều sẽ bị Lực lượng An ninh Quốc phòng Niger đáp trả ngay lập tức và không báo trước”.
Trước đó, chính quyền quân sự Niger thông báo hủy bỏ các thỏa thuận quân sự với Pháp, đồng thời chấm dứt nhiệm vụ của đại sứ Niger tại 4 nước là Pháp, Mỹ, Nigeria và Togo. Pháp hiện có 1.500 binh sĩ đồn trú ở Niger.
Hôm 2/8, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger Abdourahmane Tchiani chỉ trích các biện pháp trừng phạt mà các nước láng giềng áp đặt và khẳng định không nhượng bộ trước các mối đe dọa. Ông cũng kêu gọi người dân “đoàn kết để bảo vệ đất nước” trước nguy cơ nước ngoài can thiệp.
Tổng thống Niger kêu gọi khôi phục chính phủ
Ngày 3/8, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế giúp Niger khôi phục trật tự hiến pháp sau khi lực lượng quân sự tuyên bố phế truất ông.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Thế giới trong khuôn khổ COP26 ở Glasgow, Scotland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một bài đăng trên The Washington Post, Tổng thống Niger nêu rõ ông đưa ra lời kêu gọi này trong khi đang bị giữ làm "con tin", đồng thời viết: "Niger đang bị chính quyền quân sự tấn công. Tôi chỉ là một trong hàng trăm công dân bị giam giữ tùy tiện và bất hợp pháp". Ông Bazoum nhấn mạnh cuộc đảo chính này phải chấm dứt và chính quyền quân sự phải trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ trái phép.
Ông cảnh báo nếu các nỗ lực đảo chính nhằm phế truất ông thành công, sẽ gây ra những hậu quả "tàn khốc" đối với quốc gia Tây Phi này, cũng như khu vực và toàn thế giới. Ông cho rằng các nhóm khủng bố như Boko Haram sẽ lợi dụng tình hình bất ổn tại Niger để tấn công các nước láng giềng và tác động xấu đến nền hòa bình, sự an toàn và tự do trên thế giới.
Đây là tuyên bố dài đầu tiên của ông Bazoum kể từ khi lực lượng cận vệ bắt giữ ông ngày 26/7 vừa qua và kiểm soát Chính phủ Niger.
Trong khi đó, chính quyền quân sự tại Niger cho biết sẽ đáp trả ngay lập tức bất cứ "cuộc tấn công hay kế hoạch tấn công" nào nhằm vào Niger từ các nước Tây Phi. Tuyên bố trên của chính quyền quân sự Niger được công bố chỉ 3 ngày trước khi hết hạn tối hậu thư do ECOWAS đưa ra, trong đó cảnh báo có thể sử dụng vũ lực nếu chính quyền quân sự Niger không phục chức cho Tổng thống Bazoum trước ngày 6/8.
Trong một tuyên bố trên truyền hình quốc gia cùng ngày, chính quyền quân sự Niger thông báo sẽ chấm dứt nhiệm vụ của các đại sứ tại 4 nước Mỹ, Pháp, Nigeria và Togo.
Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, cũng nói rằng chính quyền quân sự Niger đã hủy 5 thỏa thuận hợp tác quân sự với Pháp ký từ năm 1977 - 2020. Một thông báo ngoại giao sẽ được gửi đến Chính phủ Pháp về quyết định này.
Niger từng là thuộc địa của Pháp trước khi tuyên bố độc lập năm 1960. Pháp duy trì khoảng 1.500 binh sĩ tại Niger nhằm hỗ trợ quân đội nước sở tại trong cuộc chiến chống các phần tử thánh chiến tại khu vực Sahel.
Cùng ngày 3/8, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken về tình hình tại Niger. Trong cuộc điện đàm, hai bên tái khẳng định ủng hộ Tổng thống bị phế truất Bazoum. Trên mạng xã hội X (Twitter), bà Colonna cho biết hai bên cam kết khôi phục nền dân chủ tại Niger và ủng hộ Tổng thống được bầu một cách dân chủ Bazoum.
Trong khi đó phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Mỹ vẫn coi ngoại giao là một công cụ khả thi được lựa chọn đầu tiên trong việc giải quyết cuộc đảo chính ở Niger.
Tướng lãnh đạo chính quyền quân sự Niger tuyên bố rắn, Mỹ có động thái mới Tiếp tục đối đầu với khối Tây Phi, nhà lãnh đạo mới tự xưng của Niger tuyên bố chính quyền quân sự sẽ không cúi đầu trước áp lực buộc khôi phục Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và tuyên...