Anh di dời 39 người xin tị nạn do phát hiện vi khuẩn legionella trên tàu tạm trú
Ngày 11/8, Bộ Nội vụ Anh cho biết nhà chức trách nước này đã di dời 39 người xin tị nạn khỏi một tàu tạm trú neo đậu ở bờ biển vùng England sau khi các mẫu xét nghiệm cho thấy vi khuẩn legionella trong hệ thống cấp nước.
Vụ việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi những người này được nhà chức trách Anh đưa đến tàu Bibby Stockholm, nơi tạm trú của những người di cư chờ xin tị nạn. Tàu cao 3 tầng này có sức chứa 500 người với hơn 200 phòng ngủ, cung cấp chỗ ở “cơ bản và tiện dụng”, cùng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ăn uống.
Đây là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm tiết kiệm chi tiêu và giảm gánh nặng tài chính trước làn sóng người di cư tới nước này.
Bộ Nội vụ Anh cho biết tất cả 39 người xin tị nạn lên tàu Bibby Stockholm trong tuần này đã được đưa lên bờ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn legionella. Nhà chức trách đang tiến hành đánh giá tình hình trên tàu. Hiện không có người xin tị nạn nào trên tàu này xuất hiện các triệu chứng của bệnh Legionnaires do vi khuẩn legionella gây ra.
Vi khuẩn legionella được tìm thấy tự nhiên trong nguồn nước ngọt như hồ, sông, suối… Theo đó, các bể nước nóng, bồn tắm nước nóng, bồn phun nước công cộng, hệ thống đun nước, tháp giải nhiệt có thể nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn legionella thường lây qua hít giọt bắn, hơi nước, hoặc khí dung có chứa vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh Legionnaire từ 2 đến 10 ngày (có thể lên tới 16 ngày như ghi nhận trong một số ca). Nhiệt độ nước từ 25-42 độ C và nước tù đọng là các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn legionella sinh sôi.
Tháng trước, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã cảnh báo các nước châu Âu phải cảnh giác phát hiện và giám sát các ổ dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Theo ECDC, những thay đổi trong thiết kế và cơ sở hạ tầng hệ thống nước, cũng như các thay đổi về khí hậu và thời tiết có thể tác động đến môi trường tự nhiên của vi khuẩn legionella và việc phơi nhiễm giọt bắn chứa vi khuẩn này cũng có thể góp phần khiến dịch bệnh gia tăng.
Số người vượt eo biển Manche vào Anh đã vượt 100.000 kể từ năm 2018
Hơn 100.000 người di cư đã vượt qua eo biển Manche trên những chiếc tàu nhỏ từ Pháp đến vùng Đông Nam nước Anh kể từ khi Anh bắt đầu công khai ghi nhận số người di cư đến đây vào năm 2018.
Người di cư băng qua Eo biển Manche để tới cảng Dover, Anh ngày 4/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê của Bộ Nội vụ Anh vừa công bố cho biết khoảng 755 người di cư bị phát hiện ngày 10/8 trên 14 chiếc tàu nhỏ hướng đến bờ biển miền Nam nước Anh, con số cao nhất trong một ngày từ đầu năm đến nay. Con số này đưa số người di cư vượt biển vào Anh từ đầu năm đến nay lên gần 16.000 và đưa tổng số người di cư vượt eo biển Manche tính từ năm 2018 đến nay lên 100.715 người.
Số người di cư vượt biển vào Anh thời gian qua thấp hơn các năm trước có thể do nhiều tháng thời tiết đặc biệt xấu khiến hành trình trên những chiếc xuồng cao su nhỏ gần như không thể thực hiện được. Ngoài ra, nhà chức trách Pháp cũng tăng cường tuần tra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn khác sau khi Anh nhất trí hồi tháng 3 hỗ trợ hàng trăm triệu euro cho Pháp mỗi năm để ngăn dòng người vượt biển sang Anh.
Tuyến đường qua eo biển Manche là một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới với rất nhiều vụ lật tàu và nhiều người di cư chết đuối trong thập niên qua.
Việc người di cư vượt eo biển Manche cũng trở thành vấn đề chính trị gây bất đồng cao và khiến Chính phủ Anh phải đưa ra luật cấm xem xem cấp quy chế tị nạn đối với tất cả những người đến Anh qua eo biển này và các tuyến đường bất hợp pháp khác.
Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh. Bùng nổ dịch tả tại...