Lý do ECOWAS chưa có động tĩnh gì về kế hoạch can thiệp ở Niger
Khối Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ( ECOWAS) cần thêm thời gian để xây dựng sức mạnh quân sự nhằm đảm bảo một chiến dịch can thiệp toàn diện thành công.
Tư lệnh quốc phòng các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế Tây Phi chụp ảnh chung tại phiên họp bất thường của ECOWAS về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 4/8/2023. Ảnh: AP/TTXVN
Dẫn nguồn tin biết rõ vấn đề, Tạp chí Phố Wall (WSJ) của Mỹ cho biết các nước thành viên của ECOWAS chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc can thiệp toàn diện vào Niger – nơi vừa diễn ra một cuộc đảo chính và đang được chính quyền quân sự nắm giữ quyền kiểm soát.
Tháng trước, ECOWAS – một khối khu vực bao gồm 15 quốc gia – đã đưa ra tối hậu thư trong 7 ngày, đe dọa sẽ hành động quân sự nếu như quyền lực của Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum không được khôi phục. Tuy nhiên, chính quyền quân sự đã từ chối nhượng bộ.
Hạn chót mà ECOWAS đặt ra là vào ngày 6/8. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu can thiệp hoặc huy động vũ trang nào ở các quốc gia có chung biên giới với Niger.
Trả lời phỏng vấn WSJ, một chỉ huy cấp cao giấu tên từ một trong các quốc gia ECOWAS nói rằng khối này vẫn chưa chuẩn bị cho một chiến dịch toàn diện. Nguồn tin tiết lộ: “Hiện tại, chúng tôi cần xây dựng sức mạnh cho các đơn vị của mình trước khi tham gia vào một hành động quân sự như vậy”. Người này cũng cho biết thêm thành công của một chiến dịch can thiệp quân sự phụ thuộc vào việc có chuẩn bị tốt hay không.
Video đang HOT
Sự chậm trễ trong một hành động quân sự cùng lúc khi Burkina Faso và Mali, hai quốc gia trong khu vực do chính quyền quân sự lãnh đạo, cảnh báo bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Niger “sẽ tương đương với một lời tuyên chiến” nhằm vào họ.
Trong bối cảnh đó, vị chỉ huy giấu tên nói với WSJ rằng ECOWAS sẽ tiếp tục siết chặt chính quyền ở Niger bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế trong khi tìm cách gia hạn lệnh cấm vận thương mại bằng cách yêu cầu các cơ quan quốc tế khác như Liên minh châu Phi tham gia với các lệnh trừng phạt.
Cuộc đảo chính ở Niger diễn ra vào ngày 26/7 khi lực lượng cận vệ của tổng thống bắt giữ Bazoum và gia đình ông, khiến cộng đồng quốc tế lên án, bao gồm cả Mỹ, Pháp, EU và Nga. Trong khi đó, Đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên của nhóm quân sự nắm quyền, cho biết cuộc đảo chính đã tìm cách “chấm dứt chế độ mà việc quản lý đang ngày càng trở nên kém đi”.
Chính phủ chuyển tiếp của chính quyền quân sự hiện do Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu lực lượng bảo vệ tổng thống từ năm 2011, đứng đầu.
Trước căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, chính quyền quân sự tại Niger đã thề “đứng vững và chiến đấu” chống lại bất kỳ sự can thiệp nào có thể xảy ra trong khi đóng cửa không phận của đất nước “cho đến khi có thông báo mới”. Nhóm này cũng khẳng định bất kỳ hành vi vi phạm nào sẽ nhận được phản ứng mạnh mẽ và tức thì.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger
Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger.
Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP
Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso đã cảnh báo phương Tây và các quốc gia châu Phi khác không nên can thiệp vào nước láng giềng Nige, đồng thời sẽ coi bất kỳ động thái nào như vậy là một cuộc tấn công vào chính đất nước của họ.
Người phát ngôn quân đội Burkina Fasso khẳng định: "Bất kỳ sự can thiệp quân sự nào chống lại Niger sẽ tương đương với việc tuyên chiến với Burkina Faso và Mali" và trong trường hợp như vậy, hai nước này sẽ rút khỏi ECOWAS, đồng thời "áp dụng các biện pháp tự vệ để hỗ trợ các lực lượng vũ trang và người dân Niger".
Thông cáo của Mali và Burkina Faso cho rằng một cuộc can thiệp quân sự chống lại Niger có thể gây bất ổn cho toàn bộ khu vực và đây là điều mà các nước này không mong muốn.
Theo Financial Times, Pháp hiện có 1.500 binh sĩ và một căn cứ máy bay không người lái ở Niger, trong khi Mỹ có 1.100 binh sĩ và hai căn cứ máy bay không người lái.
Các binh sĩ Nigeria, do Tướng Abdourahamane Tchiani chỉ huy, đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi giữa tuần trước. Ngay lập tức Liên minh châu Phi đã lên án cuộc đảo chính và cho nhóm quân sự tiếm quyền ở Niamey thời hạn 15 ngày để từ chức hoặc đối mặt với "các biện pháp trừng phạt".
ECOWAS cũng đưa ra tối hậu thư của riêng mình tại cuộc họp khẩn cấp ở Abuja, Nigeria ngày 31/7, trong đó nhấn mạnh sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp ở Cộng hòa Nigeria", bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, nếu Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum không được phục chức trong vòng một tuần.
ECOWAS cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, bao gồm đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại và tài chính giữa các quốc gia thành viên của khối này với Niger và đóng băng tài sản tại các ngân hàng trung ương khu vực.
Phản ứng trước quyết định trên, Mali và Burkina Faso lên án các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, coi đây là hành động "bất hợp pháp và vô nhân đạo", đồng thời bày tỏ "tình đoàn kết" với người dân Niger.
Theo dữ liệu mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ), các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có tác động sâu sắc đến người Niger, những người sống ở quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, quốc gia này phụ thuộc vào 90% nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nigeria. Thủ tướng Ouhoumoudou Mahamadou của Niger nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể là thảm họa và Niger cần tìm ra giải pháp để tránh chúng. Ông nói: "Khi mọi người nói rằng có một lệnh cấm vận, biên giới đất liền và biên giới trên không bị đóng cửa, điều đó vô cùng khó khăn đối với mọi người... Niger là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng quốc tế".
Khối ECOWAS gồm 15 thành viên đã không thành công khi cố gắng khôi phục nền dân chủ ở các quốc gia nơi quân đội nắm quyền trong những năm gần đây. Bốn quốc gia được điều hành bởi các chính phủ quân sự ở Tây và Trung Phi, nơi đã có 9 cuộc đảo chính thành công hoặc cố gắng kể từ năm 2020.
Các nhà phân tích Niger cho biết nếu ECOWAS sử dụng vũ lực, nó có thể gây ra xung đột không chỉ giữa các lực lượng Niger và ECOWAS mà còn cả dân thường ủng hộ cuộc đảo chính cũng như những người chống lại hành động này.
Chính quyền mới Niger đề nghị nhóm Wagner hỗ trợ khi bị đe dọa can thiệp quân sự Pháp cho rằng sự can thiệp của Wagner ở Niger sẽ "dẫn đến hỗn loạn" và đây là điều mà Paris "không muốn". Các thành viên của nhóm Wagner tại Mali. Ảnh: AP Theo hãng tin AP ngày 5/8, chính quyền quân sự mới của Niger đã đề nghị lực lượng lính đánh thuê thuộc tập đoàn quân sự tư nhân Wagner giúp...