Thông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn Độ
Đường dây cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới sẽ vượt qua cả chu vi Trái Đất, dự kiến kết nối Mỹ và Ấn Độ, Nam Phi, Brazil…
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Meta vào ngày 17/2 đã công bố kế hoạch xây dựng đường cáp ngầm dài nhất thế giới có tên Dự án Waterworth. Công ty công nghệ sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp, cho biết Dự án Waterworth bao gồm cáp ngầm dài 50.000 km. Trong khi đó, chu vi của Trái Đất hiện được ghi nhận là 40.075 km.
Meta nhấn mạnh Dự án Waterworth sử dụng hệ thống 24 cặp sợi quang, sẽ giúp tăng dung lượng và hỗ trợ các kế hoạch trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty.
Bên cạnh đó, Meta khẳng định dự án này sẽ tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế, hòa nhập kỹ thuật số và mở ra cơ hội phát triển công nghệ tại những khu vực nó đi qua.
Công ty bổ sung: “Chúng tôi đã đẩy mạnh đổi mới cơ sở hạ tầng với nhiều đối tác khác nhau trong thập kỷ qua, phát triển hơn 20 tuyến cáp ngầm. Điều này bao gồm nhiều lần triển khai các tuyến cáp xuyên biển đầu ngành với 24 cặp sợi quang. Trong khi các hệ thống mới khác thông thường có từ 8 đến 16 cặp sợi quang”.
Hơn 95% lưu lượng internet trên thế giới được truyền qua các tuyến cáp ngầm xuyên biển. Thực tế này gây lo ngại về nguy cơ tuyến cáp ngầm dễ bị tấn công, và trở thành mục tiêu trong các cuộc xung đột, căng thẳng địa chính trị.
Vào tháng 7/2024, nhiều vùng rộng lớn của Tonga đã chìm trong bóng tối sau khi cáp internet ngầm kết nối với mạng lưới của quốc đảo này bị hư hỏng, gây ra tình trạng hỗn loạn cho các doanh nghiệp địa phương.
Về phần Meta, công ty này cho biết họ sẽ đặt hệ thống cáp ngầm ở độ sâu 7.000m và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến ở những khu vực đứt gãy có nguy cơ cao, chẳng hạn như vùng nước nông gần bờ biển, để tránh thiệt hại do mỏ neo tàu và các mối nguy hiểm khác.
Ấn Độ thúc đẩy tốc độ hợp tác quốc phòng với Đông Nam Á
Ấn Độ đang tăng tốc độ hợp tác quốc phòng với Đông Nam Á, từ việc cung cấp vũ khí cho Indonesia đến khám phá khả năng sản xuất quốc phòng chung với Thái Lan và Malaysia.
Video đang HOT
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ xuất hiện trong lễ duyệt binh tại New Delhi ngày 26/1 (Ảnh: AFP).
Chính sách này phù hợp với tham vọng ngày càng lớn của Ấn Độ nhằm mở rộng ảnh hưởng ra ngoài khu vực Nam Á và phát triển dấu ấn toàn cầu.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng Ấn Độ nhận thấy cơ hội trong việc tăng cường sự hiện diện thông qua các mối quan hệ quốc phòng và an ninh trong khu vực mà Trung Quốc vốn có những ảnh hưởng lớn về kinh tế và chiến lược.
Lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung quốc phòng từ Nga, nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Ấn Độ được cho là đang đàm phán để bán tên lửa BrahMos trong các thỏa thuận trị giá hàng triệu USD với các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Tên lửa hành trình siêu thanh này, có khả năng tấn công mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền, là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga.
Trong trường hợp của Indonesia, mặc dù thỏa thuận trị giá 500 triệu USD không được ký kết như dự kiến trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto nhân dịp lễ duyệt binh Ngày Cộng hòa hôm 26/1, ông đã thông báo rằng một phái đoàn quốc phòng cấp cao sẽ sớm thăm Ấn Độ.
"Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, chúng tôi đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng quốc phòng", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu sau cuộc thảo luận với ông Prabowo vào ngày 25/1, gọi Indonesia là "đối tác quan trọng trong khu vực ASEAN và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Ấn Độ cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất quốc phòng với các quốc gia khác, bao gồm Thái Lan và Malaysia.
Tại Đối thoại An ninh Ấn Độ - Malaysia lần đầu tiên vào ngày 7/1, hai nước đã nhất trí xem xét hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, có thể bao gồm việc chia sẻ trang thiết bị quốc phòng và khả năng sản xuất.
Trước đó, ngày 12/12/2024, trong một cuộc đối thoại quốc phòng, Ấn Độ và Thái Lan đã thống nhất hợp tác trong việc sản xuất thiết bị quân sự.
Mặc dù chi tiết cụ thể vẫn chưa được thống nhất và các thỏa thuận quốc phòng vẫn chưa được ký kết, Giáo sư Harsh V. Pant, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và chính sách đối ngoại tại quỹ nghiên cứu Observer, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại New Delhi, nhận định rằng cơ hội đang mở ra cho Ấn Độ trong bối cảnh tình hình quốc tế đầy bất định.
"Ở một số khía cạnh, khi Đông Nam Á và thế giới đang trải qua giai đoạn cạnh tranh và đối đầu ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ theo cách riêng của mình mang lại một lựa chọn thay thế ít gây tranh cãi hơn. Với tư cách một đối tác quốc phòng, Ấn Độ là lựa chọn hợp lý và thoải mái đối với nhiều quốc gia", Giáo sư Pant nhận định.
Ông cho biết thêm rằng hợp tác quốc phòng và an ninh là những lĩnh vực mà Ấn Độ có thể thúc đẩy tại Đông Nam Á trong bối cảnh hiện tại.
"Tất nhiên, Ấn Độ muốn trở thành một trụ cột quan trọng trong mạng lưới quốc phòng ở Đông Nam Á... Ấn Độ muốn duy trì sự hiện diện của mình ở một khu vực mà dấu ấn của Trung Quốc rất lớn. Đây là một trong những cách để Ấn Độ có thể làm điều đó", Giáo sư Pant nói.
Hợp tác quốc phòng của Ấn Độ với Đông Nam Á không phải là điều hoàn toàn mới, khi mối quan hệ với một số quốc gia đã phát triển hơn so với các nước khác.
Chẳng hạn, Ấn Độ đã có mối quan hệ quốc phòng lâu dài với Singapore, với sự hợp tác bao gồm các cuộc tập trận quân sự và huấn luyện binh sĩ tại Ấn Độ.
Vào tháng 10/2024, tại Hội nghị Diễn đàn Quốc phòng Ấn Độ - Singapore lần thứ 6, hai quốc gia đã gia hạn thỏa thuận song phương về huấn luyện quân sự chung trong vòng 5 năm tới.
Thông cáo từ Bộ Quốc phòng Singapore về cuộc đối thoại cho biết hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực như chia sẻ thông tin, công nghệ mới nổi và hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Ví dụ, vào năm 2023, hải quân Ấn Độ và Singapore đã tổ chức các cuộc tập trận chung tại Biển Đông. Hai bên cũng lần đầu triển khai mỗi bên một tàu ngầm.
Năm 2022, ngành công nghiệp quốc phòng non trẻ của Ấn Độ đã được thúc đẩy nhờ việc bán tên lửa BrahMos cho Philippines trong một thỏa thuận trị giá 375 triệu USD. Đây cũng là thỏa thuận quốc phòng lớn đầu tiên của Ấn Độ, với việc chuyển giao tên lửa bắt đầu từ năm 2024.
Song song đó, dù không đi quá giới hạn, Ấn Độ ngày càng thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông.
Năm 2023, lần đầu tiên Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 về Biển Đông của Tòa Trọng tài ở La Hay, Hà Lan.
Các cuộc họp liên quan đến quốc phòng giữa Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á trong 2 tháng qua đã củng cố xu hướng hợp tác này, theo ông Viraj Solanki, nhà nghiên cứu về quốc phòng, chiến lược và ngoại giao Nam Á - Trung Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh.
"Điều này cho thấy rõ hơn rằng, sau cuộc đụng độ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc vào tháng 6/2020, New Delhi đang tích cực tăng cường hợp tác với các nước láng giềng của Trung Quốc trong các vấn đề quốc phòng và an ninh khu vực nhằm đối phó với tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh - điều mà trước đây Ấn Độ còn do dự vì lo ngại làm mất lòng Trung Quốc", ông Solanki nói.
Ấn Độ và Trung Quốc đang nỗ lực hàn gắn quan hệ sau những cuộc đụng độ biên giới chết người vào năm 2020, nhưng sự ngờ vực giữa hai bên vẫn chưa thể xóa bỏ.
Có nhiều đồn đoán rằng Indonesia đang trì hoãn thỏa thuận mua tên lửa BrahMos nhằm duy trì cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc.
Tốc độ mở rộng hợp tác quốc phòng của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á cũng phụ thuộc vào cách các nước này cân bằng quan hệ với Trung Quốc.
Giáo sư Pant nhận định, những thách thức vẫn rất lớn vì ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Đông Nam Á là rất lớn, điều mà Ấn Độ chưa thể bắt kịp. Cách Trung Quốc sử dụng đòn bẩy trong khu vực sẽ tiếp tục cản trở phần nào tham vọng của Ấn Độ.
Tuy vậy, ông cũng lưu ý rằng "Ấn Độ kiên quyết sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác quốc phòng" tại Đông Nam Á. Điều này được thể hiện qua hoạt động xuất khẩu quốc phòng, các cuộc tập trận chung và khả năng chia sẻ công nghệ hoặc nghiên cứu và phát triển.
Giải pháp của Ấn Độ trước sức ép năng lượng từ Nga và Mỹ Một trong những kết quả quan trọng từ chuyến thăm Washington của Thủ tướng Narendra Modi từ 12-14/2 là mở rộng hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và Mỹ trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện. Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp ở Washington ngày 13/2. Ảnh: ANI/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các ngân hàng quốc tế và chuyên gia dự đoán ra sao sau khi giá vàng liên tục xô đổ kỷ lục

Pháp siết chặt chính sách chống ma túy giữa lo ngại tội phạm gia tăng

Sophiatown - Chứng nhân lịch sử của quá khứ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi

Mỹ khẳng định vẫn có cơ hội mở rộng lệnh ngừng bắn tại Gaza

Lý do khiến ngân hàng trung ương Trung Quốc có quyết định tương tự Fed

Xếp hạng quốc gia hạnh phúc: Phần Lan đứng đầu năm thứ 8 liên tiếp, Mỹ tụt sâu kỷ lục

Pháp và Saudi Arabia đồng chủ trì hội nghị về giải pháp hai nhà nước

Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận chung vượt sông gần biên giới Triều Tiên

Pháp, Saudi Arabia thảo luận về tiến trình hòa bình ở Ukraine và Gaza

Mỹ tiết lộ thành phần trong cuộc đàm phán tiếp theo với Nga

Trục chính trong sự thay đổi về chính sách thương mại của Mỹ

Câu chuyện kỳ lạ về người nghỉ hưu trẻ nhất nước Nga
Có thể bạn quan tâm

Cặp vợ 74, chồng 40 tuổi: Tình yêu sét đánh và hôn nhân lãng mạn
Netizen
16:24:00 20/03/2025
Tổ chức xong tang lễ cho mẹ, người đàn ông nhận được cuộc gọi của bác sĩ: Vào viện gấp, bà đang trong này
Lạ vui
16:02:51 20/03/2025
7 cách tiết kiệm tiền "tự sát" này đang làm hại cuộc sống của bạn, hãy tránh xa chúng!
Sáng tạo
15:57:14 20/03/2025
HOT: Sao nữ Vbiz và thiếu gia tổ chức đám hỏi vào ngày mai, cô dâu đang mang thai!
Sao việt
15:29:05 20/03/2025
Ảnh cam thường vạch trần Lưu Diệc Phi sống ảo quá đà
Sao châu á
15:25:28 20/03/2025
Mẹ biển - Tập 4: Huệ mải mê làm đẹp không hề hay biết con gái mất tích
Phim việt
15:18:31 20/03/2025
Truy tìm Phạm Thị Lenal
Pháp luật
15:16:25 20/03/2025
Diễn viên phim "Mẹ biển" đồng loạt nhuộm da cho vai diễn
Hậu trường phim
15:15:18 20/03/2025
Một Anh Trai dàn hàng chiếm trọn top 20 iTunes Việt Nam: Đỉnh cao văn hoá thần tượng quốc nội là đây!
Nhạc việt
15:08:47 20/03/2025
Sân bay Nội Bài áp dụng phương thức bay mới dẫn đường vệ tinh
Tin nổi bật
14:53:54 20/03/2025