Pháp ủng hộ Tổng thống bị phế truất nhưng bác khả năng can thiệp vào Niger
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna loại trừ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris đang chuẩn bị kế hoạch mở chiến dịch quân sự tại quốc gia châu Phi.
Khi được hỏi về cáo buộc của chính quyền quân sự Niger cho rằng Paris có kế hoạch can thiệp quân sự tại quốc gia châu Phi, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna ngày 31/7 khẳng định trên đài BFM-TV rằng: “Chúng tôi bác bỏ thông tin như vậy. Điều đó không đúng sự thật”.
Đám đông đốt phá bên ngoài đại sứ quán Pháp ở Niger hôm 30/7. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, theo bà Colonna, việc đưa Tổng thống Niger bị phế truất Mohamed Bazoum trở lại nắm quyền lực là điều có thể và cần thiết. Bà đánh giá tình hình hiện nay đang rất nguy hiểm đối với không chỉ Niger mà còn các quốc gia láng giềng.
Niger lâm vào tình trạng bất ổn từ ngày 26/7 sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống lật đổ ông Bazoum. Tướng Abdourahamane Tiani, chỉ huy lực lượng cận vệ, thông báo ông được bổ nhiệm làm lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp, hiện đang nắm quyền thực tế ở Niger.
Ông Bazoum được bầu làm Tổng thống Niger năm 2021, thời điểm quốc gia này đang chìm trong nghèo đói. Bộ Ngoại giao Pháp đến nay tuyên bố chỉ công nhận chính phủ của ông Bazoum, đồng thời cho biết ưu tiên của họ là đảm bảo an toàn cho công dân và hạ tầng của nước này tại quốc gia châu Phi.
Video đang HOT
Niger dưới thời ông Bazoum được mô tả là đồng minh của phương Tây. Ngày 30/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo Paris sẽ “lập tức hành động và không khoan nhượng” nếu công dân hoặc lợi ích của nước này bị xâm phạm, sau khi xuất hiện đám đông muốn xông vào sứ quán Pháp ở Niger.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều đã lên án vụ đảo chính ở Niger. EU tuyên bố không công nhận phe đảo chính, đình chỉ hỗ trợ tài chính và hợp tác an ninh với Niger. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken điện đàm với ông Bazoum và cam kết sẽ đảm bảo khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Cũng trong ngày 31/7, Điện Kremlin đã ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Niger kiềm chế, sớm khôi phục lại trật tự. Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ tình hình tại Niger hiện rất đáng quan ngại.
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp diễn ra ngày 30/7 ở Nigeria, lãnh đạo các nước Tây phi thuộc khối Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) yêu cầu khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum trong một tuần, hoặc khối sẽ thực hiện “mọi biện pháp” để lập lại trật tự.
“Không còn thời gian để chúng tôi gửi tín hiệu cảnh báo nữa. Đã đến lúc phải hành động”, Tổng thống Nigeria kiêm chủ tịch ECOWAS Bola Tinubu nói. ECOWAS, gồm 15 thành viên, hiện đã đóng băng mọi giao dịch với chính quyền quân sự ở Niger.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger
Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger.
Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP
Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso đã cảnh báo phương Tây và các quốc gia châu Phi khác không nên can thiệp vào nước láng giềng Nige, đồng thời sẽ coi bất kỳ động thái nào như vậy là một cuộc tấn công vào chính đất nước của họ.
Người phát ngôn quân đội Burkina Fasso khẳng định: "Bất kỳ sự can thiệp quân sự nào chống lại Niger sẽ tương đương với việc tuyên chiến với Burkina Faso và Mali" và trong trường hợp như vậy, hai nước này sẽ rút khỏi ECOWAS, đồng thời "áp dụng các biện pháp tự vệ để hỗ trợ các lực lượng vũ trang và người dân Niger".
Thông cáo của Mali và Burkina Faso cho rằng một cuộc can thiệp quân sự chống lại Niger có thể gây bất ổn cho toàn bộ khu vực và đây là điều mà các nước này không mong muốn.
Theo Financial Times, Pháp hiện có 1.500 binh sĩ và một căn cứ máy bay không người lái ở Niger, trong khi Mỹ có 1.100 binh sĩ và hai căn cứ máy bay không người lái.
Các binh sĩ Nigeria, do Tướng Abdourahamane Tchiani chỉ huy, đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi giữa tuần trước. Ngay lập tức Liên minh châu Phi đã lên án cuộc đảo chính và cho nhóm quân sự tiếm quyền ở Niamey thời hạn 15 ngày để từ chức hoặc đối mặt với "các biện pháp trừng phạt".
ECOWAS cũng đưa ra tối hậu thư của riêng mình tại cuộc họp khẩn cấp ở Abuja, Nigeria ngày 31/7, trong đó nhấn mạnh sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp ở Cộng hòa Nigeria", bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, nếu Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum không được phục chức trong vòng một tuần.
ECOWAS cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, bao gồm đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại và tài chính giữa các quốc gia thành viên của khối này với Niger và đóng băng tài sản tại các ngân hàng trung ương khu vực.
Phản ứng trước quyết định trên, Mali và Burkina Faso lên án các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, coi đây là hành động "bất hợp pháp và vô nhân đạo", đồng thời bày tỏ "tình đoàn kết" với người dân Niger.
Theo dữ liệu mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ), các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có tác động sâu sắc đến người Niger, những người sống ở quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, quốc gia này phụ thuộc vào 90% nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nigeria. Thủ tướng Ouhoumoudou Mahamadou của Niger nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể là thảm họa và Niger cần tìm ra giải pháp để tránh chúng. Ông nói: "Khi mọi người nói rằng có một lệnh cấm vận, biên giới đất liền và biên giới trên không bị đóng cửa, điều đó vô cùng khó khăn đối với mọi người... Niger là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng quốc tế".
Khối ECOWAS gồm 15 thành viên đã không thành công khi cố gắng khôi phục nền dân chủ ở các quốc gia nơi quân đội nắm quyền trong những năm gần đây. Bốn quốc gia được điều hành bởi các chính phủ quân sự ở Tây và Trung Phi, nơi đã có 9 cuộc đảo chính thành công hoặc cố gắng kể từ năm 2020.
Các nhà phân tích Niger cho biết nếu ECOWAS sử dụng vũ lực, nó có thể gây ra xung đột không chỉ giữa các lực lượng Niger và ECOWAS mà còn cả dân thường ủng hộ cuộc đảo chính cũng như những người chống lại hành động này.
"Tối hậu thư" trước âm mưu đảo chính ở Niger Mọi biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger, có thể bao gồm sử dụng vũ lực, sẽ được thực hiện - Tối hậu thư đanh thép của Khối Cộng đồng kinh tế 15 quốc gia Tây Phi (ECOWAS) với thời hạn 7 ngày được đưa ra không khoan nhượng, báo hiệu những ngày đầy biến động phía...