Chính quyền quân sự tại Niger công bố danh sách thành viên nội các
Đêm 9/8, chính quyền quân sự Niger đã công bố “danh sách 21 bộ trưởng” và thúc đẩy chương trình nghị sự của Nội các do quân đội đứng đầu.
Ông Mohamed Toumba (thứ 3, phải), thành viên chính quyền quân sự Niger tự xưng – Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) – dự cuộc mít tinh của những người ủng hộ, tại Niamey, ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin này được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các quốc gia thuộc Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) diễn ra trong ngày 10/8.
Video đang HOT
Lực lượng quân đội Niger đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum từ ngày 26/7 và người đứng đầu lực lượng này đã từ chối mọi nỗ lực ngoại giao và phớt lờ hạn chót mà ECOWAS đề ra để khôi phục quyền hành cho Tổng thống Bazoum. Tối 9/8, một nhân vật được chỉ định là “Tổng thư ký chính phủ”, Mahamane Roufai Laouali, đã xuất hiện trên truyền hình, đọc tên những người sẽ tham gia nội các. Với 21 người, quy mô nội các này bằng một nửa so với nội các trước tại Niger.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại về tình trạng của Tổng thống Bazoum và gia đình sau khi có thông tin những người này đã bị giam lỏng trong Dinh thự tổng thống mà không có thực phẩm bổ sung, không có điện hay nước sử dụng trong nhiều ngày. Người phát ngôn LHQ cho biết ông Guterres kêu gọi lập tức trả tự do vô điều kiện và phục chức cho Tổng thống Bazoum.
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh bất thường tại thủ đô Abuja của Nigeria vào ngày 10/8 để bàn về việc liệu có tiến hành can thiệp quân sự vào Niger hay không. Chính quyền quân sự Niger liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và Liên hợp quốc, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu (đang giữ chức Chủ tịch ECOWAS) vào ngày 9/8 tại thủ đô Niamey. Theo đó, 2 đặc phái viên của Nigeria gồm ông Lamido Muhammad Sanusi và ông Abdullsalami Abubarkar, đã được phép vào Niger cho dù nước này đang đóng cửa biên giới.
Ông Sanusi đã gặp người đứng đầu Hội đồng Bảo vệ Tổ quốc (CNSP), lực lượng đang nắm quyền lãnh đạo Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, trong khi ông Abubarkar gặp các đại diện khác ngay tại sân bay.
Phát biểu với báo giới khi trở về Abuja, ông Sanusi khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực, đồng thời khẳng định hiện là thời điểm cho ngoại giao công chúng.
Căng thẳng leo thang tại Niger làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn tại khu vực Sahel ở Tây Phi vốn là vùng nghèo nhất thế giới và đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, cũng như các cuộc xung đột vũ trang vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Niger: Không diễn ra đàm phán giữa phái đoàn ECOWAS và chính quyền quân sự
Phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã rời Niger mà không có cuộc gặp nào với chính quyền quân sự ở Niger sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng ECOWAS về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Một thành viên phái đoàn ngày 4/8 cho biết phái đoàn đã đến thủ đô Niamey vào ngày 3/8, song "không ở lại qua đêm" như kế hoạch, đồng thời cũng không có cuộc gặp với Tướng Abdourahamane Tiani, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Tổng thống từ năm 2011 và đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi này. Ngoài ra, nguồn tin này cho biết phái đoàn cũng không có cuộc gặp nào với Tổng thống Mohamed Bazoum bị lật đổ.
Trước đó, văn phòng tổng thống Nigeria cho biết, ECOWAS đã cử một phái đoàn tới Niger, trong đó cựu lãnh đạo chính quyền quân sự của Nigeria, Tướng Abdulsalami Abubakar làm trưởng đoàn. Theo kế hoạch ban đầu, phái đoàn này sẽ gặp Tướng Tiani để đưa ra các yêu cầu của ECOWAS.
Sau cuộc đảo chính tại Niger, lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS đã họp khẩn cấp tại thủ đô Abuja của Nigeria, đồng thời áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào lực lượng đảo chính tại Niger, bao gồm việc đóng băng mọi giao dịch tài chính và thương mại giữa các nước ECOWAS và Niger, đóng cửa biên giới với Niger, cấm nhập cảnh đối với cá nhân tham gia và liên đới trong cuộc đảo chính. Lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS cũng đưa ra tối hậu thư, cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu các tướng lĩnh đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum trong vòng một tuần kể từ ngày 31/7.
Nigeria hiện là chủ tịch luân phiên của ECOWAS. Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết ECOWAS sẽ nỗ lực tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger thông qua phương thức hòa giải. Tuy nhiên, chính quyền quân sự ở Niger đã bác bỏ các biện pháp trừng phạt mà các nước láng giềng Tây Phi áp đặt đối với Niger và khẳng định sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ mối đe dọa nào.
Sau Guinea, Mali và Burkina Faso, Niger là quốc gia Tây Phi thứ 4 xảy ra đảo chính kể từ năm 2020 đến nay.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso...