Lý do Saudi Arabia trở thành một nhà môi giới ngoại giao có ảnh hưởng toàn cầu
Với chiến lược ngoại giao cân bằng và tầm nhìn dài hạn, Saudi Arabia đang định hình lại trật tự khu vực và thế giới, khẳng định vị thế không chỉ là một cường quốc kinh tế mà còn là một người chơi quan trọng trên bàn cờ địa chính trị quốc tế.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Saudi Arabia đang dần khẳng định vị thế của mình không chỉ là một cường quốc kinh tế mà còn là trung tâm ngoại giao quan trọng trong việc giải quyết các xung đột khu vực và toàn cầu.
Vai trò trung gian trong giải quyết xung đột Gaza
Vào cuối tuần này, Riyadh sẽ đón tiếp lãnh đạo 6 quốc gia Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) cùng với Jordan và Ai Cập để thảo luận kế hoạch tái thiết Gaza mà không cần di dời 2,2 triệu người Palestine. Đây được xem là phản đề xuất đối với kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc di dời người dân Gaza và “sở hữu” vùng đất này.
Khi Tổng thống Trump đưa ra đề xuất gây tranh cãi trên, nó đã tạo ra làn sóng chấn động toàn cầu, đặc biệt tại Jordan và Ai Cập – hai quốc gia mà ông Trump kêu gọi tiếp nhận người Palestine. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chủ động mời các nhà lãnh đạo Arab cùng xây dựng kế hoạch thay thế, bác bỏ mọi nỗ lực đẩy người Palestine khỏi quê hương.
Ai Cập đang xây dựng chi tiết cho kế hoạch này, đề xuất thành lập cơ quan độc lập gồm các nhà kỹ trị để quản lý Gaza mà không cần sự tham gia của Hamas hay bất kỳ phe phái nào. Kế hoạch tái thiết sẽ được thực hiện thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác.
Trung tâm đàm phán cho xung đột Nga – Ukraine
Đồng thời, vào ngày 18/2, các quan chức cấp cao Mỹ và Nga đã tiến hành cuộc họp tại Riyadh nhằm thiết lập thông số cho kế hoạch chấm dứt giao tranh ở Ukraine. Cuộc họp này diễn ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, cũng tại Saudi Arabia.
Cách tiếp cận cân bằng của Saudi Arabia trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đã biến quốc gia này thành địa điểm lý tưởng cho các cuộc đàm phán. Vào tháng 5/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được mời phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab tại Jeddah. Theo lịch trình, Tổng thống Zelensky sẽ thăm Saudi Arabia vào ngày 19/2 ngay sau cuộc họp giữa các quan chức Nga và Mỹ, nhưng ông Zelensky đã bất ngờ tuyên bố dời chuyến thăm sang tháng 3 tới.
Video đang HOT
Về phía Nga, Tổng thống Putin đã thăm Saudi Arabia vào tháng 12/2023 – một trong những chuyến công du hiếm hoi của ông kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ tháng 2/2022.
Thành công của Saudi Arabia trong vai trò trung gian hòa giải không phải ngẫu nhiên. Vào tháng 3/2023, Riyadh đã chấp nhận sáng kiến của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ với Iran – đối thủ lâu năm trong khu vực.
Vương quốc này cũng đã tích cực trong các nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Sudan, mang lại hòa bình cho Yemen, hỗ trợ tái thiết Syria, và thúc đẩy ổn định tại Liban và Iraq. Đối với xung đột Arab – Israel, Saudi Arabia đã đưa ra Sáng kiến Hòa bình Arab năm 2002. Trước đó, Riyadh đã từng làm trung gian cho Hiệp định Taif năm 1989 nhằm chấm dứt nội chiến Liban, minh chứng cho kinh nghiệm lâu dài trong vai trò hòa giải khu vực.
Mở rộng ảnh hưởng toàn cầu
Chiến lược ngoại giao khéo léo và linh hoạt đã giúp Saudi Arabia xây dựng liên minh với nhiều quốc gia và khối kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, BRICS, ASEAN và nhiều đối tác khác. Điều đáng chú ý là sự năng động này không đồng nghĩa với việc Saudi Arabia hy sinh các mối quan hệ truyền thống với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trong khu vực vùng Vịnh, Saudi Arabia cũng đã nỗ lực hàn gắn quan hệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2017 với Qatar, thông qua các cuộc họp cấp cao nhằm khôi phục hợp tác giữa các thành viên GCC.
Là một phần trong kế hoạch cải cách Tầm nhìn 2030, Saudi Arabia đang sử dụng vị thế ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng quốc tế. Quốc gia này đang dần trở thành đầu tàu kéo các nước trong khu vực hướng tới tương lai ổn định và thịnh vượng hơn.
Việc lựa chọn Saudi Arabia làm trung tâm ngoại giao cho các sáng kiến giải quyết xung đột quốc tế không chỉ khẳng định ảnh hưởng ngày càng tăng của quốc gia này mà còn phản ánh chính sách đối ngoại “mở cửa với mọi người” đầy khôn ngoan.
Tổng thống Trump từng nhấn mạnh tầm quan trọng của Saudi Arabia với tư cách là cường quốc kinh tế có giá trị đối với nền kinh tế Mỹ. Đây là quốc gia đầu tiên ông Trump thăm trong nhiệm kỳ đầu tiên, minh chứng cho tầm quan trọng chiến lược của Vương quốc này.
Với các nguyên tắc ngoại giao cân bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế và không gây căng thẳng với bất kỳ bên nào, Saudi Arabia đang dần trở thành một nhà môi giới ngoại giao có ảnh hưởng toàn cầu, góp phần định hình trật tự khu vực và thế giới trong thời đại đầy biến động hiện nay.
Trung gian thành công thỏa thuận Saudi Arabia - Iran, Trung Quốc khiến Mỹ lo lắng?
Sự môi giới thỏa thuận thành công cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cho thấy sự hiện diện toàn cầu của Mỹ đang bị thu hẹp.
Thỏa thuận bất ngờ giữa Iran và Saudi Arabia nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao có thể khiến Mỹ lo lắng. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận bất ngờ giữa Iran và Saudi Arabia nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao có thể khiến Mỹ lo lắng, như vấn đề kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran và vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà môi giới hòa bình trong một khu vực mà Mỹ đã có ảnh hưởng từ lâu.
Đòn giáng mạnh với Mỹ
Thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran được công bố sau 4 ngày đàm phán bí mật ở Bắc Kinh giữa hai nước đối thủ ở Trung Đông. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết hôm 10/3 rằng mặc dù Washington không tham gia trực tiếp, nhưng Saudi Arabia đã thông báo cho các quan chức Mỹ về các cuộc đàm phán với Iran.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng về các vấn đề từ thương mại đến gián điệp và hai cường quốc ngày càng cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới.
Ông Kirby dường như hạ thấp sự can dự của Trung Quốc vào thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran khi Nhà Trắng tin rằng áp lực bên trong và bên ngoài, bao gồm cả sự ngăn chặn hiệu quả của Saudi Arabia đối với các cuộc tấn công từ Iran hoặc các lực lượng ủy nhiệm của họ, cuối cùng đã đưa Tehran đến bàn đàm phán.
Nhưng cựu quan chức cấp cao của Mỹ và Liên hợp quốc Jeffrey Feltman cho biết vai trò của Trung Quốc là khía cạnh quan trọng nhất của thỏa thuận. Ông Feltman, hiện là một thành viên tại Viện Brookings, cho biết: "Điều này sẽ được diễn giải - có lẽ chính xác - như một đòn giáng mạnh đối với chính quyền Biden và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc là cường quốc đang lên".
Thỏa thuận này được đưa ra trong bối cảnh Iran tăng tốc chương trình hạt nhân sau hai năm nỗ lực thất bại của Mỹ nhằm khôi phục Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JOPOA) năm 2015 nhằm ngăn chặn Tehran phát triển bom hạt nhân. Những nỗ lực đó đã trở nên phức tạp bởi các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ đối với Tehran về các cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, Brian Katulis, thuộc Viện Trung Đông, nhận định đối với Mỹ và Israel, thỏa thuận này đưa ra một "con đường khả thi mới" để khôi phục các cuộc đàm phán bị đình trệ về vấn đề hạt nhân Iran. "Saudi Arabia quan ngại sâu sắc về chương trình hạt nhân của Iran. Nếu sự hợp tác mới này giữa Iran và Saudi Arabia có ý nghĩa, nó sẽ phải giải quyết những lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran".
Thỏa thuận giữa Iran và Saudi Arabia cũng mang lại hy vọng về hòa bình bền vững hơn ở Yemen, nơi một cuộc xung đột nổ ra vào năm 2014 được nhiều người coi là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Saudi Arabia và Iran.
"Điều bất thường"
Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, cho rằng sự tham gia của Trung Quốc trong việc môi giới thỏa thuận có thể có "ý nghĩa quan trọng" đối với Washington.
Theo chuyên gia Russel, việc Trung Quốc "tự mình hành động để giúp môi giới cho một thỏa thuận ngoại giao trong một tranh chấp mà họ không phải là một bên là điều bất thường". "Câu hỏi đặt ra là, liệu đây có phải là tín hiệu của những diễn biến sắp tới? Đó có thể là điềm báo trước cho nỗ lực hòa giải của Trung Quốc giữa Nga và Ukraine khi ông Tập Cận Bình đến thăm Moskva?", vị chuyên gia trên lưu ý.
Naysan Rafati, nhà phân tích cấp cao về Iran tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), cho biết khi nói đến Iran, rõ ràng là sẽ không tốt cho Mỹ. "Vào thời điểm Washington và các đối tác phương Tây đang gia tăng áp lực với Iran, Tehran sẽ tin rằng họ có thể phá vỡ sự cô lập và dựa vào vai trò của Trung Quốc", nhà phân tích Rafati nói.
Trong khi đó, sự tham gia của Trung Quốc đã khiến Washington hoài nghi về động cơ của Bắc Kinh. Nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã bác bỏ việc Trung Quốc miêu tả mình là nhà môi giới hòa bình, nói rằng họ "không phải là một bên liên quan có trách nhiệm và không thể được tin cậy với tư cách là một nhà trung gian hòa giải công bằng hoặc vô tư".
Về phần mình, ông Kirby cho biết Mỹ đang theo dõi chặt chẽ động thái của Bắc Kinh ở Trung Đông và các nơi khác. Ông Kirby nói: "Đối với ảnh hưởng của Trung Quốc ở đó hoặc ở châu Phi hay châu Mỹ Latinh, chúng tôi không thể làm ngơ được. Chúng tôi chắc chắn tiếp tục theo dõi Trung Quốc khi họ cố gắng giành ảnh hưởng và chỗ đứng ở những nơi khác trên thế giới vì lợi ích của riêng họ".
Jon Alterman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận xét, sự tham gia trên của Bắc Kinh làm tăng thêm quan điểm về sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cho thấy sự hiện diện toàn cầu của Mỹ đang bị thu hẹp.
Ông Alterman nêu quan điểm: "Thông điệp mà Trung Quốc đang gửi đi là trong khi Mỹ là cường quốc quân sự vượt trội ở vùng Vịnh, thì Trung Quốc là một đại diện ngoại giao hùng mạnh với ảnh hưởng ngày càng tăng".
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự thất vọng với Ukraine Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ sự thất vọng về phản ứng của các nhà lãnh đạo Ukraine, khi họ phàn nàn rằng không được mời tham gia các cuộc hội đàm giữa Mỹ và Nga tại Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 4/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN Theo đài RT (Nga), trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sức khỏe Giáo hoàng Francis cải thiện

Mỹ sắp hạn chế nhập cảnh với công dân 43 nước?

Cháy hộp đêm ở Bắc Macedonia, hơn 50 người thiệt mạng

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Nga cảnh báo đanh thép

Căn bệnh khiến tính mạng gặp nguy chỉ trong 24 giờ

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ để trả đũa khi Washington quyết định 'không kích không ngừng nghỉ'

Hai tổng thống Nga và Mỹ có thể sắp điện đàm về ngừng bắn ở Ukraine

Lý do các lãnh đạo vùng Caribe muốn giữ bác sĩ Cuba ở lại bằng mọi giá

Pháp khẳng định Ukraine có quyền quyết định về lực lượng gìn giữ hòa bình

Trung Quốc tìm được giải pháp giúp khắc phục điểm yếu của pin lithium

Quân đội Liên bang Nga nỗ lực đẩy lùi những binh sĩ Ukraine cuối cùng ở Kursk

Ươm mầm tài năng khoa học công nghệ cho người Việt Nam tại Singapore
Có thể bạn quan tâm

Thanh Thảo đăng quang Hoa hậu Văn hóa Hữu nghị Quốc tế 2025
Sao việt
09:14:15 17/03/2025
Diễn viên Minh Tiệp tiết lộ điều đặc biệt về NSND Công Lý và vai 'ghét nhất'
Hậu trường phim
09:12:15 17/03/2025
Nữ tài xế lái ô tô Mercedes khi tinh thần bất ổn, tông 10 xe máy ở TPHCM
Pháp luật
09:07:24 17/03/2025
Thi thể trôi dạt vào bãi biển, nghi người đàn ông nước ngoài mất tích
Tin nổi bật
08:37:19 17/03/2025
Màn bắn pháo hoa du thuyền 5 sao sẽ là điểm nhấn cho du lịch Hạ Long dịp hè 2025
Du lịch
08:26:40 17/03/2025
Phóng to thứ đặt trên giường "Hồng Hài Nhi" 2k1 và bạn gái 33 tuổi, netizen thốt lên: Nhân duyên tiền định là đây!
Netizen
08:17:07 17/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 13: Ba anh em bỏ học đi kiếm tiền, gia đình gặp biến lớn
Phim việt
08:11:18 17/03/2025
9 chất dinh dưỡng phụ nữ cần để khỏe mạnh và tăng tuổi thọ
Sức khỏe
08:01:43 17/03/2025
Thêm một bom tấn Soulslike quá hay chuẩn bị ra mắt, game thủ "méo mặt" vì yêu cầu về độ tuổi
Mọt game
07:08:29 17/03/2025
Ngu Thư Hân - Lâm Nhất lộ hình ảnh nhức mắt, khán giả ngán ngẩm: "Xào couple" lộ liễu đến mức này sao?
Sao châu á
06:14:50 17/03/2025