Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tái thiết đất nước
Kiev mong muốn tận dụng chuyên môn, kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy quá trình phục hồi đất nước.
Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko. Ảnh: AA
Đây là chia sẻ của Phó Thủ tướng thứ nhất, kiêm Bộ trưởng kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko.
Phát biểu tại một buổi tọa đàm tổ chức tại Ankara hôm 18/2, được tổ chức bởi Liên đoàn thương mại và giao dịch hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ (TOBB), bà Svyrydenko nhấn mạnh sự ủng hộ quý báu của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Ukraine trong thời gian khó khăn, từ viện trợ nhân đạo đến Hành lang Ngũ cốc Biển Đen.
Bà chỉ ra rằng dù chiến tranh diễn ra, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia vẫn duy trì vững vàng, trong đó xuất khẩu ngũ cốc và sắt thép là những lĩnh vực quan trọng. Bà đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh: “Thiết bị bay không người lái Bayraktar là một thương hiệu được biết đến ngay cả bởi trẻ em Ukraine”.
Bà bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ góp phần quan trọng trong việc tái thiết và phục hồi Ukraine nhờ chuyên môn, kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Svyrydenko cũng chỉ rõ Ukraine có nguồn tài nguyên quan trọng như lithium, titan, urani và mangan và mong muốn thu hút đầu tư vào việc chế biến các nguyên liệu này.
Bà cho biết ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã tăng trưởng gấp sáu lần trong năm ngoái và khẳng định: “Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của mọi nhà đầu tư”. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Ukraine đang gánh chịu thiệt hại đến 500 tỷ USD vì xung đột với Nga, vì vậy rất cần nguồn vốn lớn.
Bộ trưởng nông nghiệp và thực phẩm Ukraine, Ông Vitaliy Koval, chỉ ra rằng các doanh nghiệp hai nước đang hợp tác tích cực. Ukraine hiện là đối tác thương mại nông sản lớn thứ tư của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông mời gọi doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong chế biến nông sản, đầu tư vào sản xuất rau quả.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Omer Bolat, tiết lộ giao dịch song phương năm ngoái đạt 6,2 tỷ USD và có thể tăng lên 10 tỷ USD nhờ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai nước.
Ông Bolat nhấn mạnh các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện 329 dự án tại Ukraine, trị giá khoảng 10 tỷ USD. Ông khẳng định doanh nghiệp Thổ Nhĩ sẵn sàng cung cấp mọi loại hỗ trợ trong việc tái thiết cơ sở hạ tầng của Ukraine. Ông nói: “Với kinh nghiệm của các công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để tái thiết Ukraine trong thời kỳ hậu chiến”.
Ông Rifat Hisarciklioglu, chủ tịch TOBB, cho biết doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ muốn đóng góp vào quá trình tái thiết Ukraine bằng các dự án cụ thể. Ông cho biết sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã phát triển kể từ khi Ukraine giành được độc lập.
Trước đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tự tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là địa điểm lý tưởng để tổ chức các cuộc họp sắp tới giữa Nga, Ukraine và Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã bước sang năm thứ ba.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Ankara ngày 18/2, khẳng định rằng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine là điều kiện tiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng Ankara sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để triển khai được các cuộc đàm phán nhằm đạt hòa bình lâu dài. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bổ sung rằng xung đột đã gây ra nhiều cái chết vô tội và tàn phá lớn, cần phải chấm dứt ngay bây giờ.
Ông phát biểu: “Chúng tôi đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Istanbul vào tháng 3/2022. Nhờ tiếp xúc với các bên, chúng tôi đã khởi động Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Trong 3 năm qua, chúng tôi đã thực hiện sáng kiến trực tiếp với Nga và Ukraine ở mọi cấp độ. Trong tất cả những nỗ lực này, Thổ Nhĩ Kỳ chân thành trở thành trung gian đáng tin cậy cho cả hai bên và chúng tôi đã đạt được những kết quả cụ thể”.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ và Đức dường như đang giữ vai trò trung tâm trong việc tái tổ chức Syria sau khi chính quyền cũ sụp đổ.
Quang cảnh đổ nát tại thành phố Daraa, Syria sau các cuộc xung đột. Ảnh: THX/TTXVN
Khi ảnh hưởng của Nga và Iran suy giảm, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách ổn định khu vực nhưng cũng phải đối mặt với những căng thẳng tiềm tàng, đặc biệt là với Israel và các lực lượng người Kurd. Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp này, câu hỏi đặt ra là liệu một cán cân quyền lực mới có xuất hiện hay Syria sẽ tiếp tục chìm trong hỗn loạn.
Syria hiện đang phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức: tái thiết xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, tình hình hiện tại vẫn hết sức bấp bênh. Nền kinh tế kiệt quệ, phần lớn lãnh thổ bị tàn phá sau hơn một thập kỷ xung đột. Hàng triệu người phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo để sinh tồn. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế.
Trong bối cảnh đó, hợp tác ngoại giao trở nên ngày càng quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ và Đức có chung lợi ích trong việc ổn định Syria, cả vì lý do địa chính trị lẫn nhân đạo.
Ngay sau khi lực lượng Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) giành quyền kiểm soát, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã tới Ankara trước khi đến Damascus. Tại đây, bà kêu gọi giải giáp lực lượng người Kurd (YPG) và ủng hộ việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Đức cũng đưa ra kế hoạch hòa bình 8 điểm cho Syria. Những tuyên bố từ Berlin và Ankara cho thấy sự đồng điệu đáng chú ý trong cách tiếp cận đối với Syria.
Ngoại trưởng Annalena Baerbock (bên trái) trong chuyến thăm Syria ngày 3/1/2025. Ảnh: DPA
Cả Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình và có trật tự tại Syria, đồng thời tham gia vào quá trình tái thiết đất nước này.
Hai bên đang tìm cách hạn chế dòng người di cư và khuyến khích người tị nạn Syria trở về nước một cách an toàn. Một trong những lĩnh vực hợp tác ban đầu có thể là các dự án nhân đạo và tái thiết để hỗ trợ người hồi hương. Ngoài ra, Berlin và Ankara có thể hợp tác trong các vấn đề như: Hỗ trợ tái thiết quân đội Syria, giúp giải giáp các nhóm vũ trang; đảm bảo an toàn và tiêu hủy vũ khí hóa học còn sót lại sau cuộc chiến; nới lỏng lệnh trừng phạt của EU, khuyến khích chính phủ lâm thời Syria tiếp nhận người tị nạn trở về.
Trên mặt trận ngoại giao, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có lợi ích chung trong việc kiềm chế ảnh hưởng của Iran tại Syria và duy trì một lập trường cân bằng với Trung Quốc, nước đã gia tăng can thiệp vào khu vực thông qua các nỗ lực hòa giải giữa Iran và Saudi Arabia.
Một yếu tố quan trọng khác là giảm leo thang các cuộc tấn công quân sự của Israel. Ankara, Berlin và EU có thể gây sức ép ngoại giao để đạt được điều này. Dù vẫn tồn tại bất đồng, chẳng hạn trong cách tiếp cận đối với phong trào Hồi giáo Hamas, hai nước đều ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine. Đức đã công khai yêu cầu Israel không thiết lập các khu định cư trên lãnh thổ Syria và tái khẳng định rằng Cao nguyên Golan thuộc về Syria theo luật pháp quốc tế.
Về phía Ankara, nước này đang theo đuổi hai mục tiêu song song tại Syria: Ổn định đất nước sau xung đột và ngăn chặn các nỗ lực giành quyền tự trị của người Kurd.
Mục tiêu thứ hai có thể dẫn đến bất đồng với Berlin. Tuy nhiên, Đức có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Dân chủ Syria (SDF), do YPG lãnh đạo. Hiện tại, Berlin đang đàm phán với YPG dưới sự phối hợp với Ankara.
Một bước tiến lớn đã diễn ra khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đề nghị hợp tác chặt chẽ hơn với Syria trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm người Kurd tại đông Bắc Syria. Nếu Ankara có thể đạt được thỏa thuận với YPG, điều này có thể mở đường cho một giải pháp hòa bình với đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm vũ trang bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Nếu Syria được ổn định về mặt chính trị, nhiều cơ hội có thể mở ra: Thổ Nhĩ Kỳ có thể nối lại quan hệ kinh tế với Syria, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế khu vực. Đức có thể triển khai chính sách hồi hương dựa trên phát triển, giúp người tị nạn Syria trở về nước trong điều kiện an toàn. Berlin có thể nâng cao vị thế trong thế giới Arab - Hồi giáo, khi đóng vai trò cầu nối trong tiến trình hòa giải.
Trong một khu vực đầy biến động, quan hệ hợp tác giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có thể là chìa khóa để đưa Syria thoát khỏi khủng hoảng.
Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Syria tái thiết hạ tầng năng lượng và giao thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/12 đã công bố kế hoạch hỗ trợ Syria tái thiết cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông quan trọng. Quang cảnh Damascus, Syria. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng nước này, Alparslan Bayraktar, cho biết một phái đoàn từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel và Li Băng tuyên bố cứng rắn nhằm vào nhau

Bị Mỹ trục xuất về nước, Đại sứ Nam Phi khẳng định 'không hề hối tiếc'

Iran nêu điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Đức tăng chi quốc phòng là cơ hội hay thách thức cho EU?

Trung Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa những bất ổn toàn cầu

Israel lập cơ quan điều phối hoạt động di dời tự nguyện

Các tập đoàn dầu khí của Nga tiếp tục kiếm bộn tiền

Ông Trump tước đặc quyền an ninh của bà Harris, bà Clinton

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Lý Cường: Quan hệ Trung - Mỹ tiến tới bước ngoặt quan trọng

Giáo hoàng Francis phải tập nói

Cựu Tổng thống Biden lên kế hoạch trở lại chính trường
Có thể bạn quan tâm

Bắt gặp MC Huyền Trang Mù Tạt hẹn hò với cầu thủ nổi tiếng, vóc dáng nàng WAG bị dìm không thương tiếc
Sao thể thao
10:44:02 24/03/2025
5 kiểu trang phục công sở thanh lịch cho nàng xinh đẹp suốt mùa hè
Thời trang
10:43:02 24/03/2025
Giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động 60 người, chiếm đoạt 4 tỷ đồng
Pháp luật
10:38:50 24/03/2025
"Bạch nguyệt quang" của bố mẹ bên chiếc bàn học triệu view cùng công việc dạy em học mỗi tối
Netizen
10:36:43 24/03/2025
Những lợi ích bất ngờ của vỏ chanh dây
Làm đẹp
10:32:52 24/03/2025
"Anh trai vượt ngàn chông gai" thông báo đêm diễn thứ 5 ở miền Bắc vào tháng 6
Nhạc việt
10:13:34 24/03/2025
Hot: 1 địa điểm cách Hà Nội 40km mở tour du lịch miễn phí, du khách phát hiện điểm bất cập, BTC có pha "xử lý" bất ngờ
Du lịch
09:54:01 24/03/2025
Quỳnh Lương bị "bóc phốt" sau đám hỏi
Sao việt
09:44:14 24/03/2025
Sao nữ ký giấy ly hôn vì chồng không chịu làm việc nhà
Sao châu á
09:37:31 24/03/2025
Justin Bieber ghét bản thân mình khi không thành thật
Sao âu mỹ
09:33:52 24/03/2025