Có nhất thiết phải ngồi xổm để tránh dính vi trùng gây bệnh lây qua đường tình dục trên bệ vệ sinh không?
Một trong những bài học đầu tiên tôi nhớ mẹ tôi đã dạy là: Luôn luôn ngồi xổm khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì có những vi trùng đang ẩn nấp trên bệ vệ sinh.
Chắc hẳn có nhiều người đã nghĩ đến chuyện ngồi xổm khi đi vệ sinh, nhất là ở các bệ vệ sinh tại nhà vệ sinh công cộng, để tránh bị lây bệnh, bao gồm cả bệnh lây qua đường tình dục (STD). Thế nhưng, ngay cả với những người chăm chỉ làm như vậy cũng có thể chưa chắc chắn được một điều rằng: Có thể bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục từ bệ vệ sinh hay không?
Để tìm hiểu vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết của Samantha Lauriello, biên tập viên sức khỏe của trang Health.
Một trong những bài học đầu tiên tôi nhớ mẹ tôi đã dạy là: Luôn luôn ngồi xổm khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. “Có những vi trùng đang ẩn nấp trên bệ vệ sinh và tuyệt đối đừng để chúng dính vào mông”, đó là những gì bà đã nói với tôi. Bởi vậy mà trong nhiều năm liền, tôi nhất định phải ngồi xổm mỗi khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, vì tôi sợ ở đó có hàng tá vi trùng đang chờ sẵn và bám ngay lấy tôi nếu tôi dám ngồi xuống.
Nhưng rồi khi đã trưởng thành, tôi bắt đầu tự hỏi, những vi trùng trên bệ ngồi vệ sinh có thực sự đáng sợ không? Chắc chắn, ngồi xổm có thể là cách giữ vệ sinh, nhưng tôi có thực sự cần phải sợ bị STD nếu không may ngồi bệt mà đi vệ sinh đến thế không?
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa Christine Greves, tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ sơ sinh Orlando Health Winnie Palmer, thành viên Hội đồng tư vấn sức khỏe Anh, cuối cùng tôi cũng có câu trả lời. Tiến sĩ Greves nói rằng: Công bằng mà nói, nguy cơ lây bệnh STD từ bệ vệ sinh cũng có thể có nhưng nó vô cùng thấp và không đáng lo ngại.
Video đang HOT
Bác sĩ sản khoa Christine Greves
Mầm bệnh STD thường không sống sót khi chúng ra khỏi cơ thể con người. Bệ vệ sinh không phải là môi trường tốt cho STD phát triển mạnh, vì vậy nó không thể sống ở đó hơn 10 giây. Những vi khuẩn, virus này rất thích môi trường mềm, ấm và có chất lỏng của con người tạo ra, chứ không phải là chỗ ngồi trong nhà vệ sinh vừa lạnh vừa cứng.
Các chuyên gia y tế tại Mayo Clinic cũng tuyên bố: Vì virus [ví dụ như herpes] chết nhanh chóng bên ngoài cơ thể, nên con người gần như không thể bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với nhà vệ sinh, khăn hoặc các vật thể khác mà người nhiễm bệnh sử dụng. Điều tương tự cũng xảy ra với các bệnh lây qua đường tình dục khác như giang mai, HPV, HIV và rận mu…
Nếu bạn vẫn muốn đặt giấy vệ sinh hoặc ngồi xổm trên bệ vệ sinh mỗi lúc sử dụng thì cũng không sao cả. “Nó có thể không bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng, nhưng nó có thể bảo vệ chúng ta khỏi lo lắng về những vi trùng mà chúng ta có thể đã ngồi lên”, bác sĩ Greves nói.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng hơn mà ai cũng phải làm mỗi lúc đi vệ sinh, đó là rửa tay sau đó. Nếu bạn chạm tay phải vi khuẩn từ khóa cửa, dụng cụ vệ sinh hoặc các bề mặt khác, sau đó chạm vào mắt hoặc miệng mà không nhận ra, thì rất có thể bạn sẽ gửi những vi trùng đó ngay vào cơ thể của mình. Sử dụng xà phòng, nước ấm sau khi đi vệ sinh và lau khô tay với giấy sạch là điều mà ai cũng phải làm.
Theo Health
Bộ phận cơ thể nên hạn chế chạm tay vào vì dễ nhiễm khuẩn
Mắt, lỗ mũi, lỗ tai, da mặt, miệng, hậu môn... là những bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm khuẩn.
Miệng
Nghiên cứu cho thấy hơn 30% vi trùng trong miệng được truyền từ ngón tay. Tất cả hành động đưa tay lên miệng mút, bốc thức ăn, cắn móng tay... là thói quen rất xấu, gây hại trực tiếp đến sức khỏe. Trẻ em dùng tay chạm vào mọi thứ như tay nắm cửa, vòi và chìa khóa... sau đó, đưa ngón tay có vi khuẩn vào miệng, vào cơ thể, dễ gây bệnh.
Da mặt
Nhiều người có thói quen rửa mặt, sờ vào da mặt, bôi kem lên mặt bằng tay. Điều này hoàn toàn sai lầm. bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, dầu và các chất độc hại, có thể gây dị ứng da, nổi mụn, tắc nghẽn lỗ chân lông... làm hỏng da mặt. Nếu da đã có mụn rồi, việc tự ý dùng tay nặn bóp sẽ càng làm các tổn thương dễ nhiễm trùng thêm.
Nên hạn chế cho tay lên da mặt. Ảnh: Steemit
Nên dùng tấm mút mềm để rửa mặt cũng như khi trang điểm. hạn chế dùng tay, hoặc phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch tước khi làm.
Lỗ tai
Cho ngón tay vào lỗ tai gãi, ngoáy làm vi khuẩn dễ xâm nhập, vùng da mỏng nằm dọc ống tai có thể sẽ bị rách, gây tổn thương, nhiễm trùng, mất thính lực.
Nên dùng tăm bông để loại bỏ bụi bẩn. Khi có các triệu chứng ngứa hay đau tai thì nên đến bác sĩ, không tự ý điều trị.
Lỗ mũi
Một thói quen nhiều người làm, nhất là trẻ em, là ngoáy mũi. Mũi là một bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể con người. Rất nhiều vi khuẩn tự nhiên và khỏe mạnh trong khoang mũi. Ngón tay khi đưa vào sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xấu xâm nhập, khiến mũi dễ bị trầy xước, ra máu...
Nghiên cứu cho thấy những người hay ngoáy mũi nguy cơ nhiễm vi khuẩn tụ cầu gây Staphylococcus aureus.
Mắt
Khi chạm tay vào mắt, bụi bẩn từ tay gây kích ứng mắt và thậm chí làm trầy xước giác mạc. Nếu phải chạm mắt, hãy rửa tay thật kỹ trước. Tránh dụi mắt vì cũng có thể gây ra nhiều nếp nhăn và quầng thâm theo thời gian. Thay và đó, rửa bằng nước hoặc nhỏ nước muối để làm sạch.
Phần bên dưới móng tay
Phần bên dưới móng tay chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Trẻ em có thói quen cắn móng tay, đây là thói quen xấu. Bạn hãy dạy trẻ thường xuyên cắt móng tay, rửa tay bằng xà phòng và nước.
Hậu môn
Từ lâu các chuyên gia đã khuyến cáo phải rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tay chạm vào hậu môn làm lây lan vi khuẩn nguy hiểm như E.coli. Đây là con đường ngắn nhất lây lan vi khuẩn từ đường tiêu hóa thông thường vào miệng hoặc mắt, phát sinh mầm bệnh.
Thúy Quỳnh
Theo Parentcirle
Cố giữ "cậu nhỏ" mắc ung thư, người đàn ông nhiễm thêm uốn ván Sau chẩn đoán mắc ung thư dương vật bác sĩ chỉ định cắt để điều trị nhưng người đàn ông vẫn cố giữ lại. Ổ nhiễm trùng từ thân dương vật bị lở loét đã trở thành "cửa ngõ" cho vi trùng xâm nhập khiến cơ thể ông 2 lần bị nhiễm uốn ván. Ngày 24/3, khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực...