Đừng tưởng vết chó cắn mới nguy hiểm, vết cắn của người có thể gây hậu quả đáng sợ thế này đây
Cùng tìm hiểu xem vết cắn của con người có thực sự nguy hiểm như vết chó cắn không bạn nhé!
Vết cắn của con người cũng nguy hiểm
Thật không thể ngờ vết cắn của con người có thể nguy hiểm hơn vết cắn của động vật. Điều này xảy ra vì miệng của con người là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn và vi trùng. Nếu vết cắn đủ mạnh để xuyên qua một lớp da, nó có thể gây nhiễm trùng.
Hãy nhớ rằng ngay cả khi vết cắn không cố ý vẫn có thể gây ra tổn thương tiềm tàng. Ví dụ, nếu một người tình cờ cắn vào đốt ngón tay của chính mình, nó vẫn được coi là vết cắn của con người. Nói một cách đơn giản, bất cứ khi nào da của bạn tiếp xúc với răng của người khác, tất cả đều được phân loại là vết cắn của con người.
Triệu chứng của vết cắn của con người
Video đang HOT
Một trong những dấu hiệu đầu tiên là da hằn sâu vết cắn. Vết cắn sâu vào da có khả năng bị nhiễm trùng. Nếu lớp da đầu tiên của bạn dường như bị bong ra, đây được coi là vết cắn của con người.
Nếu bạn thấy vết thương có mủ, đó là một dấu hiệu cho thấy vết cắn đã bị nhiễm trùng. Vết cắn bị nhiễm trùng sẽ bắt đầu đau hơn và thậm chí có thể sưng lên một chút.
Cách chăm sóc vết cắn của con người?
Nếu vết cắn đã làm rách da, bạn hãy làm sạch vết thương ngay dưới vòi nước sạch. Nếu bạn vẫn bị ra máu, bạn hãy lấy một miếng vải khô, mềm ép chặt lên vùng da đó. Hãy nhớ rằng ngay cả đó là vết thương nhỏ, bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu bạn không bị như vậy trong vòng 5 năm qua.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Quai bị có thể điều trị tại nhà không?
Tôi vừa mắc quai bị hơn 2 ngày, có thể điều trị bệnh tại nhà được không?
Ảnh minh họa
Hiện vùng mang tai của tôi sưng và đau. Xin hỏi bao lâu thì tôi mới hồi phục? (Tài)
Trả lời:
Bệnh quai bị thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh bạch hầu và bệnh viêm hạch cổ do vi trùng. Bạn cần đi khám để xác định chính xác bệnh. Quai bị là bệnh lành tính nên có thể điều trị tại nhà, quan trọng là cần theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng.
Khi điều trị tại nhà, bạn nên ăn các thức ăn mềm và uống thuốc hạ sốt giảm đau là paracetamol. Không nên vận động nhiều để tránh các biến chứng viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng. Khi có triệu chứng ói nhiều, đau đầu, đau bụng ngay cả là khi vùng sưng ở mang tai đã giảm, nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện và điều trị.
Tuyệt đối không điều trị quai bị bằng những phương pháp dân gian như dùng mực tàu, lọ nồi, đắp lá cây, vôi hay dán cao vào vùng sưng. Những cách này có thể gây nóng, phỏng, tạo điều kiện cho vi trùng từ ngoài xâm nhập vào tuyến mang tai làm viêm nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng máu.
Để phòng tránh lây lan bệnh từ người này sang người khác, người mắc quai bị cần được nghỉ ngơi tại nhà. Bệnh sẽ tự khỏi dần sau khoảng 5 đến 7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần và hồi phục hoàn toàn sau 10 ngày.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1
Theo VNE
Có nhất thiết phải ngồi xổm để tránh dính vi trùng gây bệnh lây qua đường tình dục trên bệ vệ sinh không? Một trong những bài học đầu tiên tôi nhớ mẹ tôi đã dạy là: Luôn luôn ngồi xổm khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì có những vi trùng đang ẩn nấp trên bệ vệ sinh. Chắc hẳn có nhiều người đã nghĩ đến chuyện ngồi xổm khi đi vệ sinh, nhất là ở các bệ vệ sinh tại nhà vệ...