Đông y ví thịt dê là “thực phẩm đầu bảng” để cải thiện sinh lý cả nam và nữ nhưng không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là 4 nhóm người này
Thịt dê tuy ngon lành, bổ dưỡng nhưng lại là món ăn giàu đạm, nhiều mỡ nên không phải ai ăn cũng tốt.
Thịt dê là một trong những nguyên liệu bổ dưỡng và được sử dụng để chế biến nhiều món đặc sản. Bên cạnh là một món ăn khoái khẩu, trong Đông y còn sử dụng thịt và các bộ phận của dê để chế thành thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh, đặc biệt tốt cho sinh lý của đàn ông.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Khi nam giới mắc chứng “bất lực” thì có thể điều trị theo phương pháp “bổ thận”. Nghĩa là sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm quen thuộc để bồi bổ cơ thể, cải thiện sinh lý. Trong các món có tác dụng quý báu như thế, không thể nào không nhắc tới thịt dê.
Thịt dê tốt như thế nào cho sức khỏe và sinh lý người ăn?
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc. Có tác dụng bổ tỳ vị, ôn thận tráng dương, ôn bổ kinh huyết. Đây có thể coi là “thuốc bổ đầu bảng” trong việc tăng cường sinh lý cho phái mạnh. Bên cạnh đó, thịt dê cũng được tin rằng đem lại nhiều tác dụng cho sinh lý phụ nữ.
Hải Thượng Lãn Ông thời xưa khuyên rằng, nếu ăn thịt dê liên tục 30-40g/ngày có thể trị đau lưng, khỏi gầy yếu, trị khí huyết hư tổn và chữa chứng dương sự kém.
Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món ăn, trong đó nổi tiếng với món thố tiềm gồm thịt dê, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nhung hươu ăn cùng với một số loại nấm quý… Món này đem lại tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ, phục hồi sức khỏe kỳ diệu.
Bên cạnh đó, Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên nên sử dụng dê tái với gừng, hành, tỏi và hẹ. Món ăn này tác dụng tiêu thực và bồi bổ lục phủ ngũ tạng.
Bàn về tác dụng của thịt dê trong chuyện “cải thiện chăn gối”, nhiều bác sĩ nam học cho biết hiện chưa có nghiên cứu nói về điều này. Tuy nhiên, thịt dê có chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là Riboflavin và B12 vì thế đem lại tác dụng bổ máu, tốt cho cơ thể. Đồng thời, thịt dê còn cung cấp nhiều đạm, cộng thêm yếu tố tâm lý nên có thể giúp sinh lý của cả đàn ông lẫn phụ nữ được cải thiện.
Đối tượng nào không nên ăn thịt dê?
Thịt dê tuy ngon lành, bổ dưỡng nhưng lại là món ăn giàu đạm, nhiều mỡ nên không phải ai ăn cũng tốt.
1. Người đang sốt, nhiễm trùng, viêm gan
Đây là nhóm người không nên ăn nhiều thịt dê để tránh làm cho tình trạng viêm bị tăng nặng. Bên cạnh đó, những người đang mắc chúng loét lưỡi, lở mồm, đau mắt đỏ, đau bụng đi ngoài… cũng cần tránh ăn thực phẩm này.
Video đang HOT
2. Người bị rối loạn chuyển hoá lipit, người cao huyết áp
Những đối tượng này cần cẩn thận khi ăn thịt dê, nếu ăn thì không nên ăn nhiều trong một bữa hoặc tránh ăn nhiều bữa trong một tháng.
3. Người bị bốc hỏa, nóng trong
Vì thịt dê tính nóng, có tác dụng bổ dương mạnh, gây nóng trong vì thế sẽ khiến người đang bị bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Bà bầu
Phụ nữ có thai hạn chế ăn thịt dê vì thịt dê có tính nóng dễ gây động thai.
Lưu ý:
Thịt dê không nên ăn kèm dấm nếu không sẽ có tác dụng thu co, gây hại cho dương khí trong cơ thể. Cần tránh uống trà ngay sau khi ăn thịt dê vì có thể sản sinh ra acid tannic, gây hại cho nhu động ruột và gây táo bón.
Những 'đại kỵ' khi uống nước đậu đen giải nhiệt ngày nóng
Thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày.
Nhưng dù đậu đen là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho sức khỏe và làm đẹp nhưng lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo loại thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các sách dinh dưỡng, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7g%, glucid 53,3g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.
Với những thành phần dinh dưỡng trên, đậu đen đem lại nhiều tác dụng như bổ thận, bổ máu, điều trị thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc bệnh lở loét... Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi niệu...
Ngoài ra, đậu đen có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để trị đau bụng, chữa phong thấp, tê thấp, chân tay co rút, chữa liệt dương, mắt mờ, đái tháo đường, chống bạc tóc...
Những lưu ý khi dùng nước đậu đen
Những người có cơ thể hàn lạnh
Những người có các biểu hiện về sức khỏe như mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.
Những đối tượng này nếu ăn đậu đen sẽ làm trầm trọng thêm các dấu hiệu không tốt nêu trên, tệ hơn là có thể gây ra các loại bệnh khác.
Ảnh minh họa: Internet
Người đang trong quá trình dùng thuốc
Đậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa.
Người đang trong quá trình sử dụng nhiều loại thuốc, khi ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Do đó, để biết bạn có thể ăn đậu đen không, hãy xin ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người bệnh thận không nên ăn đậu đen
Theo lương y Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Không nên cho thêm đường
Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm...
Hạn chế với người già và trẻ nhỏ
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho... dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.
Lưu ý: Những người có cơ địa hàn, người bị loét tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh và sợ lạnh... nên hạn chế vì nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Tránh sử dụng quá nhiều đậu đen trong một lúc
Lương y Sáng cho rằng dù nước đậu đen khá lành tính nhưng lại có hại khi chúng ta lạm dụng, đặc biệt là uống thay nước. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.
Lương y Sáng khẳng định: "Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng."
Ngoài ra, nên chú ý thêm những điều sau:
Món đậu đen rang gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hóa, nên sử dụng với lượng phù hợp.
Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm...
Đậu đen chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho... Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa.
Phụ huynh cần tránh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng nước đậu đen. Trẻ trên 1 tuổi sử dụng ở mức vừa phải.
Cây hẹ chữa nhiều bệnh nam khoa Cây hẹ có công dụng ích thận khí, mạnh dương trong khi hạt hẹ là dược liệu rất hữu hiệu trị chứng di tinh, mộng tinh, tinh yếu do hư lao. Cây hẹ (tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,...) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn. Theo lương y Bùi...