Đối phó với suy dinh dưỡng ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
Bên cạnh các rối loạn về hô hấp, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường biểu hiện một số rối loạn khác như lo âu, trầm cảm, suy dinh dưỡng…
Người ta nhận thấy khi bệnh COPD càng diễn tiến đến những giai đoạn nặng thì người bệnh càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn.
Người bệnh COPD dễ bị suy dinh dưỡng, vì sao?
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân COPD. Nguyên nhân do có sự mất cân bằng giữa cung cấp năng lượng và nhu cầu tiêu hao năng lượng. Người bệnh COPD phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn người bình thường vì phải tăng cường hoạt động hô hấp chống lại sự tắc nghẽn phế quản và tình trạng ứ khí trong lồng ngực.
Khi đó, các cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, nhịp thở phải tăng nhanh hơn và vì vậy năng lượng cần thiết để thực hiện động tác hô hấp cũng phải tăng nhiều hơn. Mặc dù nhu cầu năng lượng tăng cao nhưng người bệnh COPD lại ăn uống kém vì: Tình trạng ứ khí trong lồng ngực làm cho lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày làm cho người bệnh rất dễ mệt khi ăn no.
Nhiều người bệnh khó thở nhiều hơn trong khi ăn, vì khi nuốt, người bệnh thường phải ngưng thở trong vài giây. Ở người bình thường, việc ngưng thở ngắn khi nuốt thường không ảnh hưởng gì nhưng ở người bệnh COPD sẽ bị mệt khi ăn và vì vậy thường ăn ít. Hơn nữa, do người bệnh ít đi lại, ít vận động để tránh khó thở nên ít thèm ăn.
Nhiều người bệnh thường xuyên lo lắng quá mức về bệnh tật dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí bị loét dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống. Do cán cân năng lượng ở bệnh nhân COPD bị mất cân bằng nghiêm trọng nên dễ dẫn đến SDD.
Người bệnh COPD nên bổ sung hoa quả tươi, rau xanh.
Suy dinh dưỡng tác động xấu đến bệnh COPD
SDD làm cho bệnh COPD nặng thêm bởi: SDD làm cho các bắp cơ toàn thân trong đó có cơ hô hấp bị mỏng đi, bị yếu đi không đảm đương nổi hoạt động hô hấp. Các bắp cơ hô hấp rất yếu và dễ mỏi mệt còn phải gắng sức lâu dài để đối phó với tình trạng tắc nghẽn phế quản sẽ trở nên quá tải và người bệnh sẽ khó thở nhiều hơn.
Video đang HOT
SDD thường hay kèm theo thiếu các chất khoáng cần thiết cho cơ thể và cơ bắp như canxi, magie, phốt pho… nên các bắp cơ thường bị yếu. SDD làm giảm sức đề kháng và cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng hô hấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp của đợt cấp bệnh COPD.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh COPD
Để hạn chế tình trạng SDD ở bệnh nhân COPD, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm chặt chẽ. Nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân COPD là 40-45 kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo theo tỉ lệ: 50%:15%:35% một ngày.
Hạn chế thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng như rượu, bia, cà phê. Ăn 2-4 chén cơm một ngày, ăn đủ đạm, chất béo, việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO 2 trong máu. Các chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật có lợi cho bệnh nhân do cung cấp năng lượng cao.
Tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, các yếu tố vi lượng như các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Các vitamin này có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh – là những thực phẩm giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol.
Ngoài ra, để tăng sức cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn), cần ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magiesium như: sữa, hải sản, các loai hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).
Người bệnh nên uống trung bình khoảng 2-3 lít nước/ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng. Nên ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai. Nếu khó thở do trướng bụng, mệt, nên ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày, ăn ở tư thế ngồi.
Phải làm gì khi trẻ bị hội chứng kém hấp thu?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
( Ảnh minh họa)
"Thủ phạm" khiến trẻ kém hấp thu
Tình trạng trẻ kém hấp thu khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển như kẽm, vitamin nhóm B, lysin,... Từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vi chất
Trẻ phải ăn dặm quá sớm, mẹ không tập cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp, hoặc tính dị nguyên cao như các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thực phẩm, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Vì khẩu phần ăn không đủ chất, cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như kẽm, magie, canxi,...làm trẻ ăn không ngon miệng, gây mệt mỏi, chán ăn, làm khả năng hấp thu kém đi.
Loạn khuẩn đường ruột
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa
Hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu ... sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Thiếu enzym
Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi có enzym hay men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy,... tiết ra. Thiếu enzym sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Do bệnh lý
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ... cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu... để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
3 dấu hiệu khi mang thai chứng tỏ bé có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ngay từ trong bụng mẹ Nếu mẹ bầu có 3 dấu hiệu này khi mang thai thì phải chú ý, rất có thể bé bị suy dinh dưỡng, hoặc mách mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn trong thai kỳ. Chuột rút bắp chân Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và tình trạng này càng trở nên nghiêm...