Đừng vội mừng nếu giảm cân đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của 9 căn bệnh nguy hiểm
Nếu ăn kiêng để giảm cân thì đó không có vấn đề gì cả, nhưng khi cơ thể đột nhiên sút cân rất nhanh, hãy nghĩ ngay đến 1 trong 9 bệnh sau.
“Nếu bạn mất từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể trong 3 đến 6 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ”, tiến sĩ Lecimi Srinas, phó giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết và bệnh xương ở Ikan cho biết.
Ví dụ, nếu giảm trọng lượng từ 68 ký xuống còn 61 ký trong vài tháng thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu cân nặng giảm đột ngột chỉ trong vài tuần hoặc 1 tháng thì có một cái gì đó sẽ không còn hoạt động bình thường nữa.
Việc xuống cân đột ngột có thể gây ra những hậu quả như:
1. Ung thư
Khi áp dụng chế độ giảm cân, nếu không có gì thay đổi đặc biệt về lượng thức ăn, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng, thuốc… thì cân nặng sẽ giảm từ từ. Thế nhưng nếu không áp dụng chế độ ăn kiêng mà vẫn giảm cân thì đó lại là vấn đề rất đáng lo ngại. Đó có thể là hội chứng của suy mòn trong ung thư (cancer cachexia).
Khi bị ung thư sẽ gây ra sự thiếu cân bằng giữa protein và năng lượng, khiến cho cân nặng đột ngột giảm. Ung thư dạ dày, tuyến tụy, phổi… đặc biệt là ung thư trực tràng thì dấu hiệu giảm cân thường là rất phổ biến.
2. Stress
Có rất nhiều người gặp rắc rối trong công việc, áp lực về gia đình, căng thẳng xã hội khiến cho họ cảm thấy không thiết tha việc ăn uống. Sự thèm ăn giảm đi có liên quan đến hormone giải phóng corticotropin ngăn chặn sự thèm ăn. Nếu liên tục không muốn ăn, không thèm ăn, chỉ nạp vào cơ thể lượng nhỏ thức ăn, không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể thì việc sút cân chắc chắn xảy ra.
3. Bệnh về đường ruột
Video đang HOT
Bệnh Celiac, bệnh Crohn khiến cho cơ thể không dung nạp lactose gây tổn thương đường ruột, khiến chất dinh dưỡng không được hấp thu, gây ra vấn đề sụt cân. Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra sụt cân.
4. Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường sụt cân rất nhiều, thường xuyên cảm thấy khát và phải đi vệ sinh liên tục, mắt trở nên mờ hơn, tay chân tê cóng và cảm thấy đau nhức khắp người.
5. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp liên quan tới sự trao đổi chất của cơ thể, nếu có vấn đề chắc chắn sẽ liên quan đến cân nặng. Sự trao đổi chất có ảnh hưởng tích cực đến giảm cân nhưng nếu nó diễn ra quá nhanh sẽ trở nên phản tác dụng. Những biểu hiện liên quan tới tuyến giáp như giảm cân nhanh, tăng nhịp tim, lo âu, mất ngủ thường xuyên.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ cortisol sẽ dẫn đến suy thượng thận (còn gọi là bệnh Addison). Những người có nồng độ cortisol thấp thường có hệ thống miễn dịch yếu, triệu chứng điển hình là giảm cân nhanh chóng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tỷ lệ nhiễm trùng tăng cao.
7. Viêm khớp dạng thấp
1 đến 3% phụ nữ thường mắc phải căn bệnh này. Nó là một bệnh viêm mãn tính, chỉ ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể, gây giảm cân nhanh chóng. Chất cytokine không chỉ gây viêm mà còn làm mất năng lượng rất nhiều, do đó nó đốt cháy calo, chất béo nhiều hơn. Viêm khớp dạng thấp bắt đầu xảy ra trong độ tuổi từ 30 đến 50.
8. Trầm cảm
Giảm sự thèm ăn và giảm cân là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường thấy cơ thể không có sức sống, không có năng lượng, không muốn hoạt động, hơn nữa còn làm thay đổi khẩu vị, giảm sự thèm ăn dẫn tới giảm cân.
9. Ký sinh trùng
Có một số triệu chứng liên quan đến ký sinh trùng, dấu hiệu phổ biến nhất chính là giun sán. Các triệu chứng thông thường sẽ là tiêu chảy, buồn nôn, biếng ăn.
Theo 24h.com.vn
Dấu hiệu nhận biết bệnh teo đường mật bẩm sinh tránh nhầm bệnh vàng da sinh lý, viêm gan
Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, teo đường mật được coi là rất hiếm bởi trẻ mắc bệnh không được phát hiện ra bệnh mà thường bị chẩn đoán nhầm sang các dạng bệnh lý khác như vàng da sinh lý, viêm gan...
Teo mật bẩm sinh ở trẻ em được coi là căn bệnh hiếm gặp. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 1/8.000 - 1/14.000. Tỷ lệ này tại các nước châu Á cao hơn các vùng khác trên thế giới, trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ trai.
Tại Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ trẻ mắc teo mật bẩm sinh. Tuy nhiên, tại khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình hàng năm tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40-60 bệnh nhân teo mật. Cho tới nay, số bệnh nhân teo mật bẩm sinh đang theo dõi và điều trị ngoại trú tại khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương lên tới gần 300 cháu.
Ở các nơi khác, bệnh này được coi là rất hiếm bởi trẻ mắc bệnh không được phát hiện ra bệnh mà thường bị chẩn đoán nhầm sang các dạng bệnh lý khác như vàng da sinh lý, viêm gan... Chính vì chẩn đoán nhầm, phát hiện muộn, nhiều trẻ bị bỏ qua cơ hội vàng được phẫu thuật để điều trị bệnh.
Ảnh minh họa.
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, teo đường mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, được đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật.
Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây teo mật bẩm sinh, tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học vẫn nghiêng về giả thiết bệnh do nhiễm khuẩn, virus, do những bất thường trong thai kỳ, do yếu tố môi trường... Bệnh được coi là không có liên quan tới yếu tố di truyền.
Những dấu hiệu chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh được gợi ý như vàng da kéo dài sau sinh, phân bạc màu sớm và liên tục, phát hiện lá lách to khi khám tại các cơ sở y tế. Cụ thể:
Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu này thường xuất hiện 2 - 4 tuần sau sinh, vàng da và mắt tăng dần. Triệu chứng này có thể kế tiếp sau giai đoạn vàng da sinh lý nên rất dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm là vàng da sinh lý kéo dài.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết, không có chẩn đoán vàng da sinh lý kéo dài. Tất cả những trường hợp vàng da sinh lý kéo dài trên 2 tuần tuổi đều là vàng da bệnh lý, cần được thăm khám và xét nghiệm. Chỉ bằng mắt nhìn thì không ai có thể xác định được vàng da sinh lý và bệnh lý. Nếu có dấu hiệu vàng da trên 2 tuần thì bắt buộc phải đưa con tới bệnh viện chuyên khoa Nhi.
Phân bạc màu sớm và liên tục: Đây là triệu chứng rất quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá hiệu quả sớm của phẫu thuật cũng như theo dõi sau mổ các bệnh nhân teo đường mật. Triệu chứng này nhận biết bằng phân bạc màu dần từ tuần 2 - 4 sau đẻ, có một số ít xuất hiện phân bạc màu ngay trong vài ngày đầu khi vừa hết phân su.
Màu phân điển hình là phân bạc màu và trắng như cứt cò hoặc màu xi măng, tuy nhiên trên thực tế thường hay gặp màu vàng rất nhạt hoặc vàng chanh.
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết, phân bạc màu trong teo đường mật bẩm sinh xuất hiện liên tục, khác với phân bạc màu trong viêm gan sơ sinh có thể xen kẽ một số ngày phân vàng.
Việc chẩn đoán và phẫu thuật sớm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của điều trị. Theo TS. Anh Hoa, giai đoạn vàng của trẻ teo đường mật bẩm sinh gói gọn trong 100 ngày sau sinh, muộn 1 ngày là trẻ mất đi 1% cơ hội thành công, sau 100 ngày, có thể trẻ đã không còn cơ hội phẫu thuật mà phải chờ ghép gan.
"Về mặt lý thuyết, có thể phẫu thuật càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra đứa trẻ bị teo đường mật bẩm sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật sớm quá thì đứa trẻ đối diện với nguy cơ bục miệng nối, nghĩa là 2 miệng nối rốn gan và võng tràng bị bục ra, xuất huyết, biến chứng nhiều hơn.
Vì thế, người ta khuyến cáo nên phẫu thuật cho trẻ từ quanh 1 tháng tuổi, tức là từ 1 tháng trở lên đến 2 tháng tuổi. Cho đến 100 ngày tuổi, em bé vẫn có cơ hội làm phẫu thuật tốt. Nhưng từ 100 ngày tuổi trở đi, mật càng ứ làm gan xơ nên càng muộn càng không tốt", TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết.
Trẻ được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật Kasai kết hợp với các điều trị nội khoa. Trong phẫu thuật Kasai, phẫu thuật viên sẽ cắt dải xơ vùng gan rốn, nối rốn gan với quai ruột (hỗng tràng) nhằm mục đích dẫn lưu mật xuống ruột, hạn chế sự ứ đọng mật tại các tế bào gan.
TS Anh Hoa cho biết, nếu trẻ teo mật bẩm sinh không được chẩn đoán và phẫu thuật Kasai, 50 - 80% bệnh nhân sẽ tử vong vì xơ gan mật khi 1 tuổi. Tỷ lệ này tăng 90 - 100% lúc 3 tuổi. Vì vậy nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ teo đường mật bẩm sinh, gia đình cần ngay lập tức đưa trẻ đến viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Theo viettq.vn
Dịch tay chân miệng tăng đột biến, cha mẹ cảnh giác 2 dấu hiệu đặc biệt ở trẻ nhỏ Khi trẻ mắc tay chân miệng, trong khi thiu thiu ngủ thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút, kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế. Bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng Theo cảnh báo của các chuyên gia, hiện đang là thời điểm giao mùa...