Đừng vội nghĩ con bị tự kỷ, con bạn có thể mắc chứng bệnh có dấu hiệu tương tự và chỉ sống được đến thời niên thiếu
Hội chứng Sanfilippo về cơ bản là bệnh Alzheimer ở trẻ em. Những đứa trẻ mắc bệnh thoái hóa này thường không sống qua tuổi thiếu niên.
Khi bà mẹ hai con Sarah Stewart bắt đầu nhận thấy rằng cô con gái 2 tuổi của mình, Mary Mitchell, không nói tốt như những đứa trẻ bằng tuổi khác, cô tự hỏi liệu cô con gái nhỏ của mình có thể mắc chứng tự kỷ hay không. Chẩn đoán thực sự hóa ra lại là một căn bệnh nghiêm trọng hơn thế rất nhiều.
Mary được chẩn đoán mắc hội chứng Sanfilippo, một bệnh di truyền hiếm gặp có tên là Alzheimer thời thơ ấu.
Rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển này, ảnh hưởng đến khoảng 1/70.000 trẻ em, gây ra mất khả năng nói và hiểu. Trẻ em mắc hội chứng Sanfilippo thường không sống qua tuổi thiếu niên. Thật không may, hiện tại không có cách chữa bệnh này.
Mary được chẩn đoán mắc hội chứng Sanfilippo, một tình trạng di truyền hiếm gặp có tên là Alzheimer thời thơ ấu.
Trước những chia sẻ của GS Stewart trong một cuộc phỏng vấn với Today, gia đình bé không khỏi bị sốc. “Chúng tôi đã không tin khi được nói rằng đó là thứ ảnh hưởng đến tuổi thọ của con mình và không có cách chữa trị”, Sarah Stewart nói.
Các triệu chứng ban đầu của Mary rất khó nhận ra. Việc không thể nói bình thường như những đứa trẻ cùng tuổi là điểm đáng chú ý nhất. Cô bé cũng không thể vẽ giống như các bạn cùng lớp. Mary chỉ có thể vẽ một vòng tròn, trong khi những đứa trẻ khác có thể vẽ một khuôn mặt cười.
Gia đình cô bé vô cùng sốc khi nghe thấy tin này. May mắn thay, một liệu pháp gen thử nghiệm Mary vừa trải qua đang mang lại cho gia đình bé hi vọng mới.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh lớn nhất là khi một đứa trẻ bắt đầu mất đi những kỹ năng mà hầu hết trẻ em có được khi mới chập chững biết đi, chẳng hạn như lời nói.
Video đang HOT
Hội chứng Sanfilippo (mucopolysaccharidosis loại 3 – MPS3), xảy ra khi cơ thể bị thiếu hoặc không có đủ một số enzyme cần thiết để phá vỡ chuỗi dài các phân tử đường. Những phân tử đường sau đó tích tụ trong các tế bào và gâyảnh hưởng đến sự phát triển.
GS Patricia Dickson (Trưởng khoa di truyền và y học bộ gen tại Đại học Washington) chia sẻ
Có 4 loại thiếu hụt enzyme được biết là gây ra hội chứng Sanfilippo, được mô tả là loại A, B, C hoặc D. Mary có loại A, đây là loại phổ biến nhất và tấn công trẻ nhỏ nhiều nhất.
Tiến sĩ Dickson nói, các triệu chứng thường bắt đầu bằng các vấn đề hành vi, chẳng hạn như cáu kỉnh hoặc hung hăng, trong những năm tháng chập chững. Như trường hợp của Mary, nhiều phụ huynh nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh lớn nhất là khi một đứa trẻ bắt đầu mất đi những kỹ năng mà hầu hết trẻ em có được khi mới chập chững biết đi, chẳng hạn như lời nói. Khó ngủ, đặc điểm khuôn mặt thô, cứng khớp và các vấn đề về bụng cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer ở trẻ em.
Nhiều phụ huynh nhầm lẫn hội chứng này với với bệnh tự kỷ.
TS Dickson cho biết thêm, hội chứng Sanfilippo được di truyền theo kiểu lặn tự phát, nghĩa là cả hai cha mẹ đều phải mang gen đột biến. Tuy nhiên, cha mẹ thường không hiển thị các triệu chứng và họ có thể sẽ không biết liệu họ có phải là người mang mầm bệnh hay không.
Liệu pháp thử nghiệm mang lại hy vọng cho gia đình của Mary là điều trị một lần. Các bác sĩ tại Trung tâm y tế Weill Cornell ở thành phố New York đã phẫu thuật đặt một gen hoạt động đúng vào não của Mary. Mục tiêu là để gen đó xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu tạo ra enzyme mà Mary thiếu.
Chỉ một tuần sau cuộc phẫu thuật của Mary, gia đình cô nói rằng họ bắt đầu thấy sự cải thiện. Phát âm của bé rõ ràng hơn nhiều, thậm chí có thể sử dụng những từ mới. Gia đình bé hy vọng rằng qua trường hợp con mình, cha mẹ cần cảnh giác cao độ hơn với chứng bệnh này, đừng nghĩ chỉ có tự kỷ mới có những dấu hiệu bệnh như trên, để có thể ngăn chặn bệnh đúng lúc.
Qua đây, Tiến sĩ Dickson cũng nhận định hoàn toàn có lý do chính đáng để tin rằng các phương pháp điều trị như thế này có thể thành công, mặc dù còn quá sớm để nói chắc chắn hay không.
Nguồn: Health, Today
Trẻ em ở New Jersey có tỷ lệ tự kỷ cao nhất nước Mỹ
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rutgers, trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở New Jersey có tỷ lệ tự kỷ cao nhất nước Mỹ với tốc độ tăng nhanh hơn so với các bang khác. Tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em trong tiểu bang này đã tăng gấp 3 lần trong một thế hệ.
Chuyên gia ở Trung tâm Tự kỷ Binder sử dụng việc trồng cây làm phương tiện để dạy và thực hành các kỹ năng xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi tự kỷ
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 35 trẻ ở New Jersey thì có 1 được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ vào sinh nhật lần thứ 4 của chúng. Những đứa trẻ đó là mối quan tâm lớn của các bác sĩ nhi khoa và các nhà giáo dục mầm non vì các triệu chứng tự kỷ mắc phải từ mức trung bình đến nặng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi chúng nhập học vào trường công.
Ông Walter Zahorodny, phó giáo sư tại Trường Y khoa Rutgers (New Jersey) cho hay, tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng nhanh từ 1% trẻ em sinh năm 1992 lên 3% trẻ em sinh năm 2010. "Tốc độ bùng nổ của chứng bệnh tự kỷ là không thể bỏ qua và khó lý giải. Các bác sĩ phải tiếp nhận danh sách trẻ em cần điều trị rất dài", ông Walter nói.
Tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em gia tăng
Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố khiến tỷ lệ tự kỷ tăng ở New Jersey bao gồm đột biến gene và rủi ro liên quan đến sinh nở: Sinh non, người mẹ bị bệnh khi mang thai hoặc cha mẹ sinh con khi đã ngoài 30. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là môi trường sống. Trong số những đứa trẻ 4 tuổi, tỷ lệ này đã tăng 43% chỉ sau 4 năm từ năm 2010 đến 2014.
"Chúng tôi phải có hành động nhanh chóng và có hệ thống tăng khả năng tiếp cận và tài trợ cho việc điều trị cần thiết về mặt y tế cho mọi trẻ em mắc chứng tự kỷ. Xác định sớm là điều rất quan trọng để giúp các gia đình tiếp cận các dịch vụ cho những trẻ mẫu giáo này, những người cần điều trị chuyên sâu để học các kỹ năng phù hợp với sự phát triển và tối đa hóa tiềm năng của chúng", bà Suzanne Buchanan-Giám đốc điều hành của Trung tâm điều trị bệnh tự kỷ New Jersey cho biết.
Lớp đặc biệt cho trẻ em tự kỷ
Dữ liệu điều tra về New Jersey nằm trong mạng lưới nghiên cứu phát hiện khuyết tật sớm và chuẩn đoán tỷ lệ tự kỷ suốt 19 năm qua, bao gồm 7 tiểu bang Arizona, Colorado, Missouri, Bắc Carolina, Utah, Wisconsin, New Jerse. Qua đó đã sàng lọc hồ sơ sức khỏe của gần 71.000 trẻ em và xác định được hơn 1.200 trẻ tự kỷ. Nghiên cứu ở New Jersey hướng đến trẻ em 4 tuổi ở các quận Essex và Union với 18.112 trẻ em năm 2014 và xác định có 514 trẻ mắc chứng tự kỷ. Trẻ em trai ở New Jersey mắc chứng rối loạn cao gấp 3 lần so với các bé gái. Số trẻ tự kỷ ở người da trắng, người da đen và trẻ em gốc Tây Ban Nha tăng với tốc độ như nhau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự kỷ là những rối loạn phát triển của não bộ, dẫn đến các biểu hiện như: Không biết giao tiếp bằng lời nói và hành động, không biết thể hiện cảm xúc, không phản xạ. Trẻ thường không chơi với bạn, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, nhiều hành động lặp đi lặp lại không chủ đích. Việc chữa khỏi tự kỷ hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Có những cháu bị tự kỷ ở dạng nhẹ, chỉ là khó giao tiếp, hòa nhập với mọi người, nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn, việc điều trị cần kiên trì nhiều đợt trong nhiều năm, đến khi bé tự chăm sóc tốt cho bản thân.
Nhiều trẻ em tự kỷ đã tiến bộ, sớm hòa nhập cộng đồng sau các chương trình giáo dục hỗ trợ
Ngày nay, trẻ em mắc tự kỷ còn nhiều hơn cả ung thư, tiểu đường hay bệnh AIDS. Thế nhưng, ít ai biết được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất cho chứng bệnh này. Chứng tự kỷ (ASD) ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người ở Mỹ và hàng chục triệu người trên toàn thế giới. Hơn nữa, số liệu thống kê của Chính phủ Mỹ cho thấy, số lượng người mắc tự kỷ đã tăng 10-17% mỗi năm trong những năm gần đây. Hiện vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất cho sự gia tăng liên tục này mặc dù sự cải thiện trong việc chẩn đoán và ảnh hưởng môi trường là hai lý do thường được đưa ra để xem xét nhất.
Theo thống kê từ CDC, cứ 88 trẻ ở Mỹ thì sẽ có 1 trẻ bị tự kỷ. Tỷ lệ này tăng gấp 10 lần trong vòng 40 năm qua. Sự gia tăng tỷ lệ này một phần được lý giải bởi sự cải thiện các điều kiện chẩn đoán và nhận thức của các bậc cha mẹ về rối loạn phổ tự kỷ.
Nhu Thụy
Nguồn: cincinnati.com, autismnj.org
Theo phunuvietnam
Tự kỷ có chữa khỏi được không? Con tôi sinh ra đã mắc chứng tự kỷ, xin hỏi bác sĩ có chữa khỏi được không? (Hạnh) Đến nay cháu được gần hai tuổi nhưng vẫn không biết ê, a, gọi không quay đầu lại, máu chảy cũng không biết, đại tiểu tiện không kiểm soát. Tôi đưa đi khám bác sĩ chẩn đoán cháu bị mắc bệnh tự kỷ, tôi...