Đột quỵ gia tăng: 4 dấu hiệu ban đầu cần nhớ
Đột quỵ não là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao và gây hậu quả nặng nề như bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê…
Nhiều bệnh nhân trẻ
Theo thống kê của Hội tim mạch Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Đột quỵ được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Nếu như trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người tuổi cao thì hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ dưới 45 tuổi đang dần tăng lên, chiếm khoảng 30% trong tổng số các ca đột quỵ được điều trị.
Đáng tiếc, số ca đột quỵ đến viện trong giờ vàng có thể tiến hành điều tị can thiệp chỉ chiếm 25%. Còn lại 75% người dân đến bệnh viện trong tình trạng muộn.
Chị Trần Thị Nh. (43 tuổi, Đoan Hùng, Phú Thọ) bị đột quỵ nhưng may mắn ở thể nhẹ nên chị chỉ dùng thuốc tiêu sợi huyết là bệnh có tiến triển.
Chị Nh. kể bản thân cảm thất tê, yếu một bên tay chân nhưng chủ quan không đi đến bệnh viện. Sau khi ngủ dậy vào ngày hôm sau, chị Nh. Bị ngã quỵ trên sàn nhà. Người thân đưa chị vào nhà nằm nghỉ. Khi tỉnh dậy, chị Nh. thấy giọng méo mó, khó nói, chân tay một bên liệt không giơ lên được nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân đột quỵ – Ảnh minh họa: Internet
Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chị bị đột quỵ não cấp do có cục máu đông ở mạch amus não và cho sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau 24 giờ điều trị, sức khoẻ chị cải thiện rõ rệt.
Chị V.T.T.N. (23 tuổi trú tại Bình Thạnh, TP.HCM) được các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ cấp cứu. Chị đột nhiên cảm thấy chóng mặt, nôn ói kèm các triệu chứng như tê vùng mặt bên trái, tay chân bên trái khó điều khiển, di chuyển không được và nói đớ, méo miệng.
Khi đưa vào cấp cứu, bác sĩ đã tiến hành chụp MRI cho bênh nhân, kết quả hình ảnh nhồi máu tiểu não – cuống não. Bệnh nhân nhanh chóng được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Trường hợp bà Cao Thị H. (61 tuổi, Long Biên, Hà Nội) bị nôn ói, đau đầu, ngã ra đất. Con bà nhanh chóng bà uống an cung ngưu hoàn hoàng rồi để nằm nghỉ từ sáng tới chiều. Bà tỉnh dậy thì chân phải và tay phải liệt, không nói được, miệng méo. Lúc này, bà H. được đưa vào viện nhưng đã quá 4 giờ từ khi xảy ra đột quỵ. Dù được cứu sống nhưng bà H. vẫn để lại di chứng liệt, khó nói.
Dấu hiệu cần nhớ
Theo TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ, Phó Trưởng khoa Thần kinh BV Đại học Y Dược TPHCM, mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 100- 200 ca đột quỵ. Tuy nhiên, bác sĩ Thắng cho biết tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến cấp cứu trong giờ vàng khoảng 4 – 6 giờ chỉ chiếm khoảng 10%.
Nếu bệnh nhân đưa đến bệnh viện sớm khoảng dưới 4,5 giờ khi có các dấu hiệu đột quỵ xảy ra, bác sĩ có thể sử dụng tiêu sợi huyết. Từ 4,5 giờ đến 6 giờ, bệnh nhân được lấy cục máu đông bằng cơ học. Cơ hội cứu sống có nhưng bệnh nhân thường để lại di chứng nặng nề.
Theo BSCKII Phạm Thị Trà Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết nắng nóng hay quá lạnh là thời điểm bệnh đột quỵ gia tăng. Trong đột quỵ có nhồi máu não và xuất huyết não trong đó bệnh lý nhồi máu não chiếm khoảng 80% ca đột quỵ.
Nhồi máu não triệu chứng không rầm rộ như xuất huyết não. Bệnh nhân xuất huyết não thường có các dấu hiệu rầm rộ như đau đầu đột ngột, nôn ói, chóng mặt, bệnh nhân ngất. Còn nhồi máu não với các dấu hiệu điển hình như tê yếu một bên tay, chân, khó nói, nói ngọng, dấu hiệu chậm hơn xuất huyết não.
Bốn dấu hiệu của đột quỵ người dân cần nhớ – Ảnh minh họa: Internet
Để phòng chống đột quỵ, nhất là trong mùa nóng như hiện nay, bác sĩ Giang khuyên người bệnh tăng huyết áp phải dùng thuốc kiểm soát huyết áp, dùng theo đúng liệu trình thuốc bác sĩ đã kê đơn, phải kiểm tra huyết áp ngày hai lần.
Nếu thấy huyết áp cao bất thường phải đến bác sĩ kiểm tra và chỉnh đơn thuốc ngay tránh nguy cơ tai biến.
Với người thân, khi có các dấu hiệu dưới đây:
Video đang HOT
- Mặt: Lệch so với trước, biểu hiện rõ khi cười nói.
- Tay: Vụng về khi vận động, yếu, liệt nửa người.
- Nói: khó khăn, phát âm không chuẩn so với trước.
- Dần mất ý thức, lơ mơ.
Gia đình phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời gian ngắn nhất để bệnh nhân được cấp cứu. Không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thức ăn, thuốc nào.
Theo phunusuckhoe
Danh sách tham khảo 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ não cần biết
Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Phải làm để cứu người nhà bị đột quỵ? (ngày 18.11), trong đó nêu vấn đề bệnh nhân cần đến bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ càng sớm càng tốt, vì nếu đi "nhầm" bệnh viện thì sẽ mất "giờ vàng" của bệnh nhân.
Bác sĩ kiểm tra phục hồi của bệnh nhân sau khi được cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện An Bình (TP.HCM) - ẢNH: NGUYÊN MI
Nhiều bạn đọc gửi phản hồi đề nghị báo cung cấp danh sách bệnh viện có quy trình này.
Bạn đọc cũng hỏi là khi chờ xe cấp cứu hoặc taxi đến thì người thân nên làm gì?
Một chuyên gia về điều trị đột quỵ ở TP.HCM cho biết: 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ có nhân viên y tế, người dân cũng có thể nhận biết 3 dấu hiệu này để đưa người thân đi bệnh viện và không được làm gì cả.
"Trong khi chờ xe đến chuyển đi bệnh viện thì nên cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để thở dễ dàng. Tốt nhất là có xe chuyên dụng nhưng thực tế kẹt xe ở Việt Nam thì xe chuyên dụng sẽ đến không kịp", chuyên gia nói.
Một thực tế là tại Bệnh viện Nhân dân 115 mỗi năm có khoảng 12.000 bệnh nhân đột quỵ não (khoảng 7.000 đột quỵ tim). Tuy nhiên, có trên 90% bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 là đi xe gia đình hoặc xe taxi, gần 10% đi bằng xe cấp cứu chuyên dụng, trong đó thì trên 75% bệnh nhân đến trễ.
"Đột quỵ não không nặng lúc đầu, bệnh nhân tỉnh táo, có thể di chuyển bằng xe gia đình, xe công cộng. Nhưng đến bệnh viện càng sớm khả khăng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp xảy ra, có trường hợp dù đến sớm nhưng cục huyết khối quá lớn lấy không ra được", chuyên gia cho biết.
Qua tham khảo của một số chuyên gia, theo yêu cầu của bạn đọc, Thanh Niên cung cấp danh sách 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ để bạn đọc tham khảo; có thể có một số đơn vị, bệnh viện có quy trình này nhưng trong danh sách này chưa cập nhật hết được.
Danh sách 50 trung tâm, đơn vị có quy trình can thiệt đột quỵ trên cả nước:
1. Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
4. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
7. Bệnh viện Đà Nẵng
8. Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội
9. Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
10. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
11. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
13. Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên
14. Bệnh viện T.Ư Huế
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
16. Bệnh viện An Bình TP.HCM
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
19. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
20. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ
21. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1)
22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
25. Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
27. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
29. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
31. Bệnh viện Q.2 TP.HCM
32. Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa
33. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
34. Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội
35. Bệnh viện 105 Hà Nội
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
37. Bệnh viện E Hà Nội
38. Bệnh viện đại học y Hà Nội
39. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
41. Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
42. Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang
43. Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
44. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
45. Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
46. Bệnh viện tỉnh Lào Cai
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
48. Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang
50. Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo thanhnien
Đột quỵ trẻ hóa do stress và thói quen ăn uống Đột quỵ được xem là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nếu may mắn được cứu sống khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên. Bên cạnh đó, chi phí điều trị căn bệnh này cũng khá tốn kém. Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, chẩn đoán đột quỵ hết...